Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hướng dẫn sử dụng đồng hồ đo kim

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chào các bác!Cho em hỏi hỏi câu này mong mọi người chỉ giúp em nhé:Muốn đo tụ điện của động cơ thì cách đo như thế nào và kim chỉ báo thế nào là động cơ vẫn hoạt động bình thương và như thế nào là không bình thường(Bị hỏng)Cách đo mạch điện như thế nào là thông mạch?nếu thông mạch thì kim đồng hồ báo chỉ số như thế nào?Em mới mua đồng hồ kim(VOM)Chưa có nhiều hiểu biết mong sự giúp đỡ của tất cả mọi người.Em xin cám ơn!

    Comment


    • Vào link này có hướng dẫn chi tiết lắm : http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap...aspx?NewsId=69
      Email:

      Comment


      • Chào các bác!Em mới học điện nên còn ít kinh nghiệm mong mọi ngươi giúp em với.Em mới mua một cái đồng hồ kim(VOM)chưa biết hết công dụng nó ra sao tức là khi em muốn đo điện trở 3v,4v chẳng hạn thì nên đặt kim chỉ như thế nào?rồi muốn đo dòng điện có bị ngắn mạch hay không thì đo cách như thế nào?Cám ơn mọi người trước nhé!

        Comment


        • cần sơ đồ vạn năng kế

          đồng hồ vạn năng F110 hoặc U không đo được điện áp xoay chiều, mình chắc đứt điện trở nào đó , nhìn không rõ.Bạn nào có sơ đồ U10 thì cho mình xin nhé.Cảm ơn nhiều

          Comment


          • Hướng dẫn đo điện áp xoay chiều.

            Sử dụng đồng hồ vạn năng đo áp AC

            Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC, để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc, Ví dụ nếu đo điện áp AC220V ta để thang AC 250V, nếu ta để thang thấp hơn điện áp cần đo thì đồng hồ báo kịch kim, nếu để thanh quá cao thì kim báo thiếu chính xác.

            Tuyết đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay chiều => Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay lập tức !

            Để nhầm thang đo dòng điện, đo vào
            nguồn AC => sẽ hỏng đồng hồ

            Để nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC
            => sẽ hỏng các điện trở trong đồng hồ

            * Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ không báo , nhưng đồng hồ không ảnh hưởng .

            Để thang DC đo áp AC đồng hồ không lên kim
            tuy nhiên đồng hồ không hỏng

            3) Hướng dẫn đo điện áp một chiều DC bằng đồng hồ vạn năng.

            Khi đo điện áp một chiều DC, ta nhớ chuyển thang đo về thang DC, khi đo ta đặt que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn, để thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ nếu đo áp DC 110V ta để thang DC 250V, trường hợp để thang đo thấp hơn điện áp cần đo => kim báo kịch kim, trường hợp để thang quá cao => kim báo thiếu chính xác.

            Dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp một chiều DC

            * Trường hợp để sai thang đo :

            Nếu ta để sai thang đo, đo áp một chiều nhưng ta để đồng hồ thang xoay chiều thì đồng hồ sẽ báo sai, thông thường giá trị báo sai cao gấp 2 lần giá trị thực của điện áp DC, tuy nhiên đồng hồ cũng không bị hỏng .

            Để sai thang đo khi đo điện áp một chiều => báo sai giá trị.

            * Trường hợp để nhầm thang đo

            Chú ý – chú ý : Tuyệt đối không để nhầm đồng hồ vào thang đo dòng điện hoặc thang đo điện trở khi ta đo điện áp một chiều (DC) , nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay !!

            Trường hợp để nhầm thang đo dòng điện
            khi đo điện áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng !

            Trường hợp để nhầm thang đo điện trở khi đo điện
            áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng các điện trở bên trong!

            4) Hướng dẫn đo điện trở và trở kháng.

            Với thang đo điện trở của đồng hồ vạn năng ta có thể đo được rất nhiều thứ.

            Đo kiểm tra giá trị của điện trở
            Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn dây dẫn
            Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn mạch in
            Đo kiểm tra các cuộn dây biến áp có thông mạch không
            Đo kiểm tra sự phóng nạp của tụ điện
            Đo kiểm tra xem tụ có bị dò, bị chập không.
            Đo kiểm tra trở kháng của một mạch điện
            Đo kiểm tra đi ốt và bóng bán dẫn.

            * Để sử dụng được các thang đo này đồng hồ phải được lắp 2 Pịn tiểu 1,5V bên trong, để xử dụng các thang đo 1Kohm hoặc 10Kohm ta phải lắp Pin 9V.

            4.1 – Đo điện trở :


            Đo kiểm tra điện trở bằng đồng hồ vạn năng

            Để đo tri số điện trở ta thực hiện theo các bước sau :

            Bước 1 : Để thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để thang x1 ohm hoặc x10 ohm, nếu điện trở lớn thì để thang x1Kohm hoặc 10Kohm. => sau đó chập hai que đo và chỉnh triết áo để kim đồng hồ báo vị trí 0 ohm.

            Bước 2 : Chuẩn bị đo .

            Bước 3 : Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo , Giá trị đo được = chỉ số thang đo X thang đo
            Ví dụ : nếu để thang x 100 ohm và chỉ số báo là 27 thì giá trị là = 100 x 27 = 2700 ohm = 2,7 K ohm

            Bước 4 : Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút , như vậy đọc trị số sẽ không chính xác.

            Bước 5 : Nếu ta để thang đo quá thấp , kim lên quá nhiều, và đọc trị số cũng không chính xác.

            Khi đo điện trở ta chọn thang đo sao cho kim báo gần vị trí giữa vạch chỉ số sẽ cho độ chính xác cao nhất.

            4.2 – Dùng thang điện trở để đo kiểm tra tụ điện

            Ta có thể dùng thang điện trở để kiểm tra độ phóng nạp và hư hỏng của tụ điện , khi đo tụ điện , nếu là tụ gốm ta dùng thang đo x1K ohm hoặc 10K ohm, nếu là tụ hoá ta dùng thang x 1 ohm hoặc x 10 ohm.

            Dùng thang x 1K ohm để kiểm tra tụ gốm

            Phép đo tụ gốm trên cho ta biết :

            Tụ C1 còn tốt => kim phóng nạp khi ta đo

            Tụ C2 bị dò => lên kim nhưng không trở về vị trí cũ

            Tụ C3 bị chập => kim đồng hồ lên = 0 ohm và không trở về.

            Dùng thang x 10 ohm để kiểm tra tụ hoá

            Ở trên là phép đo kiểm tra các tụ hoá, tụ hoá rất ít khi bị dò hoặc chập mà chủ yếu là bị khô ( giảm điện dung) khi đo tụ hoá để biết chính xác mức độ hỏng của tụ ta cần đo so sánh với một tụ mới có cùng điện dung.

            Ở trên là phép đo so sánh hai tụ hoá cùng điện dung, trong đó tụ C1 là tụ mới còn C2 là tụ cũ, ta thấy tụ C2 có độ phóng nạp yếu hơn tụ C1 => chứng tỏ tụ C2 bị khô ( giảm điện dung )

            Chú ý khi đo tụ phóng nạp, ta phải đảo chiều que đo vài lần để xem độ phóng nạp.

            5 – Hướng dẫn đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng.

            Cách 1 : Dùng thang đo dòng

            Để đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng, ta đo đồng hồ nối tiếp với tải tiêu thụ và chú ý là chỉ đo được dòng điện nhỏ hơn giá trị của thang đo cho phép, ta thực hiện theo các bước sau

            Bươc 1 : Đặt đồng hồ vào thang đo dòng cao nhất .
            Bước 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với tải, que đỏ về chiều dương, que đen về chiều âm .
            Nếu kim lên thấp quá thì giảm thang đo
            Nếu kim lên kịch kim thì tăng thang đo, nếu thang đo đã để thang cao nhất thì đồng hồ không đo được dòng điện này.
            Chỉ số kim báo sẽ cho ta biết giá trị dòng điện .

            Cách 2 : Dùng thang đo áp DC

            Ta có thể đo dòng điện qua tải bằng cách đo sụt áp trên điện trở hạn dòng mắc nối với tải, điện áp đo được chia cho giá trị trở hạn dòng sẽ cho biết giá trị dòng điện, phương pháp này có thể đo được các dòng điện lớn hơn khả năng cho phép của đồng hồ và đồng hồ cũmg an toàn hơn.

            Cách đọc trị số dòng điện và điện áp khi đo như thế nào ?

            * Đọc giá trị điện áp AC và DC
            Khi đo điện áp DC thì ta đọc giá trị trên vạch chỉ số DCV.A

            Nếu ta để thang đo 250V thì ta đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 250, tương tự để thang 10V thì đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 10. trường hợp để thang 1000V nhưng không có vạch nào ghi cho giá trị 1000 thì đọc trên vạch giá trị Max = 10, giá trị đo được nhân với 100 lần

            Khi đo điện áp AC thì đọc giá trị cũng tương tự. đọc trên vạch AC.10V, nếu đo ở thang có giá trị khác thì ta tính theo tỷ lệ. Ví dụ nếu để thang 250V thì mỗi chỉ số của vạch 10 số tương đương với 25V.

            Khi đo dòng điện thì đọc giá trị tương tự đọc giá trị khi đo điện áp

            Comment


            • Cảm ơn bác oreka0303 em cũng đang chập chững bước vào ngâm cứu linh kiện điện tử này nhưng vốn kiến thức còn eo hẹp bác co tài liệu nào dạy học điện tử cơ bản không chỉ gìm em với thank bác trước nha

              Comment


              • mình có một đồng hồ đa năng hiển thị số hôm bữa mình đang đo hiệu điện thế của dòng điện thì nó phát nổ bây giờ chỉnh về nấc đo điện trở thì khỏi cần điện trở đồng hồ cũng hiện 200 bạn nào có pit xửa ko chỉ mình với
                ko bạn nào pít chỗ sửa ở quan 10 thì chỉ mình với tại mình mới sài đồng hồ hiển thị số nên hơi gà
                cảm ơn các bác
                chúc các bác vui vẻ

                Comment


                • CÂU THẦN CHÚ DÙNG ĐỒNG HỒ VOM
                  Đồng hồ đo muốn bền lâu
                  Thang đo, nấc đúng là câu thuộc lòng
                  Âm, dương phân biệt cho thông (cho rõ)
                  Để chàng (+) tới thiếp (-) mặn nồng xe duyên!

                  Comment


                  • Cơ bản: Sử dụng đồng hồ VOM | Lê Quang Vinh – lqv77 => xem bài hướng dẫn ở đây nè

                    cách dùng đồng hồ VOM là 9 xác có hình mình họa .....

                    Comment


                    • Cơ bản: Sử dụng đồng hồ VOM | Lê Quang Vinh – lqv77 => xem bài hướng dẫn ở đây nè

                      cách dùng đồng hồ VOM là 9 xác có hình mình họa .....

                      Comment


                      • bạn còn trẻ nên tập trung vào việc hoc văn hóa cho tốt đi đã
                        .......SPKTNĐ////tandatvip@gmail.com...........

                        Comment


                        • Bạn cho mình hỏi

                          Nguyên văn bởi minh_dang Xem bài viết
                          Chào tất cả các thành viên trong diễn đàn, mình là lính mới không biết về điện tử. Mình muốn các bạn giúp mình cách dùng đồng hồ kim. Mình mới mượn được chiếc đồng hồ nhưng không biết cách đo. Bạn nào có thể chỉ giùm mình cách đo:
                          + Điện trở dòng (Ôm)
                          + Cường độ dòng điện (V)
                          + Hiệu điện thế (A)
                          Nói chung là chỉ cho mình kỹ vào nhé mình chẳng biết gì đâu. Nếu có sách hướng dẫn sử dụng chi tiết càng tốt.
                          Cho tần số 50Hz, biên độ 5V, chỉnh VOM o chế độ đo điện áp AC, tầm đo 10VAC.
                          1) Vì sao khi đo sóng vuông, sin, tam giác (lưỡng cực) thì đồng hồ kim và điện tử chỉ thị số đều đo đúng. Còn khi đo ở đơn cực thì đồng hồ kim lại đo sai( điện áp hiển thị cao hơn so với giá trị đưa vào, còn đồng hồ điện tử chỉ thị số vẫn đo đúng. Xác định loại cơ cấu đo, dùng lý thuyết tính toán giá trị trung bình, hiệu dụng, trị trung bình va hiệu dụng của các tín hiệu chinh lưu bán kỳ, toàn kỳ( dựa vào hệ số dạng va hệ số đỉnh).
                          2) So sánh và phân tích kết quả đo được với kết quả tính toán lý thuyết để kết luận VOM chỉ thị kim thuộc loại cơ cấu đo nào sau đây: Đo dùng phương pháp chỉnh lưu bán kỳ, toàn kỳ, đo trị hiệu dụng thật?

                          Comment


                          • nói chung để kiểm tra linh kiện sống hay chết thì thường dùng vom kim, còn để xác định thông số chính xác của linh kiện thì nên dùng điện tử. Dù là cái vom số rẻ tiền nhất cũng chuẩn hơn một cái vom kim.

                            Comment


                            • vom kim bao giờ cũng tiện hơn vom số bạn ah

                              Comment


                              • E đọc của mấy bác xong e rút ra 1exp là khi đo ta cần vặn đồng hồ phải lớn hơn lượng điện muốn đo!có j xa xin mấy pác xữa dùm e!

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                minh_dang Tìm hiểu thêm về minh_dang

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X