Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hướng dẫn sử dụng đồng hồ đo kim

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    1. Hướng dẫn đo điện áp xoay chiều.
    Sử dụng đồng hồ vạn năng đo áp AC
    Hình 1
    Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC, để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc, Ví dụ nếu đo điện áp AC220V ta để thang AC 250V, nếu ta để thang thấp hơn điện áp cần đo thì đồng hồ báo kịch kim, nếu để thanh quá cao thì kim báo thiếu chính xác.
    * Chú ý - chú ý :
    Tuyết đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay chiều => Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay lập tức !
    Hình 2
    Để nhầm thang đo dòng điện, đo vào
    nguồn AC => sẽ hỏng đồng hồ
    Hình 3
    Để nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC
    => sẽ hỏng các điện trở trong đồng hồ
    * Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ không báo , nhưng đồng hồ không ảnh hưởng .
    Hình 4
    Để thang DC đo áp AC đồng hồ không lên kim
    tuy nhiên đồng hồ không hỏng .
    Attached Files

    Comment


    • #17
      2. Hướng dẫn đo điện áp một chiều DC bằng đồng hồ vạn năng.
      Khi đo điện áp một chiều DC, ta nhớ chuyển thang đo về thang DC, khi đo ta đặt que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn, để thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ nếu đo áp DC 110V ta để thang DC 250V, trường hợp để thang đo thấp hơn điện áp cần đo => kim báo kịch kim, trường hợp để thang quá cao => kim báo thiếu chính xác.
      Hình 1
      Dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp một chiều DC
      * Trường hợp để sai thang đo :
      Nếu ta để sai thang đo, đo áp một chiều nhưng ta để đồng hồ thang xoay chiều thì đồng hồ sẽ báo sai, thông thường giá trị báo sai cao gấp 2 lần giá trị thực của điện áp DC, tuy nhiên đồng hồ cũng không bị hỏng .
      Hình 2
      Để sai thang đo khi đo điện áp một chiều => báo sai giá trị.
      * Trường hợp để nhầm thang đo
      Chú ý - chú ý : Tuyệt đối không để nhầm đồng hồ vào thang đo dòng điện hoặc thang đo điện trở khi ta đo điện áp một chiều (DC) , nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay !!
      Hình 3
      Trường hợp để nhầm thang đo dòng điện
      khi đo điện áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng !
      Hình 4
      Trường hợp để nhầm thang đo điện trở khi đo điện
      áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng các điện trở bên trong!
      Attached Files

      Comment


      • #18
        3. Hướng dẫn đo điện trở và trở kháng.
        Với thang đo điện trở của đồng hồ vạn năng ta có thể đo được rất nhiều thứ.
        Đo kiểm tra giá trị của điện trở
        Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn dây dẫn
        Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn mạch in
        Đo kiểm tra các cuộn dây biến áp có thông mạch không
        Đo kiểm tra sự phóng nạp của tụ điện
        Đo kiểm tra xem tụ có bị dò, bị chập không.
        Đo kiểm tra trở kháng của một mạch điện
        Đo kiểm tra đi ốt và bóng bán dẫn.
        * Để sử dụng được các thang đo này đồng hồ phải được lắp 2 Pịn tiểu 1,5V bên trong, để xử dụng các thang đo 1Kohm hoặc 10Kohm ta phải lắp Pin 9V.
        Đo điện trở :
        Hình 1
        Đo kiểm tra điện trở bằng đồng hồ vạn năng
        Để đo tri số điện trở ta thực hiện theo các bước sau :
        Bước 1 : Để thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để thang x1 ohm hoặc x10 ohm, nếu điện trở lớn thì để thang x1Kohm hoặc 10Kohm. => sau đó chập hai que đo và chỉnh triết áo để kim đồng hồ báo vị trí 0 ohm.
        Bước 2 : Chuẩn bị đo .
        Bước 3 : Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo , Giá trị đo được = chỉ số thang đo X thang đo
        Ví dụ : nếu để thang x 100 ohm và chỉ số báo là 27 thì giá trị là = 100 x 27 = 2700 ohm = 2,7 K ohm
        Bước 4 : Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút , như vậy đọc trị số sẽ không chính xác.
        Bước 5 : Nếu ta để thang đo quá thấp , kim lên quá nhiều, và đọc trị số cũng không chính xác.
        Khi đo điện trở ta chọn thang đo sao cho kim báo gần vị trí giữa vạch chỉ số sẽ cho độ chính xác cao nhất.
        Dùng thang điện trở để đo kiểm tra tụ điện
        Ta có thể dùng thang điện trở để kiểm tra độ phóng nạp và hư hỏng của tụ điện , khi đo tụ điện , nếu là tụ gốm ta dùng thang đo x1K ohm hoặc 10K ohm, nếu là tụ hoá ta dùng thang x 1 ohm hoặc x 10 ohm.
        Hình 2
        Dùng thang x 1K ohm để kiểm tra tụ gốm
        Phép đo tụ gốm trên cho ta biết :
        Tụ C1 còn tốt => kim phóng nạp khi ta đo
        Tụ C2 bị dò => lên kim nhưng không trở về vị trí cũ
        Tụ C3 bị chập => kim đồng hồ lên = 0 ohm và không trở về.
        Hình 3
        Dùng thang x 10 ohm để kiểm tra tụ hoá
        Ở trên là phép đo kiểm tra các tụ hoá, tụ hoá rất ít khi bị dò hoặc chập mà chủ yếu là bị khô ( giảm điện dung) khi đo tụ hoá để biết chính xác mức độ hỏng của tụ ta cần đo so sánh với một tụ mới có cùng điện dung.
        Ở trên là phép đo so sánh hai tụ hoá cùng điện dung, trong đó tụ C1 là tụ mới còn C2 là tụ cũ, ta thấy tụ C2 có độ phóng nạp yếu hơn tụ C1 => chứng tỏ tụ C2 bị khô ( giảm điện dung )
        Chú ý khi đo tụ phóng nạp, ta phải đảo chiều que đo vài lần để xem độ phóng nạp.
        Attached Files

        Comment


        • #19
          4. Hướng dẫn đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng.
          Cách 1 : Dùng thang đo dòng
          Để đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng, ta đo đồng hồ nối tiếp với tải tiêu thụ và chú ý là chỉ đo được dòng điện nhỏ hơn giá trị của thang đo cho phép, ta thực hiện theo các bước sau

          Bươc 1 : Đặt đồng hồ vào thang đo dòng cao nhất .
          Bước 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với tải, que đỏ về chiều dương, que đen về chiều âm .
          Nếu kim lên thấp quá thì giảm thang đo
          Nếu kim lên kịch kim thì tăng thang đo, nếu thang đo đã để thang cao nhất thì đồng hồ không đo được dòng điện này.
          Chỉ số kim báo sẽ cho ta biết giá trị dòng điện .
          Cách 2 : Dùng thang đo áp DC

          Ta có thể đo dòng điện qua tải bằng cách đo sụt áp trên điện trở hạn dòng mắc nối với tải, điện áp đo được chia cho giá trị trở hạn dòng sẽ cho biết giá trị dòng điện, phương pháp này có thể đo được các dòng điện lớn hơn khả năng cho phép của đồng hồ và đồng hồ cũmg an toàn hơn.
          Cách đọc trị số dòng điện và điện áp khi đo như thế nào ?
          Hình kèm bên dưới.
          * Đọc giá trị điện áp AC và DC
          Khi đo điện áp DC thì ta đọc giá trị trên vạch chỉ số DCV.A
          Nếu ta để thang đo 250V thì ta đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 250, tương tự để thang 10V thì đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 10. trường hợp để thang 1000V nhưng không có vạch nào ghi cho giá trị 1000 thì đọc trên vạch giá trị Max = 10, giá trị đo được nhân với 100 lần
          Khi đo điện áp AC thì đọc giá trị cũng tương tự. đọc trên vạch AC.10V, nếu đo ở thang có giá trị khác thì ta tính theo tỷ lệ. Ví dụ nếu để thang 250V thì mỗi chỉ số của vạch 10 số tương đương với 25V.
          Khi đo dòng điện thì đọc giá trị tương tự đọc giá trị khi đo điện áp
          Attached Files

          Comment


          • #20
            Phù........mệt quá . Làm một hơi 4 bài liền.Lần sau không post vậy nữa.

            Comment


            • #21
              bác oreka thật là chu đáo,hướng dẫn quá tận tình luôn.Bạn phải luôn nhớ đặt đúng thang đo đấy.Nếu sai ko chỉ hỏng đồng hồ ko đâu,mình đã bị 1 lần rùi.Khi đang sửa nguồn of ti vi,đo DCV mà để thang ohm thế là tách ....thôi rồi chết ngay IC nguồn

              Comment


              • #22
                Cám ơn bạn nhìu, bạn hướng dẫn cho mình thật chi li và rất dễ thực hành.
                À mình thấy còn có chỗ để đo tran và có 2 lỗ cắm một ghi là output hai ghi là 2.5A nó để làm gì vậy? và một số thang đo nữa bạn chưa chỉ cho mình thì phải, bạn giúp mình nha. Cám ơn nhiều.
                |

                Comment


                • #23
                  Minh_dang à bạn cũng giống mình chỉ có tí kiến thức sơ khai và tự mò mẫm thật là khó khi tìm hiểu về điện tử vô cùng vô tận như vũ trụ vậy
                  Nếu học cơ bản bạn vào đây hocnghe.com.vn họ hỗ trợ free phần basic đó
                  Hiii nếu là thành viên ở đó bạn share cho mình ít tài liệu nhé mình nghèo wa nên chỉ xem đựoc phần free thôi

                  Comment


                  • #24
                    để chế độ tắt cho đồng hồ kim

                    đồng hồ của tôi ko có nút OFF, vậy muốn ko bị hết pin thì xoay núm vặn về vị trí nào 1000DC hay 1000AC?

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi duonghn Xem bài viết
                      đồng hồ của tôi ko có nút OFF, vậy muốn ko bị hết pin thì xoay núm vặn về vị trí nào 1000DC hay 1000AC?
                      Nói chung đồng hồ đo chỉ thị kim chỉ hao pin khi sử dụng đo điện trở (Ohm) thôi, hoặc với chế độ đo điện áp DC đối xứng-Khi đo ở chế độ này, kim chỉ thị của đồng hồ không ở vị trí "0" như thông thường mà vị trí "0" sẽ nhảy lên chính giữa thang đo (thẳng đứng) và như thế có thể đo được điện áp DC có thể đảo cực tính (+/-) không sợ kim đồng hồ bị quật ngược. Thực tế loại đồng hồ đo chỉ thị kim có thang đo này cũng không nhiều. Các loại thông thường hầu như chỉ có giá trị "0" ở phía tận cùng bên trái của thang đo.

                      Tuy nhiên, các đồng hồ đo nói chung không tiêu hao nhiều pin nên bạn không phải quá lo lắng về hao pin. Tôi dùng SANWA CX-506, thường 2-3 năm mới lo thay pin, chỉ sợ để lâu pin bị chảy nước mà thôi. Tiện đây khuyên các bác khi thay pin cho đồng hồ không nên quá tiết kiệm mà thay pin kém chất lượng, pin chảy nước gây hỏng đồng hồ thì còng tốn kém hơn.

                      Để đảm bảo an toàn cho đồng hồ (khi không sử dụng, hoặc tránh bị người khác nghịch vào bạn nên để chuyển mạch của đồng hồ về vị trí AC Volt cao nhất (trong trường hợp này là AC 1000V). Như thế có ai nghich vào, đo lung tung cũng khó hỏng được đồng hồ của bạn.

                      Chúc bạn sử dụng tốt đồng hồ của mình

                      Comment


                      • #26
                        ah,mọi ngừoi ơi dòng thang do cuối cùng trong VOM dùng dể làm gì vậy????????????????có thể giúp em với dươc hok hả??

                        Comment


                        • #27
                          Chào bạn chắc ý bạn muốn nói đến thang chia độ dB phải không , nó cũng dùng để đo điện áp xoay chiều( trong lĩnh vực hữu tuyến ) ,người ta thường lấy 0 dB làm chuẩn . 0 dB là mức điện áp có công suất 1mW trên gánh 600 ohm ( trở kháng), nó tương đương với điện áp 0,775 V trên gánh 600 ohm ( trở kháng) .Điện áp lớn hơn mức đó thì mang trị số dexiben dương ( +dB), điện áp nhỏ hơn mức đó thì mang trị số dexiben âm ( -dB )

                          Comment


                          • #28
                            các bạn cho mình hỏi đồng hồ của mình đo điện trở mà kim cứ báo 0 ohm. Các bạn có biết nó bị hỏng chỗ nào ko? Giúp mình với nhé. Thanks!

                            Comment


                            • #29
                              Cac' ban ơi minh` co' 1 chiếc đồng hồ DT 380 hiển thị số , nhưng không hiểu sao nó có vấn đề rồi bạn nào biết giúp mình với . Nó vẫn báo số nhưng không đúng mà IC nong' nhanh lăm' Pin cũng sut ap' nữa ban nào có kinh nghiệm giup' mình với Please!!

                              Comment


                              • #30
                                Chào các bạn mình thấy đồng hồ kim có loại nút off rất hay không những tránh hết pin mà còn bảo vệ kim nữa, khi bật về vị trí này khung dây bị nối tắc do đó kim không di chuyển hoặc di chuyển rất ít thích hợp cho việc vận chuyển .

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                minh_dang Tìm hiểu thêm về minh_dang

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X