Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cách đọc tri số tụ điện

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cách đọc tri số tụ điện

    Vì em mới mày mò về điện tử nên bác nao trong diễn đàn có thể giúp chỉ cho em cách đọc trị số của các loại tụ điện được không ạ, các loại tụ vd như tụ gốm, tụ mica, tụ giấy... và các loại tụ mà em chưa bít nữa. cảm ơn các bác trước !

  • #2
    Làm ơn giùm đi

    Các bác giúp em với, em đang rất cần mà, sao không có ai giúp em vậy

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi HCC Xem bài viết
      Các bác giúp em với, em đang rất cần mà, sao không có ai giúp em vậy
      Hì, ngày trước mới bắt đầu học em cũng như bác vậy, sau đó kiếm được trang web có nói khá đầy đủ về tụ điện nên copy lại, giờ paste lên cho bác đây, nếu ai là chủ của trang web mà em đã copy bài thì cho em xin phép post lên nhé, tại lâu quá nên em không nhớ địa chỉ để ghi nguồn xuất xứ

      1/Phân loại tụ điện và cách đọc tụ điện

      Tụ điện theo đúng tên gọi chính là linh kiện có chức năng tích tụ năng lượng điện, nói một cách nôm na. Chúng thường được dùng kết hợp với các điện trở trong các mạch định thời bởi khả năng tích tụ năng lượng điện trong một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời tụ điện cũng được sử dụng trong các nguồn điện với chức năng làm giảm độ gợn sóng của nguồn trong các nguồn xoay chiều, hay trong các mạch lọc bởi chức năng của tụ nói một cách đơn giản đó là tụ ngắn mạch (cho dòng điện đi qua) đối với dòng điện xoay chiều và hở mạch đối với dòng điện 1 chiều.
      Trong một số các mạch điện đơn giản, để đơn giản hóa trong quá trình tính toán hay thay thế tương đương thì chúng ta thường thay thế một tụ điện bằng một dây dẫn khi có dòng xoay chiều đi qua hay tháo tụ ra khỏi mạch khi có dòng một chiều trong mạch. Điều này khá là cần thiết khi thực hiện tính toán hay xác định các sơ đồ mạch tương đương cho các mạch điện tử thông thường.
      Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại tụ điện khác nhau nhưng về cơ bản, chúng ta có thể chia tụ điện thành hai loại: Tụ có phân cực (có cực xác định) và tụ điện không phân cực (không xác định cực dương âm cụ thể).
      Để đặc trưng cho khả năng tích trữ năng lượng điện của tụ điện, người ta đưa ra khái niệm là điện dung của tụ điện. Điện dung càng cao thì khả năng tích trữ năng lượng của tụ điện càng lớn và ngược lại. Giá trị điện dung được đo bằng đơn vị Farad (kí hiệu là F). Giá trị F là rất lớn nên thông thường trong các mạch điện tử, các giá trị tụ chỉ đo bằng các giá trị nhỏ hơn như micro fara (μF), nano Fara (nF) hay picro Fara (pF).
      1F=106μF=109nF=1012pF

      Tụ hoá
      Tụ hóa là một loại tụ có phân cực. Chính vì thế khi sử dụng tụ hóa yêu cầu người sử dụng phải cắm đúng chân của tụ điện với điện áp cung cấp. Thông thường, các loại tụ hóa thường có kí hiệu chân cụ thể cho người sử dụng bằng các ký hiệu + hoặc = tương ứng với chân tụ.
      Có hai dạng tụ hóa thông thường đó là tụ hóa có chân tại hai đầu trụ tròn của tụ (tụ có ghi 220μF trên hình a) và loại tụ hóa có 2 chân nối ra cùng 1 đầu trụ tròn (tụ có ghi giá trị 10μF trên hình a). Đồng thời trên các tụ hóa, người ta thường ghi kèm giá trị điện áp cực đại mà tụ có thể chịu được. Nếu trường hợp điện áp lớn hơn so với giá trị điện áp trên tụ thì tụ sẽ bị phồng hoặc nổ tụ tùy thuộc vào giá trị điện áp cung cấp. Thông thường, khi chọn các loại tụ hóa này người ta thường chọn các loại tụ có giá trị điện áp lớn hơn các giá trị điện áp đi qua tụ để đảm bảo tụ hoạt động tốt và đảm bảo tuổi thọ của tụ hóa.

      Tụ Tantali

      Tụ Tantali cũng là loại tụ hóa nhưng có điện áp thấp hơn so với tụ hóa. Chúng khá đắt nhưng nhỏ và chúng được dùng khi yêu cầu về tụ dung lớn nhưng kích thước nhỏ.
      Các loại tụ Tantali hiện nay thường ghi rõ trên nó giá trị tụ, điện áp cũng như cực của tụ. Các loại tụ Tantali ngày xưa sử dụng mã màu để phân biệt. Chúng thường có 3 cột màu (biểu diễn giá trị tụ, một cột biểu diễn giá trị điện áp) và một chấm màu đặc trưng cho số các số không sau dấu phẩy tính theo giá trị μF. Chúng cũng dùng mã màu chuẩn cho việc định nghĩa các giá trị nhưng đối với các điểm màu thì điểm màu xám có nghĩa là giá trị tụ nhân với 0,01; trắng nhân 0,1 và đen là nhân 1. Cột màu định nghĩa giá trị điện áp thường nằm ở gần chân của tụ và có các giá trị như sau:


      Tụ thường và kí hiệu
      vàng=6,3V
      Đen= 10V
      Xanh lá cây= 16V
      Xanh da trời= 20V
      Xám= 25V
      Trắng= 30V
      Hồng= 35V

      Tụ không phân cực

      Các loại tụ nhỏ thường không phân cực. Các loại tụ này thường chịu được các điện áp cao mà thông thường là khoảng 50V hay 250V. Các loại tụ không phân cực này có rất nhiều loại và có rất nhiều các hệ thống chuẩn đọc giá trị khác nhau.
      Rất nhiều các loại tụ có giá trị nhỏ được ghi thẳng ra ngoài mà không cần có hệ số nhân nào, nhưng cũng có các loại tụ có thêm các giá trị cho hệ số nhân. Ví dụ có các tụ ghi 0.1 có nghĩa giá trị của nó là 0,1μF=100nF hay có các tụ ghi là 4n7 thì có nghĩa giá trị của tụ đó chính là 4,7nF

      Các loại tụ có dùng mã

      Mã số thường được dùng cho các loại tụ có giá trị nhỏ trong đó các giá trị được định nghĩa lần lượt như sau:
      - Giá trị thứ 1 là số hàng chục
      - Giá trị thứ 2 là số hàng đơn vị
      - Giá trị thứ 3 là số số không nối tiếp theo giá trị của số đã tạo từ giá trị 1 và

      2.Giá trị của tụ được đọc theo chuẩn là giá trị picro Fara (pF)
      - Chữ số đi kèm sau cùng đó là chỉ giá trị sai số của tụ.
      Ví dụ: tụ ghi giá trị 102 thì có nghĩa là 10 và thêm 2 số 0 đằng sau =1000pF = 1nF chứ không phải 102pF
      Hoặc ví dụ tụ 272J thì có nghĩa là 2700pF=2,7nF và sai số là 5%

      Tụ có dùng mã màu

      Sử dụng chủ yếu trên các tụ loại polyester trong rất nhiều năm. Hiện nay các loại tụ này đã không còn bán trên thị trường nữa nhưng chúng vẫn tồn tại trong khá nhiều các mạch điện tử cũ. Màu được định nghĩa cũng tương tự như đối với màu trên điện trở. 3 màu trên cùng lần lượt chỉ giá trị tụ tính theo pF, màu thứ 4 là chỉ dung sai và màu thứ 5 chỉ ra giá trị điện áp.
      Ví dụ tụ có màu nâu/đen/cam có nghĩa là 10000pF= 10nF= 0.01uF.
      Chú ý rằng ko có khoảng trống nào giữa các màu nên thực tế khi có 2 màu cạnh nhau giống nhau thì nó tạo ra một mảng màu rộng. Ví dụ Dải đỏ rộng/vàng= 220nF=0.22uF

      Tụ Polyester

      Ngày nay, loại tụ này cũng hiếm khi được sử dụng. Giá trị của các loại tụ này thường được in ngay trên tụ theo giá trị pF. Tụ này có một nhược điểm là dễ bị hỏng do nhiệt hàn nóng. Chính vì thế khi hàn các loại tụ này người ta thường có các kỹ thuật riêng để thực hiện hàn, tránh làm hỏng tụ.


      Tụ polyester
      Tụ điện biến đổi
      Tụ điện biến đổi thường được sử dụng trong các mạch điều chỉnh radio và chúng thường được gọi là tụ xoay. Chúng thường có các giá trị rất nhỏ, thông thường nằm trong khoảng từ 100pF đến 500pF.

      Tụ xoay
      Rất nhiều các tụ xoay có vòng xoay ngắn nên chúng không phù hợp cho các dải biến đổi rộng như là điện trở hoặc các chuyển mạch xoay. Chính vì thế trong nhiều ứng dụng, đặc biệt là trong các mạch định thời hay các mạch điều chỉnh thời gian thì người ta thường thay các tụ xoay bằng các điện trở xoay và kết hợp với 1 giá trị tụ điện xác định.

      Tụ chặn
      Tụ chặn là các tụ xoay có giá trị rất nhỏ. Chúng thường được gắn trực tiếp lên bản mạch điẹn tử và điều chỉnh sau khi mạch đã được chế tạo xong. Tương tự các biến trở hiện này thì khi điều chỉnh các tụ chặn này người ta cũng dùng các tuốc nơ vít loại nhỏ để điều chỉnh. Tuy nhiên do giá trị các tụ này khá nhỏ nên khi điều chỉnh, người ta thường phải rất cẩn thận và kiên trì vì trong quá trình điều chỉnh có sự ảnh hưởng của tay và tuốc nơ vít tới giá trị tụ.

      Các tụ chặn này thường có giá trị rất nhỏ, thông thường nhỏ hơn khoảng 100pF. Có điều đặc biệt là không thể giảm nhỏ được các giá trị tụ chặn về 0 nên chúng thường được chỉ định với các giá trị tụ điện tối thiểu, khoảng từ 2 tới 10 pF.
      Và con tim đã vui trở lại ....

      Comment


      • #4
        Hoặc bác cũng có thể vào đây để tham khảo
        http://dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=13199
        Và con tim đã vui trở lại ....

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi HCC Xem bài viết
          Các bác giúp em với, em đang rất cần mà, sao không có ai giúp em vậy
          Bạn có thể tham khảo cái này rất hay cho bạn , chỉ cần bạn nhập vào kí hiệu bạn nhìn thấy, thì nó sẽ cho ra giá trị tụ cho bạn
          còn cách tính thì như anh pass đã viết rất rỏ ở trên rồi
          chúc bạn thành cống
          Attached Files
          Last edited by thuat_dientu; 25-07-2008, 23:24.

          ĐƯỜNG ĐI KHÓ,
          KHÔNG KHÓ VÌ NGĂN SÔNG CÁCH NÚI
          MÀ CHỈ SỢ LÒNG NGƯỜI NGẠI NÚI E SÔNG !

          Comment


          • #6
            ai chi giup em voi co con tu no ghi the nay : 2G473j
            473j thi em biet con 2 g thi sao ah! bac nao biet tra loi giup em vao yahoo nhe koaica82@yahoo.com.vn.
            thank cac bac nhiu! co con no ghj 3a nua ......

            Comment


            • #7
              chi quan tam so 473 thoi , no co nghia là : 47pFx1000 = 47nF; 0,047uF

              Comment


              • #8
                Vui lòng cho em hỏi với
                Mấy cái tụ hay được hàn dính trên bảng mạch bé li ti thì làm thế nào để biết trị số của nó được bây giờ ?

                Comment


                • #9
                  mấy anh cho em hỏi tên và trị số, điện áp của linh kiện này là bao nhiêu, cái mạch xài 110V em cắm lộn 220V thì em này die, hình dạng nó giống như dưới đây nhưng ở dòng thứ 2 không phải 49P mà ghi là 42
                  http://users.fcpl.com/~ben/printerps..._component.jpg
                  Last edited by thang90; 26-02-2010, 22:56.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi thang90 Xem bài viết
                    mấy anh cho em hỏi tên và trị số, điện áp của linh kiện này là bao nhiêu, cái mạch xài 110V em cắm lộn 220V thì em này die, hình dạng nó giống như dưới đây nhưng ở dòng thứ 2 không phải 49P mà ghi là 42
                    http://users.fcpl.com/~ben/printerps..._component.jpg
                    chào bạn thắng. mình cũng đang cần tìm cái tụ y như của bạn, hàng Japan 110V trong bàn ủi hơi nước, các ký hiện trong hình y như của bạn nhung trị số là C271 còn cái 49P của bạn thì của minh là 42. cũng có ký hiệu SA như trong hình. ko biết mua ở đâu luôn, đi chợ nhật tap3 1 buổi, ai cũng lắc đầu. giúp mình với. mình có thể thay thế bằng con nào ha?

                    Comment


                    • #11
                      chào các bạn, xin cho mình hỏi trên một số mạch điện tử VD: như mạch loa LA4440 có ký hiệu tụ gốm là 0.047, vậy tụ này có giá trị bao nhiêu? mình xin cảm ơn nhiều

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi quangdien030 Xem bài viết
                        chào các bạn, xin cho mình hỏi trên một số mạch điện tử VD: như mạch loa LA4440 có ký hiệu tụ gốm là 0.047, vậy tụ này có giá trị bao nhiêu? mình xin cảm ơn nhiều
                        0.047 = 0.047 uF
                        email:
                        chỉ được liên lạc từ 19h00 - 21h30



                        Comment


                        • #13
                          Trên tụ có ghi 106H/200 thì đọc như thế nào ạ?
                          Theo em hiểu thì 200 là điện áp một chiều cực đại tụ chịu được. Còn phần 106H thì em không biết, thông thường dung sai có ký hiệu là F G J K M, cái này em không hiểu H là gì.
                          Ai biết chỉ cho em với ạ.

                          Comment


                          • #14
                            Tụ sangamo này đọc làm sao các Bạn ?]
                            Attached Files
                            Last edited by neworleans; 11-11-2012, 13:04.

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi thang90 Xem bài viết
                              mấy anh cho em hỏi tên và trị số, điện áp của linh kiện này là bao nhiêu, cái mạch xài 110V em cắm lộn 220V thì em này die, hình dạng nó giống như dưới đây nhưng ở dòng thứ 2 không phải 49P mà ghi là 42
                              http://users.fcpl.com/~ben/printerps..._component.jpg
                              Bạn kiểm tra lại xem nó có thông mạch không? Trên mạch điện nó đấu nối tiếp hay song song với nguồn sau cầu chì. Nếu đấu nối tiếp mà đo nội trở bằng vô cùng thì đây là điện trở nhiệt bảo vệ quá dòng. Điện áp cao dẫn đến quá dòng làm con này chết, cắt nguồn cho mạch. Nếu đấu sông song mà đo nội trở gần bằng 0 thì đây là con mut. Làm nhiệm vụ bảo vệ quá áp. Con này thường mắc song song với đường nguồn vào sau cầu chì. Con này chết làm ngắn mạch dẫn đến nổ cầu chì bảo vệ mạch.
                              FPT Service bảo hành, sửa chữa dịch vụ UPS, các loại nguồn công suất.
                              Mr Xô : Email :
                              ĐT : 01674524129

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              HCC Tìm hiểu thêm về HCC

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X