Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tìm hiểu về điện trở

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tìm hiểu về điện trở



    I. Điện trở.
    1. Khái niệm về điện trở.
    Điện trở là gì ? Ta hiểu một cách đơn giản - Điện trở là sự cản trở dòng điện của một vật dẫn điện, nếu một vật dẫn điện tốt thì điện trở nhỏ, vật dẫn điện kém thì điện trở lớn, vật cách điện thì điện trở là vô cùng lớn.

    Điện trở của dây dẫn :
    Điện trở của dây dẫn phụ thộc vào chất liệu, độ dài và tiết diện của dây. được tính theo công thức sau:

    R = ρ.L / S

    Trong đó ρ là điện trở xuất phụ thuộc vào chất liệu

    L là chiều dài dây dẫn

    S là tiết diện dây dẫn

    R là điện trở đơn vị là Ohm

    2. Điện trở trong thiết bị điện tử.

    a) Hình dáng và ký hiệu : Trong thiết bị điện tử điện trở là một linh kiện quan trọng, chúng được làm từ hợp chất cacbon và kim loại tuỳ theo tỷ lệ pha trộn mà người ta tạo ra được các loại điện trở có trị số khác nhau.



    Hình dạng của điện trở trong thiết bị điện tử.



    Ký hiệu của điện trở trên các sơ đồ nguyên lý.

    B) Đơn vị của điện trở

    Đơn vị điện trở là Ω (Ohm) , KΩ , MΩ

    1KΩ = 1000 Ω

    1MΩ = 1000 K Ω = 1000.000 Ω

    B) Cách ghi trị số của điện trở

    Các điện trở có kích thước nhỏ được ghi trị số bằng các vạch mầu theo một quy ước chung của thế giới.( xem hình ở trên )

    Các điện trở có kích thước lớn hơn từ 2W trở lên thường được ghi trị số trực tiếp trên thân. Ví dụ như các điện trở công xuất, điện trở sứ.



    Trở sứ công xuất lớn , trị số được ghi trực tiếp.

    3. Cách đọc trị số điện trở .

    Quy ước mầu Quốc tế
    Mầu sắc Giá trị Mầu sắc Giá trị
    Đen 0 Xanh lá 5
    Nâu 1 Xanh lơ 6
    Đỏ 2 Tím 7
    Cam 3 Xám 8
    Vàng 4 Trắng 9
    Nhũ vàng -1
    Nhũ bạc -2




    Điện trở thường được ký hiệu bằng 4 vòng mầu , điện trở chính xác thì ký hiệu bằng 5 vòng mầu.

    * Cách đọc trị số điện trở 4 vòng mầu :



    Cách đọc điện trở 4 vòng mầu

    Vòng số 4 là vòng ở cuối luôn luôn có mầu nhũ vàng hay nhũ bạc, đây là vòng chỉ sai số của điện trở, khi đọc trị số ta bỏ qua vòng này.

    Đối diện với vòng cuối là vòng số 1, tiếp theo đến vòng số 2, số 3

    Vòng số 1 và vòng số 2 là hàng chục và hàng đơn vị

    Vòng số 3 là bội số của cơ số 10.

    Trị số = (vòng 1)(vòng 2) x 10 ( mũ vòng 3)

    Có thể tính vòng số 3 là số con số không "0" thêm vào

    Mầu nhũ chỉ có ở vòng sai số hoặc vòng số 3, nếu vòng số 3 là nhũ thì số mũ của cơ số 10 là số âm.


    --------------------------------------------------------------------------------

    * Cách đọc trị số điện trở 5 vòng mầu : ( điện trở chính xác )



    Vòng số 5 là vòng cuối cùng , là vòng ghi sai số, trở 5 vòng mầu thì mầu sai số có nhiều mầu, do đó gây khó khăn cho ta khi xác điịnh đâu là vòng cuối cùng, tuy nhiên vòng cuối luôn có khoảng cách xa hơn một chút.

    Đối diện vòng cuối là vòng số 1

    Tương tự cách đọc trị số của trở 4 vòng mầu nhưng ở đây vòng số 4 là bội số của cơ số 10, vòng số 1, số 2, số 3 lần lượt là hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị.

    Trị số = (vòng 1)(vòng 2)(vòng 3) x 10 ( mũ vòng 4)

    Có thể tính vòng số 4 là số con số không "0" thêm vào

    Hướng dẫn sử dụng thang đo điện trở
    Các nội dung đề cập : Các tác dụng của thang đo điện trở, Đo kiểm tra điện trở than, dùng thang đo điện trở để kiểm tra độ phóng nạp và các hư hỏng của tụ điện.
    --------------------------------------------------------------------------------
    1. Hướng dẫn đo điện trở và trở kháng.
    Với thang đo điện trở của đồng hồ vạn năng ta có thể đo được rất nhiều thứ.

    Đo kiểm tra giá trị của điện trở
    Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn dây dẫn
    Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn mạch in
    Đo kiểm tra các cuộn dây biến áp có thông mạch không
    Đo kiểm tra sự phóng nạp của tụ điện
    Đo kiểm tra xem tụ có bị dò, bị chập không.
    Đo kiểm tra trở kháng của một mạch điện
    Đo kiểm tra đi ốt và bóng bán dẫn.
    * Để sử dụng được các thang đo này đồng hồ phải được lắp 2 Pịn tiểu 1,5V bên trong, để xử dụng các thang đo 1Kohm hoặc 10Kohm ta phải lắp Pin 9V.

    Đo điện trở :



    Đo kiểm tra điện trở bằng đồng hồ vạn năng

    Để đo tri số điện trở ta thực hiện theo các bước sau :

    Bước 1 : Để thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để thang x1 ohm hoặc x10 ohm, nếu điện trở lớn thì để thang x1Kohm hoặc 10Kohm. => sau đó chập hai que đo và chỉnh triết áo để kim đồng hồ báo vị trí 0 ohm.

    Bước 2 : Chuẩn bị đo .

    Bước 3 : Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo , Giá trị đo được = chỉ số thang đo X thang đo
    Ví dụ : nếu để thang x 100 ohm và chỉ số báo là 27 thì giá trị là = 100 x 27 = 2700 ohm = 2,7 K ohm

    Bước 4 : Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút , như vậy đọc trị số sẽ không chính xác.

    Bước 5 : Nếu ta để thang đo quá thấp , kim lên quá nhiều, và đọc trị số cũng không chính xác.

    Khi đo điện trở ta chọn thang đo sao cho kim báo gần vị trí giữa vạch chỉ số sẽ cho độ chính xác cao nhất.

  • #2
    Mình hi vọng tài liệu này xé giúp ích cho các bạn mới vào nghề

    Comment


    • #3
      cho mình hỏi với điện trở 2 màu nhũ bạc thì doc như thế nào và điện trở 2 màu nhũ đông đọc như thế nào

      Comment


      • #4
        cách đọc điện trở

        mình có 1 cái điện trở 5 vạch màu (đỏ,vàng,đen,đen,nâu)ở trong đồng đo điện đa năng, điện trở này đã bị hỏng nên mình không thể đo được trị số, nhìn vào vạch màu trên thân điện trở thì mình không biết đọc từ đầu nào là vị trí số 1,2,3,4,5, vì mình chưa xác định được mầu đỏ là vị trí số 1 hay mầu nâu, mong các bạn chỉ giúp mình.
        Last edited by anhbminh; 03-08-2013, 00:18.

        Comment


        • #5
          nói về điện trở nhưng hình đầu đủ cả tụ dioed cuộn cảm ...

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi anhbminh Xem bài viết
            mình có 1 cái điện trở 5 vạch màu (đỏ,vàng,đen,đen,nâu)ở trong đồng đo điện đa năng, điện trở này đã bị hỏng nên mình không thể đo được trị số, nhìn vào vạch màu trên thân điện trở thì mình không biết đọc từ đầu nào là vị trí số 1,2,3,4,5, vì mình chưa xác định được mầu đỏ là vị trí số 1 hay mầu nâu, mong các bạn chỉ giúp mình.
            trong đồng hồ đo thì điện trở dùng loại sai số 1%, vì thế vòng màu nâu ngay chân là vòng cuối cùng, vậy là đầu tiên là nằm phía bên kia .

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi vanquynh.cn Xem bài viết
              cho mình hỏi với điện trở 2 màu nhũ bạc thì doc như thế nào và điện trở 2 màu nhũ đông đọc như thế nào
              Vòng thứ 3 (vòng hệ số nhân) màu nhũ đồng (Vàng kim) là nhân 10 mũ âm 1 (nhân 0,1). Màu nhũ bạc nhân 0,01 (10 mũ âm 2). VD đỏ-đỏ-vàng kim-vàng kim là 2,2Ohm +-5%; Nâu-đen-bạc-vàng kim là 0,1Ohm +-5%.
              Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
              Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

              Comment


              • #8
                cai dien trocua bac anhbminh la 270*10=2700 om tuc la 2,7k do bac>>>
                bang gia tri vong mau dien tro trong sach vat ly 9 cung co(cuoi sach) cac bac lay ma tham khao !!!!!!

                Comment


                • #9
                  nếu bạn để ý kĩ thì sẽ thấy khoảng cách giữa các vạch 1 2 3 4 la bằng nhau.khoảng cách giữa vạch 4 và 5 sẽ khác.
                  bạn thử nhìn lại xem!

                  Comment

                  Về tác giả

                  Collapse

                  thanhconghau Tìm hiểu thêm về thanhconghau

                  Bài viết mới nhất

                  Collapse

                  Đang tải...
                  X