Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Vẫn là nguồn DC

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Vẫn là nguồn DC

    Em đã có một chút kiến thức về việc đưa điện áp AC thành DC. Đại khái cách em vẫn làm là thế này: nguồn xoay chiều được cho qua diode cầu, rồi qua các tụ lọc, sau đó ví dụ muốn có 5V DC thì dùng 7805, muốn có -9V DC thì dùng 7909...
    Em đang phải làm cái nguồn cho một mạch đo với cảm biến sinh học(tín hiệu cần xử lý vào khoảng vài chục mV) với đầu ra là 5V và +/-9V. Em chỉ cho điện áp AC 15V qua cầu chỉnh lưu 2A KBP206 rồi tới một tụ lọc 2200uF là trên oxilo đã thấy tín hiệu điện áp khá phẳng rồi. Thế mà trong thiết kế của một đàn anh làm trước em, em thấy còn có bao nhiêu là tụ 104 rồi còn có cả 2 con điện trở công suất nữa.
    Vậy xin cho em hỏi liệu nguồn điện có đúng là cần phải dùng nhiều tụ lọc 104 thế không ạ? Và nếu đúng thì tại sao khi không cần có những tụ đó em vẫn thấy tín hiệu khá đẹp trên oxilo?
    Mong các anh chị có nhiều kinh nghiệm về chyện này giúp em hiểu sâu hơn ạ!

  • #2
    Hinh như là để ngắn mạch tín hiệu xoay chiều tần số cao từ tải về nguồn.
    Đăng ký Dropbox có ngay 2GB lưu trữ online miễn phí:

    Comment


    • #3
      power supply filter ...

      Nguyên văn bởi trieuvuhai Xem bài viết
      Em đã có một chút kiến thức về việc đưa điện áp AC thành DC. Đại khái cách em vẫn làm là thế này: nguồn xoay chiều được cho qua diode cầu, rồi qua các tụ lọc, sau đó ví dụ muốn có 5V DC thì dùng 7805, muốn có -9V DC thì dùng 7909...
      Em đang phải làm cái nguồn cho một mạch đo với cảm biến sinh học(tín hiệu cần xử lý vào khoảng vài chục mV) với đầu ra là 5V và +/-9V. Em chỉ cho điện áp AC 15V qua cầu chỉnh lưu 2A KBP206 rồi tới một tụ lọc 2200uF là trên oxilo đã thấy tín hiệu điện áp khá phẳng rồi. Thế mà trong thiết kế của một đàn anh làm trước em, em thấy còn có bao nhiêu là tụ 104 rồi còn có cả 2 con điện trở công suất nữa.
      Vậy xin cho em hỏi liệu nguồn điện có đúng là cần phải dùng nhiều tụ lọc 104 thế không ạ? Và nếu đúng thì tại sao khi không cần có những tụ đó em vẫn thấy tín hiệu khá đẹp trên oxilo?
      Mong các anh chị có nhiều kinh nghiệm về chyện này giúp em hiểu sâu hơn ạ!
      Lọc nguồn bằng tụ điện ? Dĩ nhiên là thế. Nhưng phải phân biệt các điều kiện để có tụ lọc thích hợp:

      - Lọc thấp tần và âm tần, lọc "một biên" : như lọc nguồn sau khi nắn (chỉnh lưu) hay lọc nguồn cung cấp cho khuếch âm v.v... Tụ lọc thường dùng là tụ hóa có trị số vài chục đến vài trăm hay hàng nghìn micro Farad tùy theo công suất.

      - Lọc cao tần có và không có biến điệu : như lọc nguồn xung, lọc nguồn cung cấp cho các mạch RF, siêu âm hay các tín hiệu điều khiển. Tụ dùng ở đây thường là tụ xoay chiều, tùy theo tính chất của tải cao tần mà trị số tụ từ vài nghìn pF đến hàng trăm nghìn pF, đôi khi là hàng chục mF.

      Để có nguồn tốt thường người ta lọc kết hợp tụ và cuộn dây hay điện trở (mạch hình Pi) hay lọc bán dẫn. Lúc đó trị số LC và RC hay đáp ứng của mạch bán dẫn quyết định chất lượng nguồn cung cấp cho trường hợp và tần số lọc cụ thể, không phải là "càng nghiều càng ... ít". Hihi.

      Bạn có thể search "power supply filter" để có các tính toán hỗ trợ.

      Lan Hương.

      Comment


      • #4
        Hơ, cảm ơn chị nhiều ạ.
        Vậy thì kiểu lọc của em là lọc nguồn sau khi chỉnh lưu(kiểu thứ nhất mà chị nhắc đến), và theo như em hiểu thì ý chị là không cần dùng nhiều tụ 104 như thế mà chỉ cần tụ hóa thôi đúng không ạ?

        Comment


        • #5
          bộ lọc nguồn Pi ...

          Nguyên văn bởi trieuvuhai Xem bài viết
          Hơ, cảm ơn chị nhiều ạ.
          Vậy thì kiểu lọc của em là lọc nguồn sau khi chỉnh lưu(kiểu thứ nhất mà chị nhắc đến), và theo như em hiểu thì ý chị là không cần dùng nhiều tụ 104 như thế mà chỉ cần tụ hóa thôi đúng không ạ?
          Hic, thế này thì chết Lan Hương mất thôi.

          Nghĩa là vẫn có tụ hóa (tụ DC) và tụ gốm (tụ AC). Ví dụ như ta lọc bằng LC thì tần số riêng của LC đó gấp 2 lần (hay 4 lần) tần số tín hiệu cần lọc là được. Lọc bằng RC thì tính thời hằng RC đó khoảng 2 lần (hay 4 lần) chu kỳ tín hiệu cần lọc.

          Hải xem hình nè:

          - Hình trên là bộ lọc hình Pi, tụ C1 lọc tàn dư nhấp nhô của nguồn sau chỉnh lưu. Tụ C2 tiếp tục lọc tàn dư nguồn và C3 lọc tín hiệu. Trị số L (hay R) và C3 tính hợp lý với tần số tín hiệu thì sẽ có nguồn tốt nhất cho nhu cầu mà không cần nhiều, nhất là những mạch cần nhỏ gọn trong công nghệ SMD.

          - Hình dưới là bộ lọc nguồn Pi "kép". Trong đó L (hay R) và C2 tính cho tàn dư nhấp nhô nguồn, LC3 tính cho tần số tín hiệu. Khu tần số riêng của cộng hưởng LC3 là modulo của tần số tín hiệu thì nguồn rất "sạch", các linh kiện tích cực sau nó sẽ cho tín hiệu nguyên dạng và mạnh mẽ nhất.

          Thân ái.

          Lan Hương.
          Attached Files

          Comment


          • #6
            Em biết là chị sẽ phải thốt lên: "Hic, thế này thì chết Lan Hương mất thôi.". Nhưng em vẫn thấy rất vui vì nó phản ảnh đúng trình độ kém cỏi của em, hi hi. Em đã hiểu hơn nhiều rồi, một lần nữa cảm ơn chị nha, thật ngưỡng mộ quá
            Em cũng muốn nói: Thân ái!

            Comment

            Về tác giả

            Collapse

            trieuvuhai Tìm hiểu thêm về trieuvuhai

            Bài viết mới nhất

            Collapse

            Đang tải...
            X