Thông báo

Collapse
No announcement yet.

[Cần giúp] Làm mạch chốt trạng thái!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • [Cần giúp] Làm mạch chốt trạng thái!

    Sắp tới tính chế cái đèn tự động nên cần tìm mạch này. Nói đơn giản là dùng nút nhấn này:



    Khi nhấn nút này thì sẽ có nguồn cấp đến khi nhấn nút này trở lại mới thôi.

    Lưu ý là đừng nói dùng công tắc nhé, vì trường hợp của mình là "đặc biệt" .

  • #2
    tìm tài liệu viết về ứng dụng của NE555 nhá... có viết về cái này

    Comment


    • #3
      đèn tự động mà lại vẫn phải dùng nút ấn à bạn. nếu dùng nút ấn thì bạn dùng con cd4013 làm mạch chốt là ok

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi tan0710 Xem bài viết
        tìm tài liệu viết về ứng dụng của NE555 nhá... có viết về cái này
        Hình này hả bạn ?

        Comment


        • #5
          ...cái này cứ bình tĩnh mà đọc cấu tạo con IC sẽ thấy hay hơn
          chú ý vào các trạng thái chốt và lật ...cái này cũng dể hiểu mà

          Comment


          • #6
            Hình trên hình như là mạch báo động dùng công tắc thủy ngân thì phải.
            "Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần.Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận..."
            Lê lết, lay lất sống qua ngày! >:)

            Comment


            • #7
              Vậy mạch của bác hoangnam555 pót dùng đc ko các pác ?



              Cái mạch này có phải là khi bấm nút thì đèn sáng, bấm lần nữa đèn tắt đúng ko ?
              Last edited by hoangtien11; 02-10-2012, 23:00.

              Comment


              • #8
                k..cái cậu phải tìm là giống như cảm biến chạm dùng NE555 ấy..
                gửi cậu cái này...
                http://www.555-timer-circuits.com/touch-switch.html
                Last edited by tan0710; 02-10-2012, 23:14.

                Comment


                • #9
                  3 hình vậy lấy hình nào @@

                  Comment


                  • #10
                    @@..potay...bảo là cứ học cấu tạo con IC đi rồi mà..chọn cái nào thì tùy. vì cậu dùng nút ấn nên k cần mạch kđ tín hiệu đâu :d

                    Comment


                    • #11
                      C NE555 N gồm có 8 chân.
                      + Chân số 1(GND): cho nối GND để lấy dòng cấp cho IC hay chân còn gọi là chân chung.
                      + Chân số 2(TRIGGER): Đây là chân đầu vào thấp hơn điện áp so sánh và được dùng như 1 chân chốt hay ngõ vào của 1 tần so áp.Mạch so sánh ở đây dùng các transitor PNP với mức điện áp chuẩn là 2/3Vcc.
                      + Chân số 3(OUTPUT): Chân này là chân dùng để lấy tín hiệu ra logic. Trạng thái của tín hiệu ra được xác định theo mức 0 và 1. 1 ở đây là mức cao nó tương ứng với gần bằng Vcc nếu (PWM=100%) và mức 0 tương đương với 0V nhưng mà trong thực tế mức 0 này ko được 0V mà nó trong khoảng từ (0.35 ->0.75V) .
                      + Chân số 4(RESET): Dùng lập định mức trạng thái ra. Khi chân số 4 nối masse thì ngõ ra ở mức thấp. Còn khi chân 4 nối vào mức áp cao thì trạng thái ngõ ra tùy theo mức áp trên chân 2 và 6.Nhưng mà trong mạch để tạo được dao động thường hay nối chân này lên VCC.
                      + Chân số 5(CONTROL VOLTAGE): Dùng làm thay đổi mức áp chuẩn trong IC 555 theo các mức biến áp ngoài hay dùng các điện trở ngoài cho nối GND. Chân này có thể không nối cũng được nhưng mà để giảm trừ nhiễu người ta thường nối chân số 5 xuống GND thông qua tụ điện từ 0.01uF đến 0.1uF các tụ này lọc nhiễu và giữ cho điện áp chuẩn được ổn định.
                      + Chân số 6(THRESHOLD) : là một trong những chân đầu vào so sánh điện áp khác và cũng được dùng như 1 chân chốt.
                      + Chân số 7(DISCHAGER) : có thể xem chân này như 1 khóa điện tử và chịu điều khiển bỡi tầng logic của chân 3 .Khi chân 3 ở mức áp thấp thì khóa này đóng lại.ngược lại thì nó mở ra. Chân 7 tự nạp xả điện cho 1 mạch R-C lúc IC 555 dùng như 1 tầng dao động .
                      + Chân số 8 (Vcc): Không cần nói cũng bít đó là chân cung cấp áp và dòng cho IC hoạt động. Không có chân này coi như IC chết. Nó được cấp điện áp từ 2V -->18V (Tùy từng loại 555 nhé thấp nhất là con NE7555)

                      Comment


                      • #12
                        sao, mình đọc rồi. À dùng relay ko biết có loại nào chốt đc ko ?

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi hoangtien11 Xem bài viết
                          sao, mình đọc rồi. À dùng relay ko biết có loại nào chốt đc ko ?
                          RELAY là loại công tắc cơ điện không tự Chốt đươc đâu bạn, nếu cố thì cũng là có mạch điện tử bên trong
                          Nhận tư vấn, thiết kế các sản phẩm điện tử theo yêu cầu
                          Thiết kế mạch in.....
                          Email:
                          Mobile: 0909 601 084

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi luvinhthien Xem bài viết
                            RELAY là loại công tắc cơ điện không tự Chốt đươc đâu bạn, nếu cố thì cũng là có mạch điện tử bên trong
                            Cái loại relay mà cấp nguồn thì đóng, cấp nguồn lại cắt được gọi là Set/reset relay hay latch relay. Loại này có 2 cuộn dây, 1 để đóng và 1 để cắt.[elenercom]
                            latching relay- là loại relay tự giữ ngay cả khi mất điện. Loại này có 2 cuộn coil, 1 để đóng, và 1 để cắt tiếp điểm.[toymaker]
                            Rơ le chốt (latching relays) có hai trạng thái tự do (lưỡng ổn). Nó còn gọi là rơ le chốt. Loại rơ le này vẫn giữ nguyên trạng thái khi tắt dòng nuôi. Điều này có được nhờ một cuộn solenoid (nam châm điện) phát động bánh răng một chiều và cam hoặc là dùng hai cuộn dây đối nhau cùng với một lò xo lệch tâm hay một nam châm vĩnh cửu để giữ nguyên tiếp điểm khi cuộn dây không có dòng điện. Ví dụ, trong trường hợp dùng bánh răng một chiều và cam, xung thứ nhất đưa vào cuộn dây để mở rơ le, và xung thứ hai để tắt. Còn trong trường hợp dùng hai cuộn dây, một xung tới cuộn này để mở rơ le và một xung tới cuộn đối diện để tắt rơ le. Loại rơ le này có ưu điểm là nó chỉ tiêu thụ công suất trong chốc lát - khi rơ le đang chuyển mạch, và vẫn giữ nguyên trạng thái khi mất điện. [opendoor2507]
                            Trên diễn đàn mình hình như có nhiều người nói về cái relay này rồi, trên là vài trích dẫn.





                            http://www.reedrelay.net/vi/latching-reed-relay.html
                            Last edited by hoangtien11; 03-10-2012, 22:10.

                            Comment


                            • #15
                              bạn dùng mạch chốt tín hiệu = ic 4013 và từ out của 4013 đưa vào tran để kích mở điều khiển relay
                              khi bạn ấn 1 lần out của 4013 sẽ lên mức cao đưa ra làm Tran dẫn có dòng qua relay hút tiếp điểm điều khiển thiết bị theo ý
                              còn khi ấn lần nữa thì ngược lại
                              mạch đây : Click image for larger version

Name:	mach chotCD4013.jpg
Views:	1
Size:	52.9 KB
ID:	1367639
                              good luck !!!

                              Email:
                              Gmail:

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              hoangtien11 Cậu bé sinh ra từ quả đào Tìm hiểu thêm về hoangtien11

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X