Thông báo

Collapse
No announcement yet.

nối tắt và ngắn mạch

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • nối tắt và ngắn mạch

    cho em hỏi ý nghĩa của nối tắt và ngắn mạch

  • #2
    Như nhau cả thôi,
    Có khác nhau thì là một cái là chủ động, còn cái kia là bị động.
    Email: - Mobil: tạm thời ngừng liên lạc 1 thời gian
    Giới thiệu website kiếm tiền trực tuyến & tăng thứ hạng website.

    Comment


    • #3
      nối rõ ra đi em hơi dốt ngắn mạch là sao nối tắt là sao

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi ruadientu Xem bài viết
        nối rõ ra đi em hơi dốt ngắn mạch là sao nối tắt là sao
        nối tắt là dùng 1 đoạn dây nối 2 đầu lại với nhau
        ngắn mạch là dùng 2 sợi dây riêng nối chung vào 1 đầu

        Comment


        • #5
          Ặc ặc, thế này thì phải đưa hai từ này vào từ điển tiếng Việt mất thôi.

          Nối tắt luôn mang ý nghĩa chủ động. Ví dụ nối tắt hai đầu điện trở (để loại bỏ điện trở ra khỏi mạch), nối tắt hai đầu tụ (để bỏ vai trò lọc điện áp dc của tụ), nối tắt cuộn thứ cấp máy biến áp (để đo dòng ngắn mạch)....

          Ngắn mạch thường mang ý nghĩa bị động, tức là mình không muốn nhưng vì sự cố khách quan nên bị ngắn mạch), ví dụ lỡ tay làm ngắn mạch nguồn (tức là lỡ tay để dây vcc và dây gnd chạm nhau), cuộn dây bị ngắn mạch (do cách điện già cỗi nên các vòng dây chạm chập nhau), sự cố ngắn mạch đường dây truyền tải (do cây đổ, cành cây vắt ngang đường dây...)

          Quan điểm của em là thế, các bác nghĩ sao?
          Email: - Mobil: tạm thời ngừng liên lạc 1 thời gian
          Giới thiệu website kiếm tiền trực tuyến & tăng thứ hạng website.

          Comment


          • #6
            cam on anh em nha

            Comment


            • #7
              đồng ý hai tay với cách giải thích cua ban nghaiha noi túm lại cho dù co khác về việc bị động hay chủ động nhưng cả hai điều dẫn tới hậu quả tồi tệ là mạch của bạn cháy khét lẹt và phải làm lại nếu bạn không rành mạch và phải thay linh kiện nếu bạn rành về mạch => tốn tiền đó bạn đừng có dại nha

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi nguyentrieu1 Xem bài viết
                đồng ý hai tay với cách giải thích cua ban nghaiha noi túm lại cho dù co khác về việc bị động hay chủ động nhưng cả hai điều dẫn tới hậu quả tồi tệ là mạch của bạn cháy khét lẹt và phải làm lại nếu bạn không rành mạch và phải thay linh kiện nếu bạn rành về mạch => tốn tiền đó bạn đừng có dại nha
                Cái này thì bác nói sai rồi. Ngắn mạch hay để hở mạch là tùy mục đích sử dụng. Ví dụ bác có cái biến áp. Phần sơ cấp bác cấp nguồn mà để ngắn mạch phía thứ cấp thì ôi thôi. Nhưng ngược lại nếu là cái biến dòng, phía thứ cấp mà bác không chịu cầu tắt (làm ngắn mạch, nối tắt) thì nó phóng điện không thương thì thôi đó.
                Email: - Mobil: tạm thời ngừng liên lạc 1 thời gian
                Giới thiệu website kiếm tiền trực tuyến & tăng thứ hạng website.

                Comment


                • #9
                  có nối tắt ngắn mạch không mà nhiều vấn đề quá đau cả đầu

                  Comment


                  • #10
                    Nối tắt-Ngắn mạch tên tiếng Anh là Short Curcuit.Về cơ bản thì nó hoàn toàn giống nhau. Nhưng ngắn mạch thì người ta thường nói là quá tải ngắn mạch nên mang nghĩa bị động đâu ai muốn nó xảy ra. Còn nối tắt thì có thể ví dụ như bạn có 1 nguồn điện mắc nối tiếp với R thì khi nối tắt xảy ra xem như trong mạch ko co R ( dung dây nối 2 đầu R lại). Mình chỉ có vài ý như thế mong các pac bổ sung thêm

                    Comment


                    • #11
                      mình có ý kiến theo mình nghĩ là khá chính xác cho 2 từ này :
                      1 ) Nối tắt : tức là Jumper , thuật ngữ mình hay dùng là " pypass qua cái gì đó , tức nối tắt " ví dụ để loại trừ một phần tử nào đó trong mạch , ta lấy đoạn dây nối vào 2 đầu tức Jumper chúng lại . Ví dụ trong một mạch điều khiển tự động , cái tiếp điểm trong mạch là thường hở , nếu muốn bỏ qua tiếp điểm này thì ta lấy đoạn dây Jum 2 đầu chúng lại thì đó gọi là nối tắt , cách này rất hay được dùng trong việc test mạch điều khiển để tìm nguyên nhân sự cố theo phương pháp loại trừ , dây Jum của tụi mình là đoạn dây dẫn , ở giữa có một sợi chì ( lỡ mà Jum nhầm , thì sợi chì đứt nếu không thì....) tóm lại để loại trừ một phần tử nào đó trong mạch điện bằng cách nối 2 đầu phần tử đó lại với nhau thì đó gọi là nối tắt .
                      2) Ngắn mạch : Ngắn mạch thì theo mình hiểu đó chính là sự cố chạm chập giữa điểm này với điểm kia trong mạch điện tức là sự cố và đó là điều không ai mong muốn. và hậu quả nó thường thấy là dòng tăng đột ngột => hồ quang phát sinh tăng mạch => nổ và thiêu trụi mọi thứ
                      * ) Tóm lại : Nối tắt , hay ngắn mạch cũng là để diễn tả điểm này nối với điểm kia trong mạch điện . Nhưng tùy vào hoàn cảnh cụ thể mà bạn dùng từ cho thích hợp vậy thôi . Ví dụ khi sự cố xảy ra bạn dùng từ ngắn mạch sẽ phù hợp hơn khi dùng từ nối tắt . chúc vui vẻ

                      Comment

                      Về tác giả

                      Collapse

                      ruadientu Tìm hiểu thêm về ruadientu

                      Bài viết mới nhất

                      Collapse

                      Đang tải...
                      X