Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hướng dẫn sử dụng đồng hồ đo kim

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #91
    Nguyên văn bởi anhcanh1988 Xem bài viết
    Các bác cho em hỏi ...
    Làm sao để tính các điện trở để lắp mạch trans khuyếch đại?
    Các bác thông cảm em là dân nghiệp dư vọc chơi ko phải chuyên điện tử.
    Bạn có thể dùng dùng đồng hồ kim đo ,kết hợp vớI phần mềm tính toán các linh kiện như điện trở,tụ,… khuyếch đạI cho tín hiệu vào transistor , ,trong link sau;
    http://www.daycounter.com/Calculator...lculator.phtml
    chỉ cần điền các trị số đã biết vào các ô thích hợp,chương trình sẽ cho biết các trị số cần thiết cho 1 mạch khuyếch đại. dùng transistor

    Comment


    • #92
      Cách đo Tranistor

      Nguyên văn bởi Tuanhonglac Xem bài viết
      Dĩ nhiên là có rồi . Dùng phép đo ohm để xác định
      Đầu tiên bạn phải bật máy đo về thang đo ohm Rx1 ; kiểm tra thang đo bằng cách nắm hai tay vào hai đầu que đo : nếu kim không lên (Vô cực Ohm ) : thang đo tốt : nếu kim nhích lên : thang đo đã hỏng không dùng được .
      Cách đo Tranistor ;
      bạn cho 2 que đo kẹp vào chân bìa(bên phải hay bên trái gì cũng được ) và chân giữa (khi đo bạn nên để mặt tranistor lên trên )
      a . nếu kim chỉ số ohm nào đó ( thông thường <10) Bạn chuyển que đo từ chân giữa qua chân bìa còn lại : kim lên số ohm (xấp sỉ khi nãy ): chân có que đo giữ cố định là chân B : nếu kim không lên : Chân giữa là chân B ; Để xác định cực C và E bạn cần đọc số đo cụ thể , chân nào có ohm cao hơn khoảng 0,5 ohm là cực E (điểm gốc là B)
      b. nếu kim không lên , bạn đảo cực que đo (chân đang kẹp que đỏ đổi thàng đen và ngược lại ) : nếu kim lên : bạn thưc hiện như trường hợp a ; nếu kim vẫn không lên chân bìa còn là cực B
      nếu que kẹp vào cực B là đỏ Tranistor loại PNP ; nếu que kẹp vào cực B là đen tranistor loại NPN

      Comment


      • #93
        anh em ai biết phân loại linh kện chỉ cho minh vứi

        Comment


        • #94
          minh thấy bài viết của một số ban hay nhưng nhin vao đó thi khó ma thực hành được
          mình muốn các bạn gúp minh phân loại được các linh kiện điện tử và tên gọi của từng con

          Comment


          • #95
            Nguyên văn bởi tranbamvan Xem bài viết
            minh thấy bài viết của một số ban hay nhưng nhin vao đó thi khó ma thực hành được
            mình muốn các bạn gúp minh phân loại được các linh kiện điện tử và tên gọi của từng con
            linh kiện thì có biêt bao nhiêu là con, cùng là IC ổn áp nhưng nó có tới mấy loại kiểu chân, nhìn triac cũng giống như mosfet cũng giớng như 78xx hay 79xx gì đó, nhưng nó khác nhau cái tên nên làm sao mà chỉ cho bạn hết được, nên chỉ còn cách biết con nào là nhớ con đó thôi. chỉ có mấy loại nhìn vào là biết nó huộc loại linh kiện nào thôi như điot, trở, tụ... nếu bạn muốn biết hình dãng của nó thì bạn vào google bạn gõ tìm hình dạng là ra, như tụ hoá, diot, điện trở. còn nếu nhìn thấy nó trong boar mà không biết tên thì chụp hình nó up lên, hoạc ghi tên nó ra để mọi người đã từng tiếp xúc với nó nói cho nó là con gì.

            Comment


            • #96
              Help me!

              Mình mới sử dụng đồng hồ ampe kìm để đo dòng điện,nhưng mình không biết đo điện trở như thế nào,mọi người giúp mình nha,mong nhận được sự hợp tác của các bạn.cảm ơn

              Comment


              • #97
                muốn phân biệt con đó là con gì, thuộc loại nào có 2 cách:
                1. nhìn nó quen quen, hình như đã gặp ở đâu rồi nhỉ ( ví dụ như điện trở, tụ điện....)
                2. Đối với các llinh kiện cao cấp như IC hay Chíp thì bạn hãy tra Datasheet của chúng dựa vào tên của chúng ( vd: 7812, tl084, at89c51...)
                http://alldatasheet.com/ đây là trang mà hầu như datasheet cua các linh kiện đều có.

                Comment


                • #98
                  Bạn nào đó hỏi về phân biệt và gọi tên của các loại linh kiện điện tử? Câu hỏi này khó trả lời kinh khủng! Tại vì hiện nay có không biết bao nhiêu loại linh kiện điện tử mà ta hay gặp, dân điện tử hay dùng hay chí ít cũng phải dùng đến. Làm sao mà phân biệt và gọi tên từng con một đây. Tuy nói vậy nhưng về mặt lý thuyết mà nói các loại linh kiện cơ bản chỉ bao gồm 4 loại. 3 loại chúng ta hay gặp nhất là điện trở, tụ điện và điện cảm. Loại thứ 4 là linh kiện bán dẫn. Tất cả các loại linh kiện khác đều được chế tạo từ việc kết hợp giữa các loại linh kiện cơ bản này. Phân loại nhỏ hơn ta có loại linh kiện tổ hợp hay các loại IC, linh kiện rời rạc và vi xử lý. Các dòng IC thực chất là những tổ hợp mạch điện tử được chế tạo thêm vỏ bọc bên ngoài có những chức năng và công dụng thực tế nhất định. Chẳng hạn một con IC ổn áp (ví dụ họ 78xx hoặc 79xx) là một tổ hợp các mạch gồm điện trở và bóng bán dẫn mà thực chất nó là mạch ổn áp dùng bóng bán dẫn. Hoặc những con IC số ví dụ như một con 4069 chẳng hạn chức năng của nó là đảo tín hiệu logic. Thực chất con IC này là một tổ hợp của một loạt mạch đảo (nó có 6 đầu vào, ra) được sử dụng mạch đảo dùng bóng bán dẫn. Loại thứ hai là linh kiện rời như đã trình bày ở trên nó gồm 4 loại là điện trở, tụ điện, điện cảm và linh kiện bán dẫn. Loại thứ ba là vi điều khiển. Đây là một tổ hợp phức tạp nó được gọi nôm na là "tất cả trong một". Thực chất nó cũng được tạo nên bởi những thành phần của các loại linh kiện chính. Tuy nhiên nó có khả năng lập trình được và chức năng của nó có thể thay đổi theo mục đích người sử dụng. Thành phần chính của nó là khối xử lý trung tâm, khối toán học, khối vào ra, và các bộ nhớ.
                  Tựu chung lại chúng ta muốn học điện tử tốt trước hết phải có một nền cơ bản thật vững. Có nghĩa là phải học và biết sâu sắc về 4 loại linh kiện cơ bản rồi mới tính đến việc tìm hiểu các linh kiện khác.
                  Một vài ý kiến nhỏ mong mọi người chỉ giáo!
                  Đời là một chiếc gương! Nếu ta cười với nó nó sẽ cười với ta, nếu ta cau mày với nó nó sẽ cau mày với ta!


                  0975413153

                  Comment


                  • #99
                    thanks .

                    Comment


                    • Hướng dẫn đo bằng đồng hồ (VOM)

                      1) Giới thiệu về đồng hồ vạn năng ( VOM)



                      Đồng hồ vạn năng ( VOM ) là thiết bị đo không thể thiếu được với bất kỳ một kỹ thuật viên điện tử nào, đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là Đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện.

                      Ưu điểm của đồng hồ là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, thấy được sự phóng nạp của tụ điện , tuy nhiên đồng hồ này có hạn chế về độ chính xác và có trở kháng thấp khoảng 20K/Vol do vây khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng bị sụt áp.

                      2) Hướng dẫn đo điện áp xoay chiều.



                      Sử dụng đồng hồ vạn năng đo áp AC

                      Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC, để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc, Ví dụ nếu đo điện áp AC220V ta để thang AC 250V, nếu ta để thang thấp hơn điện áp cần đo thì đồng hồ báo kịch kim, nếu để thanh quá cao thì kim báo thiếu chính xác.

                      * Chú ý – chú ý :

                      Tuyết đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay chiều => Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay lập tức !



                      Để nhầm thang đo dòng điện, đo vào
                      nguồn AC => sẽ hỏng đồng hồ




                      Để nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC
                      => sẽ hỏng các điện trở trong đồng hồ

                      * Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ không báo , nhưng đồng hồ không ảnh hưởng .



                      Để thang DC đo áp AC đồng hồ không lên kim
                      tuy nhiên đồng hồ không hỏng

                      3) Hướng dẫn đo điện áp một chiều DC bằng đồng hồ vạn năng.

                      Khi đo điện áp một chiều DC, ta nhớ chuyển thang đo về thang DC, khi đo ta đặt que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn, để thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ nếu đo áp DC 110V ta để thang DC 250V, trường hợp để thang đo thấp hơn điện áp cần đo => kim báo kịch kim, trường hợp để thang quá cao => kim báo thiếu chính xác.



                      Dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp một chiều DC

                      * Trường hợp để sai thang đo :

                      Nếu ta để sai thang đo, đo áp một chiều nhưng ta để đồng hồ thang xoay chiều thì đồng hồ sẽ báo sai, thông thường giá trị báo sai cao gấp 2 lần giá trị thực của điện áp DC, tuy nhiên đồng hồ cũng không bị hỏng .



                      Để sai thang đo khi đo điện áp một chiều => báo sai giá trị.

                      * Trường hợp để nhầm thang đo

                      Chú ý – chú ý : Tuyệt đối không để nhầm đồng hồ vào thang đo dòng điện hoặc thang đo điện trở khi ta đo điện áp một chiều (DC) , nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay !!



                      Trường hợp để nhầm thang đo dòng điện
                      khi đo điện áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng !



                      Trường hợp để nhầm thang đo điện trở khi đo điện
                      áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng các điện trở bên trong!

                      4) Hướng dẫn đo điện trở và trở kháng.

                      Với thang đo điện trở của đồng hồ vạn năng ta có thể đo được rất nhiều thứ.

                      Đo kiểm tra giá trị của điện trở
                      Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn dây dẫn
                      Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn mạch in
                      Đo kiểm tra các cuộn dây biến áp có thông mạch không
                      Đo kiểm tra sự phóng nạp của tụ điện
                      Đo kiểm tra xem tụ có bị dò, bị chập không.
                      Đo kiểm tra trở kháng của một mạch điện
                      Đo kiểm tra đi ốt và bóng bán dẫn.
                      * Để sử dụng được các thang đo này đồng hồ phải được lắp 2 Pịn tiểu 1,5V bên trong, để xử dụng các thang đo 1Kohm hoặc 10Kohm ta phải lắp Pin 9V.

                      4.1 – Đo điện trở :



                      Đo kiểm tra điện trở bằng đồng hồ vạn năng

                      Để đo tri số điện trở ta thực hiện theo các bước sau :

                      Bước 1 : Để thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để thang x1 ohm hoặc x10 ohm, nếu điện trở lớn thì để thang x1Kohm hoặc 10Kohm. => sau đó chập hai que đo và chỉnh triết áo để kim đồng hồ báo vị trí 0 ohm.

                      Bước 2 : Chuẩn bị đo .

                      Bước 3 : Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo , Giá trị đo được = chỉ số thang đo X thang đo
                      Ví dụ : nếu để thang x 100 ohm và chỉ số báo là 27 thì giá trị là = 100 x 27 = 2700 ohm = 2,7 K ohm

                      Bước 4 : Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút , như vậy đọc trị số sẽ không chính xác.

                      Bước 5 : Nếu ta để thang đo quá thấp , kim lên quá nhiều, và đọc trị số cũng không chính xác.

                      Khi đo điện trở ta chọn thang đo sao cho kim báo gần vị trí giữa vạch chỉ số sẽ cho độ chính xác cao nhất.

                      4.2 – Dùng thang điện trở để đo kiểm tra tụ điện

                      Ta có thể dùng thang điện trở để kiểm tra độ phóng nạp và hư hỏng của tụ điện , khi đo tụ điện , nếu là tụ gốm ta dùng thang đo x1K ohm hoặc 10K ohm, nếu là tụ hoá ta dùng thang x 1 ohm hoặc x 10 ohm.



                      Dùng thang x 1K ohm để kiểm tra tụ gốm

                      Phép đo tụ gốm trên cho ta biết :

                      Tụ C1 còn tốt => kim phóng nạp khi ta đo

                      Tụ C2 bị dò => lên kim nhưng không trở về vị trí cũ

                      Tụ C3 bị chập => kim đồng hồ lên = 0 ohm và không trở về.



                      Dùng thang x 10 ohm để kiểm tra tụ hoá

                      Ở trên là phép đo kiểm tra các tụ hoá, tụ hoá rất ít khi bị dò hoặc chập mà chủ yếu là bị khô ( giảm điện dung) khi đo tụ hoá để biết chính xác mức độ hỏng của tụ ta cần đo so sánh với một tụ mới có cùng điện dung.

                      Ở trên là phép đo so sánh hai tụ hoá cùng điện dung, trong đó tụ C1 là tụ mới còn C2 là tụ cũ, ta thấy tụ C2 có độ phóng nạp yếu hơn tụ C1 => chứng tỏ tụ C2 bị khô ( giảm điện dung )

                      Chú ý khi đo tụ phóng nạp, ta phải đảo chiều que đo vài lần để xem độ phóng nạp.


                      5 – Hướng dẫn đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng.

                      Cách 1 : Dùng thang đo dòng

                      Để đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng, ta đo đồng hồ nối tiếp với tải tiêu thụ và chú ý là chỉ đo được dòng điện nhỏ hơn giá trị của thang đo cho phép, ta thực hiện theo các bước sau

                      Bươc 1 : Đặt đồng hồ vào thang đo dòng cao nhất .
                      Bước 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với tải, que đỏ về chiều dương, que đen về chiều âm .
                      Nếu kim lên thấp quá thì giảm thang đo
                      Nếu kim lên kịch kim thì tăng thang đo, nếu thang đo đã để thang cao nhất thì đồng hồ không đo được dòng điện này.
                      Chỉ số kim báo sẽ cho ta biết giá trị dòng điện .
                      Cách 2 : Dùng thang đo áp DC

                      Ta có thể đo dòng điện qua tải bằng cách đo sụt áp trên điện trở hạn dòng mắc nối với tải, điện áp đo được chia cho giá trị trở hạn dòng sẽ cho biết giá trị dòng điện, phương pháp này có thể đo được các dòng điện lớn hơn khả năng cho phép của đồng hồ và đồng hồ cũmg an toàn hơn.

                      Cách đọc trị số dòng điện và điện áp khi đo như thế nào ?



                      * Đọc giá trị điện áp AC và DC
                      Khi đo điện áp DC thì ta đọc giá trị trên vạch chỉ số DCV.A

                      Nếu ta để thang đo 250V thì ta đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 250, tương tự để thang 10V thì đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 10. trường hợp để thang 1000V nhưng không có vạch nào ghi cho giá trị 1000 thì đọc trên vạch giá trị Max = 10, giá trị đo được nhân với 100 lần

                      Khi đo điện áp AC thì đọc giá trị cũng tương tự. đọc trên vạch AC.10V, nếu đo ở thang có giá trị khác thì ta tính theo tỷ lệ. Ví dụ nếu để thang 250V thì mỗi chỉ số của vạch 10 số tương đương với 25V.

                      Khi đo dòng điện thì đọc giá trị tương tự đọc giá trị khi đo điện áp

                      Nguồn: hocnghe.com.vn
                      (Đây là bài viết được sưu tầm thôi, mình cũng không phải là dân điện tử)
                      Website: ;

                      Comment


                      • làm thế nào để biết điện trở bị hỏng

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi kim phuong11 Xem bài viết
                          làm thế nào để biết điện trở bị hỏng
                          Điện trở là loại linh kiện dễ dàng nhận biết bị hỏng nhất .
                          Nếu bạn thấy nó đã cháy -----> hỏng
                          Nếu bạn còn đọc được các vòng màu (hoặc trị số )ghi trên thân điện trở thì dùng đồng hồ bất thang đo Ohm để k/tra (phải chắc chắn thang đo còn tốt ) : Nếu kim chỉ không đúng trị số ----> hỏng
                          VD : Nếu d/trở là 100ohm , mà kim đồng hồ chỉ 1k ---> tăng trị số ----> hỏng .
                          Nếu d/trở là 10 ohm mà đo kim không lên ----> đứt ------> hỏng ....
                          Khi đo ohm phải đặt đúng thang theo d/trở cần đo

                          Comment


                          • Một nguyên tắc nữa khi đo điện trở mà mọi người hay mắc phải. Đó là khi kiểm tra giá trị điện trở băng đồng hồ đo để chính xác thì không được chạm tay vào hay que đo phần kim loại. Lý do rất đơn giản là vì người luôn có một điện trở, khi chạm tay vào kim đo vô tình sẽ tạo ra một điện trở thứ hai mắc song song với điện trở cần đo và do đó sẽ làm sai giá trị của điện trở. Một lưu ý nữa là nếu muốn kiểm tra giá trị chính xác của điện trở thì ta phải có điểm tiếp xúc tốt giữa que đo và chân điện trở. Vì thông thường những điện trở cần kiểm tra giá trị là những điện trở đã qua một thời gian sử dụng, chân của nó có thể bị bụi bám vào. Việc này cũng gây sai số khi đo.
                            Vấn đề kiêm tra điện trở xem có bị hỏng hay không thì làm như cách của bạn Tuanhonglac là đúng rồi, tuy nhiên phải lưu ý là điện trở còn sống muốn kiểm tra độ chính xác của nó thì phải tháo nó ra khỏi mạch nhé. Nếu không thì bạn có thể sẽ kết luận nhầm về giá trị của điện trở đó đấy.
                            Đời là một chiếc gương! Nếu ta cười với nó nó sẽ cười với ta, nếu ta cau mày với nó nó sẽ cau mày với ta!


                            0975413153

                            Comment


                            • mình đo con trở 0.47k mình để thang đo x1 để đo mà kim không nhút nhít gì,vậy là bị làm sao

                              Comment


                              • Nếu điện trở 0,47k khi đo ở thang x1 mà kim không nhúc nhích thì khả năng điện trở của bạn bị đứt (thủng, cháy ...), hoặc cũng có thể đồng hồ của bạn thang đo x1 có vấn đề. Nếu điện trở bị đứt thì thông thường trên điện trở có một vết thủng cháy hoặc có vết nám nhỏ giống như vết một tàn thuốc lá dính vào. Bạn nhìn thử lại trên thân điện trở xem thế nào nhé.
                                Đời là một chiếc gương! Nếu ta cười với nó nó sẽ cười với ta, nếu ta cau mày với nó nó sẽ cau mày với ta!


                                0975413153

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                minh_dang Tìm hiểu thêm về minh_dang

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X