Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hướng dẫn sử dụng đồng hồ đo kim

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • 1. ĐO DÒNG ĐIỆN MỘT CHIỀU A.DC
    a. Chú ý:
    - Phạm vi đo được của đồng hồ lớn nhất là 250mA.
    - Các đầu đo của đồng hồ phải được kết nối chắc chắn với mạch điện cần đo. Nếu kết nối chập chờn có thể phát sinh những xung điện gây nguy hiểm cho mạch hoặc đồng hồ đo.
    - Không bao giờ thực hiện đo điện áp với các thang đo dòng điện. Các cầu chì có thể bị nổ hoặc hỏng đồng hồ.
    - Đặc biệt là khi có điện áp cao hơn 250V được đặt vào thang đo dòng điện, cầu chì có thể không bảo vệ được mạch điện bên trong, nhiều linh kiện sẽ bị hỏng.

    b. Cách thực hiện:
    - Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
    - Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC.A - 250mA.
    - Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.
    - Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương (+) và que đo màu đen về phía cực âm (-) theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm
    - Bật điện cho mạch thí nghiệm.
    - Khi kết quả đọc được nhỏ hơn 25mA, đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 25mA để được kết quả chính xác hơn.
    Tương tự, khi kết quả nhỏ hơn 2,5mA thì đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 2,5mA.
    Tức là bắt đầu từ thang lớn nhất, sau đó giảm dần thang đo đến khi chọn được thang lớn hơn nhưng gần nhất với giá trị dòng điện cần đo.
    - Đọc và tính giá trị: Đọc trên cung chia độ C, tính giá trị giống trường hợp đo điện áp 1 chiều. Tức là giá trị thực bằng số chỉ của kim trên cung chia độ nhân với thang đo và chia cho giá trị MAX trên cung chia độ đó .

    2. ĐO DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU A.AC
    a. Chú ý:
    - Phạm vi đo được dòng điện xoay chiều lên đến 15A.
    - Thang đo này không có cầu chì bảo vệ nên nếu nhầm lẫn sẽ gây hư hỏng nghiêm trọng.
    - Không dùng thang đo dòng điện xoay chiều để đo điện áp.

    b. Cách thực hiện:
    - Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu AC – 15A
    - Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang AC – 15A.
    - Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.
    - Kết nối 2 que đo của đồng hồ về phía 2 điểm cần đo dòng điện của mạch thí nghiệm (Mắc nối tiếp).
    - Bật điện cho mạch thí nghiệm.
    - Đọc và tính giá trị: Đọc trên cung chia độ E15, tính giá trị giống trường hợp đo điện áp 1 chiều. Tức là giá trị thực bằng số chỉ của kim trên cung chia độ nhân với thang đo và chia cho giá trị MAX trên cung chia độ đó (xem phần tính giá trị đo điện áp 1 chiều).

    3. ĐO ĐIỆN ÁP MỘT CHIỀU V.DC
    a. Chú ý:
    - Khi điện áp cao hơn 250V, cần tắt nguồn điện, nối dây đồng hồ vào điểm cần đo, sau đó mới bật nguồn. Không chạm vào dây đo đồng hồ, ghi lại kết quả đo, tắt nguồn rồi mới tháo dây đo đồng hồ ra khỏi điểm cần đo.
    - Không để chuyển mạch ở vị trí thang đo mA hay Ω, nếu không đồng hồ sẽ hỏng.
    - Không cắm que đo sang đầu đo dòng điện 15A xoay chiều.
    - Để đồng hồ ở thang đo một chiều mà đo điện áp xoay chiều, kim chỉ thị sẽ không lên, tuy nhiên dòng qua đồng hồ lớn có thể làm hỏng đồng hồ.
    b. Cách thực hiện
    - Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
    - Đặt chuyển mạch ở thang đo DC.V lớn hơn nhưng gần nhất với giá trị cần đo để kết quả đo là chính xác nhất. Ví dụ: đo điện áp 220V thì có 2 thang lớn hơn là 250V và 1000V, nhưng thang 250V sẽ cho kết quả chính xác hơn.
    - Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo (Đo song song). Que đen vào điểm có điện thế thấp, que đỏ vào điểm có điện thế cao.
    - Tính kết quả đo được V = A x (B/C)
    Với V là giá trị điện áp thực
    A – Là số chỉ của kim đọc được trên cung chia độ
    B – Là thang đo đang sử dụng
    C – Là giá trị MAX của cung chia độ
    Tỷ lệ B/C là hệ số mở rộng (Tham khảo bảng 1.1)

    4. ĐO ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU V.AC
    a. Chú ý:
    - Khi đo điện áp cao hơn 250V, cần tắt nguồn điện, nối dây đồng hồ vào điểm cần đo, sau đó mới bật nguồn. Không chạm vào dây đo đồng hồ, ghi lại kết quả đo, tắt nguồn rồi mới tháo dây đo đồng hồ ra khỏi điểm cần đo.
    - Không để chuyển mạch ở vị trí thang đo mA hay Ω, nếu không đồng hồ sẽ hỏng.
    - Không cắm que đo sang đầu đo dòng điện 15A xoay chiều.
    - Đặt chuyển mạch đồng hồ ở vị trí đo điện áp xoay chiều mà đo điện áp 1 chiều, kim đồng hồ vẫn lên nhưng kết quả là không chính xác.
    - Đối với thang đo xoay chiều 10V cần đọc ở cung chia độ riêng của nó thì kết quả mới chính xác (cung D10)
    b.Cách thực hiện
    - Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
    - Đặt chuyển mạch ở thang đo AC.V lớn hơn nhưng gần nhất với giá trị cần đo để kết quả đo là chính xác nhất.
    - Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo (Đo song song). Không cần quan tâm đến cực tính của đồng hồ
    - Tính kết quả đo được giống trường hợp đo điện áp một chiều.
    Với V là giá trị điện áp thực
    A – Là số chỉ của kim đọc được trên cung chia độ
    B – Là thang đo đang sử dụng
    C – Là giá trị MAX của cung chia độ
    Tỷ lệ B/C là hệ số mở rộng





    5: Đo điện trở

    Mục tiêu: Hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ vạn năng kim chỉ thị đo giá trị điện trở
    a. Chú ý:
    - Không bao giờ được đo điện trở trong mạch đang được cấp điện.Trước khi đo điện trở trong mạch hãy tắt nguồn trước.
    - Không để đồng hồ ở thang đo điện trở mà đo điện áp và dòng điện - đồng hồ sẽ hỏng ngay lập tức (Bảng 1.2).
    - Khi đo điện trở nhỏ (cỡ <10Ω) cần để cho que đo và chân điện trở tiếp xúc tốt nếu không kết quả không chính xác.
    - Khi đo điện trở lớn (cỡ > 10kΩ), tay không được tiếp xúc đồng thời vào cả 2 que đo, vì nếu tiếp xúc như vậy điện trở của người sẽ mắc song song với điện trở cần đo làm giảm kết quả đo.

    b. Cách thực hiện:
    - Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
    - Đặt 2 que đo vào 2 đầu điện trở (Đo song song). Chọn thang đo sao cho khi đo điện trở cần xác định, độ lệch của kim ở khoảng ½ thang đo.
    - Giữ nguyên thang đo này, bỏ điện trở, chập que đo vặn núm chỉnh 0ΩADJ để kim chỉ ở điểm 0 động.
    - Đo điện trở lại một lần nữa, kết quả lần này là chính xác.
    - Tính kết quả đo được
    R = A x B
    R - Giá trị thực của điện trở
    A - Là số chỉ của kim trên cung chia độ
    B - Là thang đo




    Comment


    • Bác nào biết cách khắc phục 1 số lỗi như đo linh kiện kim lên nhưng không về(kiểu bị đơ giữa chừng) để tất cả thang đo(điện trở,tụ điện..),liệu có phải do kim không. Đồng hồ em mới mua dùng được bữa là bị,mang ra chỗ mua bảo hành về dùng thấy chả khác gì, bệnh vẫn như cũ.

      Comment


      • Ai giúp mình với ạ,đồng hồ đo của mình bị rơi vỡ,đứt dây,mình đã hàn ,nối dây lại hết,nhưng chập thử x1,x10.. Không lên kim ạ,chỉnh chiết áp lên xuống kim cũng đứng,không biết em nối dây lại có sai chỗ nào không?hay bị hư gì nữa

        Comment

        Về tác giả

        Collapse

        minh_dang Tìm hiểu thêm về minh_dang

        Bài viết mới nhất

        Collapse

        Đang tải...
        X