Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tụ điên và điện trở

Collapse
This topic is closed.
X
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tụ điên và điện trở

    Cho em hỏi:
    1. Vì sao trị số thực đo của điện trở khác với trị số ghi trên than điện trở?
    2. Giải thích tác hại của tham số tạp âm của điện trở?
    3. Vì sao không dung điện trở dây quấn trong mạch cao tần?
    4. Làm thế nào đẻ nhận biết điện trở màu cùng trong một khoảng giá trị điện trở?
    a. 1 đến 9 ohm
    b. 10 đến 90 ohm
    c. 100 đến 990 ohm
    Em xin cám ơn!

  • #2
    Bạn hỏi nhiều thế ai mà trả lời cho hết . Câu 1 : bạn đo trị số điện trở thực bằng cái gì ,theo tiêu chuẩn nào . ( Sai số do thiết bị đo ,sai số do số lần đo ,sai số theo điều kiện đo )
    Câu 3 : theo mình nghĩ nếu dùng điện trở dây quấn trong mạch cao tần thì mạch của bạn sẽ không chạy đúng do L ký sinh trong điện trở .

    Comment


    • #3
      tạp âm của điện trở

      Câu hỏi của bạn Thulet về tạp âm điện trở củng khá hay. Đây là một điều không phải ai cũng biết hay đã khổ sở về nó. Chúng tôi xin góp câu trả lời cho vấn đề này , còn các vần đề khác cũng đã có bạn trả lời rồi.
      Vào khoảng những năm cuối của thập niên 70, trong một số báo của tạp chí Electronic Design, một người đã hỏi ban biên tập là : dùng loại điện trở than hay điện trở dây quấn tốt trong vấn đề chống tạp âm ?. Hồi đó chúng tôi cũng chỉ đọc để đọc, không quan tâm lắm, nhưng thú thật sau này làm việc với lãnh vực audio, cái điều làm đau đầu có cả vấn đề noise trong đó. Noise có thể gây ra bởi nhiều nguyên do, nhưng ở đây chúng tôi sẽ chỉ nói đến resistor noise để đi vào câu hỏi của bạn. Có 3 loại noise chính : thermal noise ( tạp âm nhiệt ), contact noise ( tạp âm tiếp xúc ) và shot noise .
      - Thermal noise : phụ thuộc chính vào nhiệt độ, bandwidth, vả resistance.
      - Shot noise phụ thuộc vào bandwidth và average DC current.
      - Contact noise phụ thuộc vào : dòng DC trung bình, bandwdith, vật liệu , và loại điện trở
      Điện trở quấn dây ( wirewound resistor ) thì ít bị noise nhất, nó chỉ có bị thermal noise. Thứ tự kế tiếp là điện trở màng kim loại ( metal film ), điện trở metal oxid , màng carbon ( carbon film ), và cuối cùng là loại điện trở ống than ( composit carbon ).
      Tụ điện cũng gây noise và cũng phụ thuộc vào cấu trúc tụ. Vi vậy trong kỹ thuật audio, người ta xữ dụng các tụ có hệ số tạp âm thấp nhât. Điều này nói lên là, khi các bạn thay linh kiên trong các thiết bị audio cao câp, nên thay vật tư đúng chủng loại. Đừng nói con tụ có trị số 10uF 25V thì chạy ù ra chợ Nhật Tảo mua 1 con đúng trị số như thế có vài ngàn đồng mà làm giảm giá trị cái máy của ngưới ta.
      Mong những tóm lược trên có thể làm vui lòng bạn .
      Thân

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi thang_ngu Xem bài viết
        Câu hỏi của bạn Thulet về tạp âm điện trở củng khá hay. Đây là một điều không phải ai cũng biết hay đã khổ sở về nó. Chúng tôi xin góp câu trả lời cho vấn đề này , còn các vần đề khác cũng đã có bạn trả lời rồi.
        Vào khoảng những năm cuối của thập niên 70, trong một số báo của tạp chí Electronic Design, một người đã hỏi ban biên tập là : dùng loại điện trở than hay điện trở dây quấn tốt trong vấn đề chống tạp âm ?. Hồi đó chúng tôi cũng chỉ đọc để đọc, không quan tâm lắm, nhưng thú thật sau này làm việc với lãnh vực audio, cái điều làm đau đầu có cả vấn đề noise trong đó. Noise có thể gây ra bởi nhiều nguyên do, nhưng ở đây chúng tôi sẽ chỉ nói đến resistor noise để đi vào câu hỏi của bạn. Có 3 loại noise chính : thermal noise ( tạp âm nhiệt ), contact noise ( tạp âm tiếp xúc ) và shot noise .
        - Thermal noise : phụ thuộc chính vào nhiệt độ, bandwidth, vả resistance.
        - Shot noise phụ thuộc vào bandwidth và average DC current.
        - Contact noise phụ thuộc vào : dòng DC trung bình, bandwdith, vật liệu , và loại điện trở
        Điện trở quấn dây ( wirewound resistor ) thì ít bị noise nhất, nó chỉ có bị thermal noise. Thứ tự kế tiếp là điện trở màng kim loại ( metal film ), điện trở metal oxid , màng carbon ( carbon film ), và cuối cùng là loại điện trở ống than ( composit carbon ).
        Tụ điện cũng gây noise và cũng phụ thuộc vào cấu trúc tụ. Vi vậy trong kỹ thuật audio, người ta xữ dụng các tụ có hệ số tạp âm thấp nhât. Điều này nói lên là, khi các bạn thay linh kiên trong các thiết bị audio cao câp, nên thay vật tư đúng chủng loại. Đừng nói con tụ có trị số 10uF 25V thì chạy ù ra chợ Nhật Tảo mua 1 con đúng trị số như thế có vài ngàn đồng mà làm giảm giá trị cái máy của ngưới ta.
        Mong những tóm lược trên có thể làm vui lòng bạn .
        Thân
        Bài này của anh thang_ngu mang kinh nghiệm rất cao và thật sự bổ ích. Em cũng đã từng loay hoay hơn tháng trời mới tìm được linh kiện thụ động thoả mãn chỉ tiêu kỹ thuật của cái mạch "be bé con con" của mình để nó chạy được. Nhưng chỉ là "lò mò" tìm theo cảm giác, chưa hề có lý thuyết nào.

        Những anh em ít va chạm thực tế thường hay căn cứ vào cái sơ đồ lý thuyết ... suông, tụ nào cũng như tụ nào, trở này cũng ... y chang trở kia, rồi phán ... toè loe. Audio đã thế, đối với RF còn khó khăn hơn, linh kiện (thụ động và chủ động) đôi khi quyết định đến 80% cơ may thành công.

        Anh có sẵn lòng mỡ rộng đề tài nhiễu linh kiện và phương thức chọn lựa linh kiện hay không ? phương thức đo đạc nhiễu cơ bản của linh kiện (nếu có). Em chịu khó học lắm nhưng còn quá ít tuổi để có thể có những va chạm, kinh nghiệm và nội hàm kỹ thuật như thế.

        Và em nghĩ là các anh em khác cũng cần như vậy.

        Kính.

        Lan Hương.

        Comment


        • #5
          tụ hóa bị khô ...

          Nguyên văn bởi mondeo007
          bác nào biết tuổi thọ của tụ điện kô?
          nghe họ nói tụ hóa lâu ngày sẽ bị khô, thế thì khô ở đây là khô cái gì vậy
          Tụ điện hóa học cũng có tấm bản cực kim loại giống như các loại tụ khác, nhưng các tầm kim loại được biến tính bằng một phản ứng hóa học để có bề mặt xốp --> diện tích tác dụng đối cực tăng lên. Vì vậy mà dung lượng của tụ điện hóa học thường cao hơn nhiều so với các loại tụ khác cùng kích cỡ và cân nặng. Sau đó người ta đóng gói nó trong hộp kim loại có dung môi hóa học để duy trì sự biến tính đó.

          Dung môi hóa học này bị lão hóa đi sau một thời gian dài sử dụng, nó tác dụng hóa học ngay cả với kim loại tạo thành các bản cực tạo sinh ra các muối phức của kim loại đó --> dung môi ngày càng mất thể tích và tác dụng hóa học --> dung lượng tụ hóa giảm theo --> có thể nghẽn mạch ngay trong cấu trúc của tụ điện hóa học.

          Người ta gọi nôm na đó là hiện tượng tụ hóa bị "khô".

          Lan Hương.

          Comment


          • #6
            Chuyện nhiễu của điện trở như anh thang_ngu đã giãi thích còn có nhiểu do sự dịch chuyển hạt của phân tử cấu tạo điện trở là một hiện tượng cơ học lượng tử thuần tuý của bản chất vật cấu tạo, cho nên khi điện trở được đặt trong một điện trường hay từ trường đủ mạnh sẽ có sự dịch chuyển các spin điện tử theo chiều của điện trường hay từ trường tác động. Đó chính là nguyên nhân gây ra nhiễu và với từ trường sẽ có giá trị đáng kể tuỳ vào phương từ trường tác động.
            Để có các tham số rất cần datasheet của từng loại linh kiện mà ở đó mình có thể tham khảo và có những tính toán nhất định. Hết.
            Last edited by hienmedia; 03-05-2008, 18:47.
            |

            Comment


            • #7
              Em xin đóng góp chút ý kiến sau khi học thực tập nhận thức xong!:
              Cách đọc tụ:
              - Từ 1 đến 1000pF: kí hiệu 30~30pF
              - Từ 1000pF đến 100.000pF: kí hiệu 0,1~0,1uF; 0,01~0,01uF; 4u7~4,7uF
              Đây là cách đọc tụ thầy em dạy, thực tế thế nào thì em chưa biết!
              Còn vấn đề tụ gốm hay tụ hóa thì em nhớ là thế này thì phải:
              -Tụ hóa là tụ phân cực,kí hiệu có 1 gạch ngang và 1 đường cong hoặc 1 hình chữ nhật nhỏ có gạch gạch (xin lỗi em không chuẩn bị hình minh họa), tụ gốm em làm với vdk thì thấy là nó nhỏ nhỏ như hạt đậu, làm bằng gốm thì phải...
              Đang viết bài thì em thấy mình có vẻ đưa kiến thức không chuẩn nên em đã search ra trang web này nói rất hay về vấn đề này, đầy đủ luôn, em không copy lại mà đưa link cho mọi người tự xem nhé:
              http://s4.invisionfree.com/cantho/ar/t467.htm
              Trái tim anh chia 3 phần tươi đỏ
              Anh dành riêng cho học phần nhiều
              Phần cho chơi và phần để em yêu

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi nhatrang84
                Còn nữa, mấy con tụ mà có mũi tên ở một số mạch nguyên lí tên của nó là gì thế?hình dạng của nó ntn?mong Lan huong sớm trả lời nhé..Cảm ơn bạn nhiều!
                Có lẽ bạn muốn hỏi: trên sơ đồ nguyên lý, có một số tụ điện được vẽ thêm một mũi tên (hoặc đánh dấu) ở 1 "má tụ"?
                Tôi có được một bác dạy cho biết thì khi lắp mạch sử dụng tụ điện được cấu tạo từ bản mỏng cuốn lại, như tụ giấy, tụ PP, PE,... người ta ghi chú như vậy để đặt bản cực nằm ngoài về phía có mức tín hiệu thấp hơn nhằm tránh hoặc giảm nhiễu bên ngoài xâm nhập vào linh kiện. Tất nhiên cũng phải sử dụng đúng loại tụ có ký hiệu chân nào ứng với bản cực nằm ngoài. Những ký hiệu này thường được chú trọng với các máy làm việc với biên độ tín hiệu lớn, ví dụ như TV dùng đèn điện tử NEPTUN của Ba lan thời kỳ 1980, mọi tụ nối GND đều được khuyến cáo nối bản cực ngoài tới GND...
                Đây là các tụ xoay chiều, lắp ngược cũng chẳng sao, nhưng lắp như vậy "có lý" hơn.
                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                Comment


                • #9
                  Thực sự là diễn đàn ta rất nhiều bài viết và chủ đề nên tìm lại 1 luồng không đơn giản, bạn có thể vào trang web sau để tìm hiểu về tụ điện, điện trở,...rất thực tế và dễ hiểu đấymình đã dẫn ở trên, đưa lại cho bạn xem)
                  http://s4.invisionfree.com/cantho/ar/t467.htm
                  Trái tim anh chia 3 phần tươi đỏ
                  Anh dành riêng cho học phần nhiều
                  Phần cho chơi và phần để em yêu

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi thulet Xem bài viết
                    Cho em hỏi:
                    1. Vì sao trị số thực đo của điện trở khác với trị số ghi trên than điện trở?
                    2. Giải thích tác hại của tham số tạp âm của điện trở?
                    3. Vì sao không dung điện trở dây quấn trong mạch cao tần?
                    4. Làm thế nào đẻ nhận biết điện trở màu cùng trong một khoảng giá trị điện trở?
                    a. 1 đến 9 ohm
                    b. 10 đến 90 ohm
                    c. 100 đến 990 ohm
                    Em xin cám ơn!
                    vì đồng hồ đo nó cũng bị sai số từ 5% đến 20%
                    Có bảng mã màu nghi kí hiệu của các số mũ và chữ kí hiệu sai số.

                    Comment


                    • #11
                      câu 1). trị số thực đo của điện trở khác với trị số ghi trên than điện trở do: M ỗi lo ại đi ện tr ở
                      câu 2). Ở một số mạch điện cần dùng điện trở có độ chính xác cao ( đồng hồ đo …) để thông số đo được chính xác .
                      câu 3). Điện trở dây quấ có Cảm kháng . Do đó nó sẽ gây nhiễu
                      câu 4). Vấn đề này khá dễ . Ta căn cứ vào vòng màu thứ ba của điện trở
                      + nếu màu đen là trong khoảng từ . 1 đến 9 ohm
                      + nếu màu nâu là trong khoảng từ . 10 đến 90 ohm
                      + nếu màu đen là trong khoảng từ . 100 đến 990 ohm
                      Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm sách kí thuật 12
                      QUANG VINH 07

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi quangvinh07 Xem bài viết
                        câu 1). trị số thực đo của điện trở khác với trị số ghi trên than điện trở do: M ỗi lo ại đi ện tr ở
                        câu 2). Ở một số mạch điện cần dùng điện trở có độ chính xác cao ( đồng hồ đo …) để thông số đo được chính xác .
                        câu 3). Điện trở dây quấ có Cảm kháng . Do đó nó sẽ gây nhiễu
                        câu 4). Vấn đề này khá dễ . Ta căn cứ vào vòng màu thứ ba của điện trở
                        + nếu màu đen là trong khoảng từ . 1 đến 9 ohm
                        + nếu màu nâu là trong khoảng từ . 10 đến 90 ohm
                        + nếu màu đen là trong khoảng từ . 100 đến 990 ohm
                        Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm sách kí thuật 12
                        Bổ xung thêm bài quangvinh07 bảng màu điện trở để các bạn đọc dưới đây:

                        Còn về các câu hỏi về tụ thì tôi còn nhớ LH đã có bài: Tổng quan về tụ điện rồi đấy bạn vào đây xem: http://www.dientuvietnam.net/forums/...ad.php?t=16450
                        Attached Files

                        Comment


                        • #13
                          mình có 2 mạch sau:
                          -mạch thứ 1: nguồn vào hình sin+ 1 trở nối tiếp (1 tụ//1 trở)
                          -mạch thứ 2: nguồn vào hình sin+1 diot + 1 trở nối tiếp (1 tụ//1 trở)

                          cho mình hỏi là :tại sao trong mạch thứ 2 thì tụ có công dụng là làm bằng phẳng dạng sóng ngõ ra(gần như là DC lun) còn trong mạch thứ nhất thì tụ lại k làm chức năng này(ngõ ra vẫn là sóng sin) ?
                          thanks!

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi ga_con Xem bài viết
                            mình có 2 mạch sau:
                            -mạch thứ 1: nguồn vào hình sin+ 1 trở nối tiếp (1 tụ//1 trở)
                            -mạch thứ 2: nguồn vào hình sin+1 diot + 1 trở nối tiếp (1 tụ//1 trở)

                            cho mình hỏi là :tại sao trong mạch thứ 2 thì tụ có công dụng là làm bằng phẳng dạng sóng ngõ ra(gần như là DC lun) còn trong mạch thứ nhất thì tụ lại k làm chức năng này(ngõ ra vẫn là sóng sin) ?
                            thanks!
                            Vì mạch thứ 2 có điot nắn hình sin thành nửa chu kì trước nên tụ mới lọc phẳng DC được mừ.
                            Tụ thứ nhất có nhiệm vụ dẫn tín hiệu hình sin xoay chiều, (tụ liên lạc)

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi betraihn Xem bài viết
                              Vì mạch thứ 2 có điot nắn hình sin thành nửa chu kì trước nên tụ mới lọc phẳng DC được mừ.
                              Tụ thứ nhất có nhiệm vụ dẫn tín hiệu hình sin xoay chiều, (tụ liên lạc)
                              Xin nói rõ thêm cho bạn hiểu.
                              Đấu tiên là tụ không có chức năng tách sóng, nhiệm vụ đó là của Diode.Tụ chỉ có chức năng làm phẳng sóng Dc,dẩn tín hiệu AC(do đó nó còn chức năng lọc nhiễu AC),nạp điện áp DC.Vì vậy ở mạch trước đối với tín hiệu AC của bạn nó chỉ có chức năng dẫn tín hiệu AC đó đi qua với 1 dãy tần số nhất định nào đó.Ở mạch thứ 2, do Diode đã tách Tín hiệu Ac của bạn thành Dc, nên lúc này chức năng của tụ là bù đắp phần thiếu của Dc(hay gọi nôm na là làm phẳng dạng sóng Dc).Để hiểu chi tiết hình ảnh minh họa, bạn nên tham khảo sách giáo trình Điện Tử Cơ Bản của bất kỳ trung tâm dạy nghề nào.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              thulet Tìm hiểu thêm về thulet

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X