Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thắc mắc mạch transistor PNP A1015 :(

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thắc mắc mạch transistor PNP A1015 :(

    Em đang tập tành làm mạch nhưng gặp 1 tí vấn đề ,em suy nghĩ nát óc nhưng vẫn không giải thích được tại sao, em đã đo mạch thật trên testboard và mô phỏng vẫn thấy như vậy.Mong các anh giàu kinh nghiệm chỉ giúp em với .Em cám ơn các anh rất nhiều
    Tại sao áp tại AB khác nhau? áp tại CD khác nhau? tại D áp cao như thế mà sao A1015 vẫn dẫn?
    Click image for larger version

Name:	1.png
Views:	1
Size:	14.0 KB
ID:	1414257

    File protues mô phỏng:MO PHONG.rar

  • #2
    Tất nhiên áp tại A phải khác áp tại B, vì điện áp rơi trên R13. Áp tại C phải khác áp tại D vì điện áp rơi trên R1. Dù áp tại D có cao, nhưng chỉ cần thấp hơn áp tại cực E của Q4 ít nhất 0,6 V thì Q4 vẫn dẫn.

    Nếu bạn bớt chút thời gian nghịch phần mềm mô phỏng, dành để đọc lại giáo trình Lý thuyết mạch thì sẽ không cần hỏi những câu cơ bản như thế này. Phần mềm mô phỏng rất tiện, nhưng tiện quá thành ra ...
    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

    Comment


    • #3
      em cám ơn anh bqviet

      Comment


      • #4
        Bạn chủ Topic có thể tham khảo thêm ở đây nhé.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi transisto Xem bài viết
          Bạn chủ Topic có thể tham khảo thêm ở đây nhé.
          ở đây là ở đâu hả anh, ở diễn đàn ah`
          Học Điện Tử - Learn Electronic

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
            Tất nhiên áp tại A phải khác áp tại B, vì điện áp rơi trên R13. Áp tại C phải khác áp tại D vì điện áp rơi trên R1. Dù áp tại D có cao, nhưng chỉ cần thấp hơn áp tại cực E của Q4 ít nhất 0,6 V thì Q4 vẫn dẫn.

            Nếu bạn bớt chút thời gian nghịch phần mềm mô phỏng, dành để đọc lại giáo trình Lý thuyết mạch thì sẽ không cần hỏi những câu cơ bản như thế này. Phần mềm mô phỏng rất tiện, nhưng tiện quá thành ra ...
            Cho em xin có ý kiến ntn ạ, em học bên điện tử , học qua cấu kiện điện tử, điện tử tương tự 1,2 , đang học điện tử công suất nhưng vì ít thực hành lý thuyết nặng, thầy dạy qua loa nên không ăn thua, cho em xin hỏi mấy câu sau , có ngô nghê cũng xin bỏ quá cho ạ :
            1. Áp ở A khác B do áp rơi trên R13 là đúng nhưng đáng lẽ Ua>Ub chứ sao lại ngược lại (vì nguồn từ Rv1 )
            2. Q4 là pnp để dẫn Ue-Ub > 0.6 , vậy Ue lấy áp ở đâu ? có phải do áp rơi trên R17 Được tính bởi công thức Vcc = UCE + Ur17 không ? có phải công thức đó là dùng cho áp ngõ ra không ?
            3.câu hỏi ngoài lề , nguồn thì có dòng và có áp , vậy khi mắc vào tải càng lớn có phải dòng qua tải càng lớn hay không , nếu tải quá lớn thì nguồn sẽ có I là bao nhiêu ? tính ntn ? khi một người chạm vào điện sinh hoạt xoay chiều 1 pha thì dòng qua người khoảng bao nhiêu nếu R người thường là 1k , có phải tính bằng công thức U = I= Rng/(Rng+Rdat) không ?

            Comment


            • #7
              Mong các tiền bối vào thông não cho em sáng ra một tí, em mù quá

              Comment


              • #8
                1. Áp ở A khác B do áp rơi trên R13 là đúng nhưng đáng lẽ Ua>Ub chứ sao lại ngược lại (vì nguồn từ Rv1 )
                Vì nó là nguồn âm (âm hơn so với chân E của Q3)

                2. Q4 là pnp để dẫn Ue-Ub > 0.6 , vậy Ue lấy áp ở đâu ? có phải do áp rơi trên R17 Được tính bởi công thức Vcc = UCE + Ur17 không ? có phải công thức đó là dùng cho áp ngõ ra không ?
                Công thức đó còn thiếu + Uled nữa. Trong trường hợp này không ai dùng công thức đó. Đơn giản là vì chân E nối với mũi tên 5V nên Ue là 5V chứ cần gì phải tính.

                3.câu hỏi ngoài lề , nguồn thì có dòng và có áp , vậy khi mắc vào tải càng lớn có phải dòng qua tải càng lớn hay không , nếu tải quá lớn thì nguồn sẽ có I là bao nhiêu ? tính ntn ? khi một người chạm vào điện sinh hoạt xoay chiều 1 pha thì dòng qua người khoảng bao nhiêu nếu R người thường là 1k , có phải tính bằng công thức U = I= Rng/(Rng+Rdat) không ?
                Tùy bạn mắc tải vào nguồn gì nữa chứ. Mắc vào nguồn dòng thì dòng qua tải luôn cố định. Tải càng lớn ôm thì điện áp trên tải càng cao.

                Mắc vào nguồn áp thì áp trên tải cố định, tải càng lớn ôm thì dòng càng nhỏ và ngược lại, tải càng nhỏ ôm thì dòng càng lớn. Nếu là nguồn lý tưởng thì dòng có thể tăng đến vô cùng. Thực tế thì khi dòng tăng, áp trên nguồn sụt xuống chứ không cố định. Dòng tối đa qua tải là Imax= Enguồn/(Rtải+Rtrong nguồn)

                Dòng qua người = U/(Rngười + Rđất). Điện áp rơi trên người= U*Rngười/(Rngười + Rđất). (giống như 2 điện trở mắc nối tiếp thành mạch phân áp vậy)
                sau.ph

                Comment


                • #9
                  1. Áp ở A khác B do áp rơi trên R13 là đúng nhưng đáng lẽ Ua>Ub chứ sao lại ngược lại (vì nguồn từ Rv1 )
                  Vì nó là nguồn âm (âm hơn so với chân E của Q3)

                  nó là nguồn âm để Ube = Ue-Ub >0 phân cực thuận để tran dẫn phải không ạ , nếu vậy em đã hiểu câu này .
                  2. Q4 là pnp để dẫn Ue-Ub > 0.6 , vậy Ue lấy áp ở đâu ? có phải do áp rơi trên R17 Được tính bởi công thức Vcc = UCE + Ur17 không ? có phải công thức đó là dùng cho áp ngõ ra không ?
                  Công thức đó còn thiếu + Uled nữa. Trong trường hợp này không ai dùng công thức đó. Đơn giản là vì chân E nối với mũi tên 5V nên Ue là 5V chứ cần gì phải tính.

                  Câu này em nhầm ạ , ý em hỏi áp ở C cơ

                  3.câu hỏi ngoài lề , nguồn thì có dòng và có áp , vậy khi mắc vào tải càng lớn có phải dòng qua tải càng lớn hay không , nếu tải quá lớn thì nguồn sẽ có I là bao nhiêu ? tính ntn ? khi một người chạm vào điện sinh hoạt xoay chiều 1 pha thì dòng qua người khoảng bao nhiêu nếu R người thường là 1k , có phải tính bằng công thức U = I= Rng/(Rng+Rdat) không ?
                  Tùy bạn mắc tải vào nguồn gì nữa chứ. Mắc vào nguồn dòng thì dòng qua tải luôn cố định. Tải càng lớn ôm thì điện áp trên tải càng cao.

                  Mắc vào nguồn áp thì áp trên tải cố định, tải càng lớn ôm thì dòng càng nhỏ và ngược lại, tải càng nhỏ ôm thì dòng càng lớn. Nếu là nguồn lý tưởng thì dòng có thể tăng đến vô cùng. Thực tế thì khi dòng tăng, áp trên nguồn sụt xuống chứ không cố định. Dòng tối đa qua tải là Imax= Enguồn/(Rtải+Rtrong nguồn)

                  Dòng qua người = U/(Rngười + Rđất). Điện áp rơi trên người= U*Rngười/(Rngười + Rđất). (giống như 2 điện trở mắc nối tiếp thành mạch phân áp vậy)

                  Câu này cô có trả lời nhưng em không nhớ giờ em đã nhớ ạ , em chân thành cảm ơn anh , mong anh thông cảm vì mấy câu hỏi ngơ ngơ này nhé ,tặng anh bản nhạc em chơi ạ
                  ai nói dân điện tử khô cứng nào he he

                  Comment

                  Về tác giả

                  Collapse

                  sinhvienngeo Tìm hiểu thêm về sinhvienngeo

                  Bài viết mới nhất

                  Collapse

                  Đang tải...
                  X