Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Biến máy tính (PC) thành máy hiện sóng (Oscilloscope) với chí cực rẻ !

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Biến máy tính (PC) thành máy hiện sóng (Oscilloscope) với chí cực rẻ !

    Với tiêu chí hỗ trợ học tập tối đa cũng như phục vụ công tác nghiên cứu trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử. Mặc dù không phải chuyên môn của tôi (KS Khai thác mỏ) nhưng vì lòng đam mê và yêu thích điện tử. Nay tôi viết bài này nhằm hướng dẫn mọi người trong diễn đàn tự biến máy tính của mình thành một thiết bị hiện sóng kỹ thuật số với chi phí không quá 100.000 VNĐ (một trăm nghìn).
    Phương pháp đc sử dụng ở đây là sử dụng ngay card âm thanh của máy tính với đường vào của micro làm đầu thu tín hiệu. Tuy nhiên để không xảy ra nguy cơ vì nhầm lẫn làm hỏng máy tính, phương án đề xuất của tôi là mua một cái USB soundcard (giá 50.000VND - http://p.vatgia.vn/ir/pictures_fulls...-sound-5-1.jpg).




    Chú ý quan trọng nhất: vì đầu vào đa số các sound card chỉ chịu được điện áp tối đa +/-1V nên bắt buộc phải làm mạch gim áp bảo vệ (đơn giản nhất là mắc mấy con diot như hình dưới đây).

    Phần mềm sử dụng có một số loại như sau (theo thứ tự từ tốt nhất đến kém nhất):

    1. Multi-Instrument (hiện tại là bản 3.2), đây là bản tốt nhất mà tôi giới thiệu và dĩ nhiên nó không phải là phần mềm free. Để sử dụng hiệu quả và lâu dài thì đây là bộ cài và bài thuốc :
    File torrent: http://www.torrentcrazy.com/download...nt-3.2.torrent
    hoặc download trực tiếp: VIRTINS Multi-Instrument v3.2.rar

    Sau khi cài đặt, chép đè file trong thư mục cracks vào thư mục cài đặt. Khi phần mềm báo hết hạn dùng thử thì chạy file VIRTINS_Trial_Reset.vbs có trong thư mục cracks. Nhìn chung là các bạn có bản full khi đã chép đè.
    Hướng dẫn cách làm que dò để kết nối với SoundCard của máy tính xem phần "1.4 Input & Output Connection for Sound Card Based Systems" trong phần help của phần mềm (khi cài sẽ có) và nó thế này:


    2. Scope-1.4, phiên bản này dùng nửa miễn phí, nửa không (theo mục đích sử dụng), có chức năng tạo sóng, phân tích phổ, hiện sóng...:



    http://www.zeitnitz.eu/scope/scope_140.exe
    scope_140.exe
    Soundcard Scope

    3. Zelscope: Cái này hoàn toàn free nhưng cùi nhất. Tuy nhiên dùng để hiện sóng thôi thì nó là đủ:



    - Link chính: zelscope10.rar
    - Link dự phòng 1: http://software-files-a.cnet.com/s/s...zelscope10.exe

    4. Biến Pocket PC (Windows Mobile) thành máy hiện sóng:

    Cài phần mềm Pocket Multi-Instrument 1.0 (thông tin chi tiết tại: Virtins Technology: Turn a PC into Virtual Instrument - Home)



    Link cài full ở đây: Virtins_Pocket_Instrument_v1.0_PPC.rar
    Chú ý: cài đặt xong đăng ký với serials: 0000-0000-0000-0000

    + Link tham khảo một số bài viết khác cùng chủ đề:
    Bài 1: http://www.ladyada.net/library/equip...udioprobe.html
    Bài 2 (rất hữu ích): http://www.41hz.com/forums/content.p...o_Measurements
    Bài 3: http://www.instructables.com/id/PC-S...ATES-DC-RESTO/
    Bài 4: http://www.sciencetronics.com/geocit...card_osci.html
    Bài 5: tính toán tần số có khả năng đo được theo tần số lấy mẫu: http://www.dataman.com/oscilloscopes...ion-guide.html
    Bài 6: http://xoscope.sourceforge.net/hardware/hardware.html
    Bài 7: xem về tần số lấy mẫu:
    - http://vi.m.wikipedia.org/wiki/L%E1%...87u)#section_3
    - http://lqv77.com/forum/index.php?showtopic=12717
    Last edited by ngochoangims; 07-05-2012, 08:09.
    - Hướng dẫn tự tạo chart thêu
    Chuyên bán buôn - bán lẻ kit thêu tranh chữ thập -

  • #2
    Hay quá
    cho vài cái hình ảnh tét thử đi bạn, với đầu vào micro dùng 2 con trở 10M thì nhầm lẫn cũng khó chết được cảd sound đấy nhỉ?
    Email:
    Đau đầu vì điện tử

    Comment


    • #3
      bác cho em hỏi máy tính của em card onboard thì sao ạ

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi likes Xem bài viết
        bác cho em hỏi máy tính của em card onboard thì sao ạ
        bác vẫn dùng bình thường,cắm tín hiệu qua đầu mic thôi ạ!bác nên dùng cái sound card USB để an toàn cho cái card on board của bác
        Trái đất luôn tròn vì vậy bạn chẳng thể nào nhìn thấy phía cuối con đường đi...
        Keep moving forward...

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi ngochoangims Xem bài viết
          Với tiêu chí hỗ trợ học tập tối đa cũng như phục vụ công tác nghiên cứu trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử. Mặc dù không phải chuyên môn của tôi (KS Khai thác mỏ) nhưng vì lòng đam mê và yêu thích điện tử. Nay tôi viết bài này nhằm hướng dẫn mọi người trong diễn đàn tự biến máy tính của mình thành một thiết bị hiện sóng kỹ thuật số với chi phí không quá 100.000 VNĐ (một trăm nghìn).
          Phương pháp đc sử dụng ở đây là sử dụng ngay card âm thanh của máy tính với đường vào của micro làm đầu thu tín hiệu. Tuy nhiên để không xảy ra nguy cơ vì nhầm lẫn làm hỏng máy tính, phương án đề xuất của tôi là mua một cái USB soundcard (giá 50.000VND - http://p.vatgia.vn/ir/pictures_fulls...-sound-5-1.jpg).




          Phần mềm sử dụng có một số loại như sau (theo thứ tự từ tốt nhất đến kém nhất):

          1. Multi-Instrument (hiện tại là bản 3.2), đây là bản tốt nhất mà tôi giới thiệu và dĩ nhiên nó không phải là phần mềm free. Để sử dụng hiệu quả và lâu dài thì đây là bộ cài và bài thuốc :
          File torrent: http://www.torrentcrazy.com/download...nt-3.2.torrent
          hoặc download trực tiếp: VIRTINS Multi-Instrument v3.2.rar

          Sau khi cài đặt, chép đè file trong thư mục cracks vào thư mục cài đặt. Khi phần mềm báo hết hạn dùng thử thì chạy file VIRTINS_Trial_Reset.vbs có trong thư mục cracks. Nhìn chung là các bạn có bản full khi đã chép đè.
          Hướng dẫn cách làm que dò để kết nối với SoundCard của máy tính xem phần "1.4 Input & Output Connection for Sound Card Based Systems" trong phần help của phần mềm (khi cài sẽ có) và nó thế này:


          2. Scope-1.4, phiên bản này dùng miễn phí, có chức năng tạo sóng, phân tích phổ, hiện sóng...:



          http://www.zeitnitz.eu/scope/scope_140.exe
          scope_140.exe
          Soundcard Scope

          3. Zelscope: Cái này hoàn toàn free nhưng cùi nhất. Tuy nhiên dùng để hiện sóng thôi thì nó là đủ:



          - Link chính: zelscope10.rar
          - Link dự phòng 1: http://software-files-a.cnet.com/s/s...zelscope10.exe

          4. Biến Pocket PC (Windows Mobile) thành máy hiện sóng:

          Cài phần mềm Pocket Multi-Instrument 1.0 (thông tin chi tiết tại: Virtins Technology: Turn a PC into Virtual Instrument - Home)



          Link cài full ở đây: Virtins_Pocket_Instrument_v1.0_PPC.rar
          Chú ý: cài đặt xong đăng ký với serials: 0000-0000-0000-0000
          Cho hỏi tần số đo dược đến bao nhiêu vậy bạn, cám ơn

          Comment


          • #6
            Tần số đo được đến báo nhiêu phụ thuộc vào sound card của bạn. Sound có tần số lấy mẫu càng cao thì đo đc tần số càng lớn. Bình thường ở tần số lấy mẫu khoảng 96kHz thì đo đc đến tầm 20kHz là chính xác. Ngoài ra, nếu hiểu biết một chút để chỉnh sửa mạch của cái USB sound card thì đo được cả tín hiệu 1 chiều (cái này tham khảo trên google nhé).
            Last edited by ngochoangims; 06-05-2012, 19:14.
            - Hướng dẫn tự tạo chart thêu
            Chuyên bán buôn - bán lẻ kit thêu tranh chữ thập -

            Comment


            • #7
              Sound có lọc thông dải. Chỉ thu được tần số < 20 KHz. Test với Zelcope thì tầm trên 10KHz tín hiệu thu bắt đầu méo dạng sóng mạnh. Trên 10KHz thường chỉ đo được tần số với độ chính xác không biết đến đâu

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
                Sound có lọc thông dải. Chỉ thu được tần số < 20 KHz. Test với Zelcope thì tầm trên 10KHz tín hiệu thu bắt đầu méo dạng sóng mạnh. Trên 10KHz thường chỉ đo được tần số với độ chính xác không biết đến đâu
                Bản chất card âm thanh được thiết kế để làm việc từ 20 - 20.000Hz. Do vậy đo đạc trong giải tần số này thì không phải nghĩ.
                - Để đo được tần số thấp hơn 20Kz (thậm chí là 1 chiều) cần điều chỉnh một chút ở đầu vào của card (mua cái USB soundcard cho nó đơn giản). Hình thức chỉnh sửa ở đây là cắt bỏ tụ và quận cảm đầu vào (nếu có, mà thường là có).
                - Để phát ra được các tần số cao hơn 20kHz (chức năng tạo sóng của phần mềm) cũng làm tương tự (cát bỏ tụ và quận cảm đầu ra). Là dân điện tử làm cái việc này chắc không quá khó.
                Sau khi làm 2 gạch đầu dòng trên, khả năng đo của máy tính chỉ còn bị phụ thuộc vào tần số lấy mẫu của Soundcard mà bạn có.
                - Tần số lấy mẫu cần lớn hơn 5-10 lần tần số đo cần đo. Vi dụ Sound card có tần số lấy mẫu 96kHz thì đo được đến 9,6 -18 kHz. link tham khảo: http://vi.m.wikipedia.org/wiki/L%E1%...87u)#section_3
                Last edited by ngochoangims; 07-05-2012, 08:23.
                - Hướng dẫn tự tạo chart thêu
                Chuyên bán buôn - bán lẻ kit thêu tranh chữ thập -

                Comment


                • #9
                  cái này không đo được quá 20khz đâu anh,trước em dùng con TL494,đo mà cứ tưởng IC hỏng,suýt mất toi mấy em IC!
                  Trái đất luôn tròn vì vậy bạn chẳng thể nào nhìn thấy phía cuối con đường đi...
                  Keep moving forward...

                  Comment


                  • #10

                    làm như hình dưới là có biên độ tối đa +- 50V hả các bác ?
                    Mình tưởng input mà lớn hơn 2V là nó ko đo được nữa chứ.
                    Attached Files

                    Comment


                    • #11
                      bài rất hay! tôi còn thắc mắc nhỏ là dùng điện trở hạn áp như vậy có tính được biên độ sóng không hay chỉ thể hiện dạng sóng ?
                      Khoa học công nghệ mới là chìa khóa của sự phát triển!

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi ngochoangims Xem bài viết
                        Bản chất card âm thanh được thiết kế để làm việc từ 20 - 20.000Hz. Do vậy đo đạc trong giải tần số này thì không phải nghĩ.
                        - Để đo được tần số thấp hơn 20Kz (thậm chí là 1 chiều) cần điều chỉnh một chút ở đầu vào của card (mua cái USB soundcard cho nó đơn giản). Hình thức chỉnh sửa ở đây là cắt bỏ tụ và quận cảm đầu vào (nếu có, mà thường là có).
                        - Để phát ra được các tần số cao hơn 20kHz (chức năng tạo sóng của phần mềm) cũng làm tương tự (cát bỏ tụ và quận cảm đầu ra). Là dân điện tử làm cái việc này chắc không quá khó.
                        Sau khi làm 2 gạch đầu dòng trên, khả năng đo của máy tính chỉ còn bị phụ thuộc vào tần số lấy mẫu của Soundcard mà bạn có.
                        - Tần số lấy mẫu cần lớn hơn 2 lần tần số đo cần đo. Vi dụ Sound card có tần số lấy mẫu 96kHz thì đo được đến 48kHz. link tham khảo: Lấy mẫu (xử lý tín hiệu) – Wikipedia tiếng Việt
                        Theo suy đoán thì Card nó thiết kế tối đa 20KHz thì cái tần số lấy mẫu cũng chỉ đủ hoặc thừa ra 1 tí để đủ lấy mẫu trong cái dải <20KHz chứ không quá lớn nên có cắt bỏ thì nó vẫn méo. Mà máy hiện sóng mà méo thì làm ăn gì nữa

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi ladykiller Xem bài viết
                          bài rất hay! tôi còn thắc mắc nhỏ là dùng điện trở hạn áp như vậy có tính được biên độ sóng không hay chỉ thể hiện dạng sóng ?
                          Dùng điện trở hoàn toàn có thể tính toán được biên độ, tuy nhiên không làm như hình trên mà mắc các bộ chia áp bằng điện trở theo tỷ lệ: x1, x10, x100 ... tùy theo ý bạn. Biên độ điện áp đưa vào đường micro của máy tính là +/-1V. Như vậy để đo được điện áp 220V AC (điện áp đỉnh là 1,414x220 = 310V, như vậy phải dùng bộ chia áp bằng điện trở là 1/310, hay gọi là thang đo x310. Để làm tròn thì lấy thang x400 là được), để làm bộ chia x400 thì mắc nối tiếp 2 con điện trở, gồm 220VAC -> R1 -> R2 -> GND, giá trị R1 và R2 tính toán sao cho 310/(R1+R2)xR2 <= 1V. Một điều cần quan tâm là chọn R1 và R2 đủ nhỏ để điện trở ngõ vào của mạch micro trong máy không làm sai số lớn để tỷ lệ chia áp của hai con điện trở kia. Như vậy khi đo trong máy hiện bao nhiêu vôn thì nhân lên theo tỷ lệ của mạch chia áp trên.
                          Hoặc tốt nhất bạn lắp thêm một con khuếch đại thuật toán có hệ số khuếch đại bằng 1 để tách hẳn ngõ vào máy tính với điện áp cần đo, mặt khác điện trở ngõ vào của khuyếch đại thuật toán vô cùng lớn, nó sẽ không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ chia áp của cặp điện trở nói trên.
                          Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
                          Theo suy đoán thì Card nó thiết kế tối đa 20KHz thì cái tần số lấy mẫu cũng chỉ đủ hoặc thừa ra 1 tí để đủ lấy mẫu trong cái dải <20KHz chứ không quá lớn nên có cắt bỏ thì nó vẫn méo. Mà máy hiện sóng mà méo thì làm ăn gì nữa
                          Hiện nay rất nhiều card máy tính có tỷ lệ lấy mẫu 192kHz.
                          Để đo được một tần số mong muốn thì tần số lấy mẫu tối thiểu bằng 2 lần. Để tín hiệu đo ko bị méo (tức là sóng tương đối chuẩn) thì tần số lấy mẫu lớn hơn 5 lần tần số cần đo. Như vậy card tiếng sau khi loại trừ các mạch lọc như đã nói (bỏ tụ và quận cảm ngõ vào ngõ ra) thì sẽ có khả năng đo được tần số = (tần số lấy mẫu)/5. Với card có tần số lấy mẫu 192kHz=> đo được tần số = 192/5 = 38,4 kHz (sóng tương đối chuẩn), hoặc đo được 192/2 = 96kHz (méo). Với card 96kHz thì đo được đến 19,2kHz (tương đối chuẩn) hoặc 48kHz (méo). Tất nhiên khi tần số lấy mẫu càng lớn hơn tần số cần đo thì biểu đồ nhận được càng tốt (nếu hơn 10 lần thì rất đẹp). Lấy ví dụ một card có tần số lấy mẫu là 4kHz đem đo một sóng dạng chữ nhật, độ rộng xung 10%, tần số 400Hz thì chỉ thấy sóng là tam giác, nhưng nếu tần số là 200Hz thì thấy hình thang, sóng 100Hz thì thấy hình chữ nhật (tần số lấy mẫu hơn 40 lần tần số cần đo) nhất. Như vậy kết luận là tùy dạng sóng cần đo mà cần phải chọn thiết bị đo thích hợp, khi các bạn cần phân tích một mạch điều chế độ rộng xung chẳng hạn thì với cái card 192kHz chỉ phân tích tốt cho mạch tần số 4,8 - 5 kHz nhưng khi đo tín hiệu hình chữ nhật độ rộng xung 50% thì nó làm việc được với mạch có tần số 19,2kHz bình thường, tín hiệu hình sin cũng chỉ cần tần số lấy mẫu hơn 10 lần tần số đo để có được biên dạng sóng rất tốt. Nhìn chung tùy vào mục đích, sẽ có những tiêu chí khác nhau khi đo.
                          Vài lời chia sẻ cùng các bạn, hy vọng sự hiểu biết của các bạn có chuyên môn sâu trong diễn đàn có thể trả lời tốt hơn cho bạn.
                          P/S: Máy hiện sóng này phục vụ trong học tập của các bạn sinh viên hoặc làm các mạch ứng dụng trong cuộc sống đc nhiều đấy, khi mà tần số cần đo còn nằm trong giải cho phép. Còn nếu là một Professioner thì không nói, khi sống bằng nghề điện tử thì hãy mua một máy cắm cổng USB mà hiện sóng, nó đo đến vài trăm MHz, nhưng giá tương đối đắt. Không phù hợp với tiêu chí ngon - bổ - rẻ của những người chưa có điều kiện đầu tư.
                          Last edited by ngochoangims; 07-05-2012, 07:22.
                          - Hướng dẫn tự tạo chart thêu
                          Chuyên bán buôn - bán lẻ kit thêu tranh chữ thập -

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi bboyminh Xem bài viết
                            cái này không đo được quá 20khz đâu anh,trước em dùng con TL494,đo mà cứ tưởng IC hỏng,suýt mất toi mấy em IC!
                            Cái TL494 làm nguồn xung ấy hả? nguồn xung chắc bạn chạy 22kHz, đo được phải là card tối thiểu có tần số lấy mẫu là 220 kHz. mà cái đấy thì không có card nào, chỉ còn cách mua bộ hiện sóng thôi.
                            - Hướng dẫn tự tạo chart thêu
                            Chuyên bán buôn - bán lẻ kit thêu tranh chữ thập -

                            Comment


                            • #15
                              Một bài rất hay bằng tiếng Nga, nó phân tích chi tiết cách tính toán mạch ngõ vào để kết nối với card âm thanh của máy tính. Trong đó có tính đến trở kháng ngõ vào, ngõ ra để thiết kế mạch kết nối. Các bạn chỉ cần copy cái địa chỉ này vào phần dịch của google là đọc tiếng việt đc:
                              Bài hay nhất: http://oldoctober.com/ru/oscilloscope/
                              Bài hay khác: Компьютер в роли осциллографа, спектроанализатора, частотомера и генератора - Ferra.ru
                              - Hướng dẫn tự tạo chart thêu
                              Chuyên bán buôn - bán lẻ kit thêu tranh chữ thập -

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              ngochoangims Tìm hiểu thêm về ngochoangims

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X