em cảm ơn nhé, vậy cho em hỏi vd mình có 2 tụ mình mắc song song với nhau mà dung lượng 2 tụ khác nhau; 1 tụ dung lớn, 1 tụ dung bé vậy tổng thời gian xả mình cũng tính là Tc = R.C theo tụ dung lớn luôn sao, và ko bit mình có thể tính đc thời gian nạp của tụ ko nhỉ, mong mấy anh giúp em hiểu rõ thêm về tụ nhé!
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Tổng quan về tụ điện
Collapse
This is a sticky topic.
X
X
-
Nguyên văn bởi hekin Xem bài viếtem cảm ơn nhé, vậy cho em hỏi vd mình có 2 tụ mình mắc song song với nhau mà dung lượng 2 tụ khác nhau; 1 tụ dung lớn, 1 tụ dung bé vậy tổng thời gian xả mình cũng tính là Tc = R.C theo tụ dung lớn luôn sao, và ko bit mình có thể tính đc thời gian nạp của tụ ko nhỉ, mong mấy anh giúp em hiểu rõ thêm về tụ nhé!Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết thì tra google.
Comment
-
tụ X2 và tụ Y2
Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viếtI/. Sơ lược về tụ điện.
Tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động bao gồm hai mặt dẫn điện gọi là khung, được phân cách bởi một chất cách điện, gọi là điện môi (không khí, giấy, mica, dầu nhờn, nhựa, cao su, gốm, thuỷ tinh...)
Giá trị của tụ điện là điện dung, được đo bằng đơn vị Farad (kí hiệu là F). Giá trị F là rất lớn nên hay dùng các giá trị nhỏ hơn như micro fara (μF), nano Fara (nF) hay picro Fara (pF).
1F=106μF=109nF=1012pF
2/. Phân loại tụ điện thường gặp.
1/. Theo tính chất lý hóa và ứng dụng : Có các loại tụ điện :
- Tụ điện phân cực : là loại tụ điện có hai đầu (-) và (+) rõ ràng, không thể mắc ngược đầu trong mạng điện DC. Chúng thường là tụ hóa học và tụ tantalium.
- Tụ điện không phân cực : Là tụ không qui định cực tính, đấu nối "thoải mái" vào mạng AC lẫn DC.
- Tụ điện hạ (thấp) áp và cao áp : Do điện áp làm việc mà có phân biệt "tương đối" này.
- Tụ lọc (nguồn) và tụ liên lạc (liên tầng) : Tụ điện dùng vào mục tiêu cụ thể thì gọi tên theo ứng dụng, và đây cũng là phân biệt "tương đối".
- Tụ điện tĩnh và tụ điện động (điều chỉnh được) : Đa số tụ điện có một trị số điện dung "danh định" nhưng cũng có các loại tụ điện cần điều chỉnh trị số cho phù hợp yêu cầu của mạch điện, như tụ điện trong mạch cộng hưởng hay dao động chẳng hạn.
2/. Theo cấu tạo và dạng thức :
- Tụ điện gốm (tụ đất) : Gọi tên như thế là do chúng được làm bằng ceramic, bên ngoải bọc keo hay nhuộm màu. Gốm điện môi được dùng là COG, X7R, Z5U v.v...
-* Tụ gốm đa lớp Là loại tụ gốm có nhiều lớp bản cực cách điện bằng gốm. Tụ này đáp ứng cao tần và điện áp cao hơn loại tụ gốm "thường" khoảng 4 --> 5 lần.
Tụ điện "gì chẳng rõ" mà anh KnowMore hỏi, chính là tụ gốm đa lớp này đây.
- Tụ giấy : Là tụ điện có bản cực là các lá nhôm hoặc thiếc cách nhau bằng lớp giấy tẩm dầu cách điện làm dung môi.
- Tụ mica màng mỏng : cấu tạo với các lớp điện môi là mica nhân tạo hay nhựa có cầu tạo màng mỏng (thin film) như Mylar, Polycarbonate, Polyester, Polystyrene (ổn định nhiệt 150 ppm / C).
Nhà máy Sản xuất tụ điện ICTI (công nghệ màng mỏng) Đà Nẵng là một đơn vị cung cấp linh kiện điện tử tại Việt Nam.
Tụ điện mica màng mỏng của Đà Nẵng.
-* Tụ bạc - mica : là loại tụ điện mica có bàn cực bằng bạc, khá nặng. Điện dung từ vài pF đến vài nF, độ ồn nhiệt rất bé. Tụ này dùng cho cao tần là ... hết biết.
- Tụ hóa học : Là tụ giấy có dung môi hóa học đặc hiệu --> tạo điện dung cao và rất cao cho tụ điện. Nếu bên ngoài có vỏ nhôm bọc nhựa thì còn gọi là tụ nhôm.
-* Tụ siêu hóa (Super Chimical Capacitance) : dùng dung môi đất hiếm, tụ này nặng hơn tụ nhôm hóa học và có trị số cực lớn, có thể đến hàng Farad. Tụ có thể dùng như một nguồn pin cấp cho vi xử lý hay các mạch đồng hồ (clock) cần cấp điện liên tục.
-* Tụ hóa sinh là Siêu tụ điện thay thế cho pin trong việc lưu trữ điện năng trong các thiết bị điện tử di động, dùng lginate trong tảo biển nâu làm nền dung môi --> lượng điện tích trữ siêu lớn và giảm chỉ 15% sau mỗi chu kỳ 10.000 lần sạc.
- Tụ tantalium : Tụ này có bản cực nhôm và dùng gel tantal làm dung môi, có trị số rất lớn với thể tích nhỏ.
- Tụ vi chỉnh và tụ xoay : Có loại gốm, loại mica và loại kim loại. Thứ này nói nhiều rồi, xin không nhắc lại.
Thân ái.
Lan Hương. (còn nữa)
cảm ơn nhiềuPhân phối kim thu sét ....thiết bị chống sét lan truyền,phụ kiện
Comment
-
Nguyên văn bởi hekin Xem bài viếtem cảm ơn nhé, vậy cho em hỏi vd mình có 2 tụ mình mắc song song với nhau mà dung lượng 2 tụ khác nhau; 1 tụ dung lớn, 1 tụ dung bé vậy tổng thời gian xả mình cũng tính là Tc = R.C theo tụ dung lớn luôn sao, và ko bit mình có thể tính đc thời gian nạp của tụ ko nhỉ, mong mấy anh giúp em hiểu rõ thêm về tụ nhé!
Comment
-
Nguyên văn bởi 4rev Xem bài viếtNối tiếp điện trở cũng có thể tăng thời gian đó
Comment
-
Nguyên văn bởi caovanhuong Xem bài viếtnếu bạn nối tiếp điện trở thì diện trở nó tăng lên => thòi gian xả của tụ sẽ giảm đi (dung kháng của tụ giảm rất nhanh). nếu dùng điện trở thì bạn chọn loại điện trờ có trị số càng nhỏ thì thời gian xả tụ càng lâu, họac là mắc// nhiều diện trở với nhau.
Comment
-
Nguyên văn bởi caovanhuong Xem bài viếtkhông tính riêng theo tụ lớn hay tụ nhỏ mà tính bằng tổng dung kháng của hại tụ cộng lại (vì khi mắc // nhiều tụ với nhau thì dung kháng của tụ tăng lên và bằng tổng dung kháng các tụ cộng lại).
Đối diện với dung kháng là cảm kháng - điện trở xoay chiều của cuộn cảm, công thức tính cảm kháng: Xl = 2*pi*f*L, đơn vị cũng là Ôm.
Cả 2 đại lượng cảm kháng và dung kháng người ta gọi chung là trở kháng, ký hiệu là X để phân biệt với điện trở thuần (R). Trong 1 mạch điện bất kỳ (kỹ thuật mạch gọi là mạng 1 cửa, 2 cửa) nó có thể chứa tụ điện hoặc cuộn cảm hoặc cả 2, khi đó phát sinh khái niệm "trở kháng vào", "trở kháng ra" và nhu cầu tính toán các đại lượng này. Trở kháng vào/ra của 1 mạch điện là 1 đại lượng véc tơ (tức là có hướng và độ dài). Tùy theo kết quả tính toán cái mạch đó mà người ta nhận thấy trở kháng (vào/ra) của mạch là vecto có góc dương, âm hay bằng không mà kết luận tính chất vào/ra của mạch đó, ví dụ véc tơ trở kháng có góc dương người ta nói mạch vào/ra đó có tính cảm kháng, nếu góc âm thì nó mang tính dung kháng, còn nếu bằng không thì người ta nói nó có tính thuần trở (tức là tương đương với 1 điện trở thuần).
Còn đại lượng mà bạn nói là nó có giá trị cộng gộp khi mắc nhiều tụ song song đó là điện dung (ký hiệu là C, đơn vị là Fara) chứ. Phải chú thích rõ ràng không thì các bạn mới học cứ gọi nhầm mãi nó quen sẽ thành sai căn bản mất."Imagination is better than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world" - Albert Einstein
Comment
-
Vì chủ đề là tổng quan về tụ điện và thấy có nói về cái gọi là siêu tụ điện nên tôi góp 1 bài bổ túc 1 vài thông tin:
Từ nhiều năm nay, đâu đó có người nói về siêu tụ điện và "đồn thổi" rằng nó là công nghệ đột phá, rằng có thể thay thế hoàn toàn các loại pin và acquy cổ điển. Nhưng hình như không mấy ai rành về các thông số đặc trưng của nó. Ultra Capacitor là loại tụ có dung lượng rất rất lớn, cỡ 47,000 uF trở lên thì được gọi là siêu tụ điện. Về giá trị điện dung thì đúng và siêu tụ điện không phải là công nghệ gì mới mẻ. Đặc trưng của siêu tụ điện là 3 thông số: Điện dung (đơn vị là Fara), điện áp đánh thủng hay điện áp làm việc cũng vậy (đơn vị: Volts), và một thông số ít thấy người ta nhắc tới chính là nội trở (đơn vị là ôm, kilo ôm). Nghe nói đến siêu tụ điện rất nhiều người nghĩ rằng nó là 1 chiếc tụ như những tụ hóa thông thường nhưng có điẹn dung rất lớn, và thế là bắt đầu tượng tượng ra 1 viễn cảnh có thể dùng nó thay thế cho acquy xe máy, rồi thậm chí acquy oto, rồi nguồn dự phòng UPS với thời gian nạp siêu nhanh (tôi nghe đâu đó có một ông nói: Xe đạp điện dùng siêu tụ điện x Fara có thể chạy 60-70km mới phải sạc điện và thời gian sạc chỉ mất có 4 hay 5 giây!!! Thế rồi ông đó bắt đầu một loạt các bài tút và quảng cáo về công nghệ đó của ông, có ai hỏi ngỏ ý muôn theo ông xem thử sản phẩm đó của ông thì ông nói nó là bí mật thương mại không thể tùy tiện tiết lộ. Rồi ông hãnh diện với tôi rằng ông ta đang nắm trong tay công nghệ chế tạo siêu tụ điện đó và sẽ làm cuộc cách mạng về vehicle ở VN và cả thế giới!...
Tỉnh giấc mộng đi các bạn, nếu muốn có nguồn năng lượng có kích thước siêu nhỏ mà lại có siêu công suất thì hãy nghĩ đến năng lượng hạt nhân trươc đi đã. Vì cứ mơ mộng với siêu tụ điện bạn sẽ vỡ mộng và làm trò hề cho thiên hạ đấy.
Vì sao: Cả thế giới bây giờ không lạ gì về siêu tụ điện cả và siêu tụ điện vẫn đang từng ngày được cải tiến công nghệ nhưng ít nhất là trong khoảng vài thập niên nữa may ra mới giải quyết được vấn đề nội trở "siêu lớn" của nó. Bạn biết không, một siêu tụ điện thuộc loại cao cấp có điện trở nội vào cỡ 50 ôm đến 200 ôm. Còn các loại rẻ tiền, bình tường vẫn bán nhan nhản ngoài chợ thì nội trở của nó lên tới hàng kilo ôm cơ. Ngay cả với 1 siêu tụ chỉ có nội trở 50 ôm thôi bạn nghĩ là nó có thể cung cấp 1 dòng điện 130A để nổ máy chiếc matiz của bạn ư?? Và bạn cũng tin tưởng rằng với nội trở 50 ôm nó có thể nạp được đủ điện trong thời gian vài giây?
Siêu tụ điện vẫn có chỗ đứng của nó nhưng chỉ dùng làm nguồn cung cấp cho các thiết bị tiêu tốn ít năng lượng thôi, ví dụ nguồn nuôi chip nhớ, chíp vi xử lý, máy tính bỏ túi...
Có bạn nào muốn xem tận mắt cái siêu tụ điện made in USA của tôi trực tiếp xách tay từ Mỹ về tì liên hệ tôi cho xem
Bài viết theo chừng mực thông tin mà tôi biết, có gì chưa đúng xin mọi người góp ý cho tôi được học hỏi và cập nhật những thông tin mới mới )"Imagination is better than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world" - Albert Einstein
Comment
-
Nguyên văn bởi tamthientai Xem bài viếtsao kô nói luôn chức năng của tụ điện làm dân kô hoc điện như em đọc xong mà kô bik nó làm cái jì"Imagination is better than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world" - Albert Einstein
Comment
-
Comment
-
Nguyên văn bởi hanguyen Xem bài viết(tôi nghe đâu đó có một ông nói: Xe đạp điện dùng siêu tụ điện x Fara có thể chạy 60-70km mới phải sạc điện và thời gian sạc chỉ mất có 4 hay 5 giây!!! Thế rồi ông đó bắt đầu một loạt các bài tút và quảng cáo về công nghệ đó của ông, có ai hỏi ngỏ ý muôn theo ông xem thử sản phẩm đó của ông thì ông nói nó là bí mật thương mại không thể tùy tiện tiết lộ. Rồi ông hãnh diện với tôi rằng ông ta đang nắm trong tay công nghệ chế tạo siêu tụ điện đó và sẽ làm cuộc cách mạng về vehicle ở VN và cả thế giới!...
Bây giờ giả sử Nhóc là người rất giỏi (giả sử thôi nhé ) và đã từng ra chục nước trên thế giới, lấy được chục bằng tiến sĩ của các trường nổi tiếng.
Anh thử tưởng tượng, những công nghệ đó là những bí mật hái ra tiền của các đại gia hàng đầu thế giới, một người như Nhóc có dễ gì nắm được không?
Giả sử Nhóc có được từ việc trộm kiến thức, đầu tiên Nhóc sẽ bị kiện ra tòa vì ăn cắp công nghệ. Nếu không thì cũng bị chủ công nghệ thuê mafia xử đẹp.
Nếu Nhóc có được từ nghiên cứu thực sự, Nhóc sẽ bán nó ở ngoại quốc với giá hàng tỷ USD, chứ không có chuyện đem về VN để kiếm tài trợ vài chục nghìn USD? Vì nếu không bán, cũng sẽ không yên.
Còn nếu Nhóc có được từ sao chép cóp nhặt trên mạng thì mớ thông tin hổ lốn đó chẳng khác gì chuyện trà dư tửu hậu, chỉ nói chơi cho vui, chứ chẳng thể nào đưa vào thực hiện được.
Mà nếu thông tin đó hữu dụng, nghĩa là có thể thực hiện được, thì điều đó có nghĩa là công nghệ đã lạc hậu rồi. Mình đi sau người ta cà thế kỷ rồi, chứ cách mạng cái nỗi gì?Nhóc thích nghịch điện,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu mấy anh.
Hi hi.
Comment
-
Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viếtMà nếu thông tin đó hữu dụng, nghĩa là có thể thực hiện được, thì điều đó có nghĩa là công nghệ đã lạc hậu rồi. Mình đi sau người ta cà thế kỷ rồi, chứ cách mạng cái nỗi gì?"Imagination is better than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world" - Albert Einstein
Comment
-
Cái siêu tụ cổ nhất tui thấy nằm trong cái Board điều khiển của máy EDM của Daisan, sản xuất hình như năm 1982, 0.47F-5.5V, một số board điều khiển tương đương thì dùng pin Ni-Cd 3.6V thay cho tụ. Một số khác( rất nhiều) nằm trong encoder động cơ Acservo của Yaskawa, sản xuất tầm năm 1988-1990, 0.1f-5.5V, do tui hay làm về mấy cái này mà. Không biết hồi đó có thành cuộc cách mạng trữ năng gì gì đó không nhỉ?
Comment
-
1/. Tổng trở xuất (ngõ ra) của tầng trườc phải tương đương với tổng trở nhập (ngã vào) của tầng sau. Total trở kháng ra mixed (trộn) bởi các tầng trước bằng total trờ kháng ngõ vào của tầng sau (xin xem thêm về "phối hợp tổng trở", còn gọi là "điều hợp trở kháng").
Đây là một trong những vấn đề căn bản trong thiết kế mạch điện tử.
Nhận định chị LH đặt ra, với BJT, thì chúng ta nhìn nhận được, với Mossfet, hay fet, thì kho' hiểu, bởi với đầu vào của Fet hay MoS, thì trở vào là lớn, ta cứ phải thiết kế trở đầu ra của mạch tiền lớn sao>> sẽ tổn hao công suất của mạch.
Comment
Về tác giả
Collapse
Lan Hương's my small sister. I'm Huyền Trang, my husband's Dr.Kim.I love him
Tìm hiểu thêm về lanhuong
Bài viết mới nhất
Collapse
-
Trả lời cho Hỏi cách điều chế xungbởi thetungBạn cho qua cái Tờ ri gơ Sờ mít ấy ......
-
Channel: Kỹ thuật điện tử tương tự
16-12-2024, 11:26 -
-
Trả lời cho Hỏi cách điều chế xungbởi nguyendinhvanCó gì mà khó ?
Răn cưa vuông đây
...-
Channel: Kỹ thuật điện tử tương tự
15-12-2024, 23:36 -
-
Trả lời cho hỏi về tụ điệnbởi ndp62Chữ " VENT" không phải là tên hãng sx tụ đâu ,vó thế là 1 ký hiệu liên quan tụ lowesr ?
-
Channel: Điện thanh
15-12-2024, 18:24 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về nguồn tổ ong 12vbởi bqvietTrừ trường hợp công suất (rất) thấp, hầu như tất cả các loại nguồn xung thông thường đều có tụ nhỏ 1 - 10nF nối giữa sơ cấp và thứ cấp, để thoát nhiễu và để chống hiện tượng tương tự tĩnh điện. Vụ này đã thảo luận vài...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
14-12-2024, 22:02 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về nguồn tổ ong 12vbởi namlangnhoE thử 3 cái nguồn nó đều giống nhau. Nên e làm tiếp địa luôn.
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
14-12-2024, 19:58 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về nguồn tổ ong 12vbởi mèomướpDạ chú sắm con át chống giật và thay nguồn tổ ong khác cho an toàn ạ. Đa phần nguồn xung đều xả nhiễu của bên thứ cấp về điện lưới qua 1 con tụ nên cảm giác tê sẽ khó xác định rõ ràng là do rò điện hay là nó vốn vậy...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
14-12-2024, 18:51 -
-
bởi namlangnhoXin chào mọi người. E có sử dụng 1 cục nguồn tổ ong 12v-30A chạy đèn led xe trà sữa. Mà thợ thi công bị rò điện nên điện rò ra khung xe. E dùng đồng hồ đo điện ở khung xe và cả output thì thấy có dòng điện xoay chiều hơn 100v. Nên chạm...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
14-12-2024, 00:12 -
-
bởi Manh.n.trCác bác cho em hỏi cách điều chế xung răng cưa sang xung vuông với ạ. Em đang thấy khó ạ...
-
Channel: Kỹ thuật điện tử tương tự
13-12-2024, 20:46 -
-
Trả lời cho hỏi về thiết kế mạch tuần tự trên proteusbởi Hatruong1309
-
Channel: Hỗ trợ học tập
12-12-2024, 00:33 -
-
bởi Hatruong1309Cho e hỏi là phần chân X thì nối cái j thì mạch mới chạy được ạ và kiểm tra đúng sai kiểu j ạ
Đề bài thiết kế mạch dãy đồng bộ nhận biết dãy tín hiệu vào ở dạng nhị phân được đưa liên tiếp ở đầu vào X và được đồng...-
Channel: Hỗ trợ học tập
12-12-2024, 00:33 -
Comment