Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tổng quan về tụ điện

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Đi tìm bài cụ thể.

    Comment


    • #47
      còn cái tụ điện trên máy cái motor gắn kèm xe đồ chơi là loại tụ ji` hả mọi người và có tác dụng ji`
      Yêu Công Nghệ.........

      Comment


      • #48
        Nguyên văn bởi hugovodich Xem bài viết
        còn cái tụ điện trên máy cái motor gắn kèm xe đồ chơi là loại tụ ji` hả mọi người và có tác dụng ji`
        cái tụ đó là tụ gốm hay còn gọi là tụ pi, nó có tác dụng chống tia lửa điện do động cơ khi quay tạo ra và chống nhiễu cho bộ điều khiển.

        Comment


        • #49
          nó còn có một cái tên thân thiện hơn đó là tụ đất.
          hehe.
          Đúng là người Việt Nam !!!
          Thích nghe tụ nổ !
          Thích xem nổ tụ !

          Comment


          • #50
            SMD ceramic làm thế nào để biết được giá trị của nó ạ? vì cái này nó bé tí xíu

            Comment


            • #51
              vây cho em hỏi tụ liên lạc thì chọn hiêu điện thế của tụ bao nhiêu cũng được phải ko

              Comment


              • #52
                Bổ sung bài viết của chi Lan Hương

                Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                I/. Sơ lược về tụ điện.

                Tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động bao gồm hai mặt dẫn điện gọi là khung, được phân cách bởi một chất cách điện, gọi là điện môi (không khí, giấy, mica, dầu nhờn, nhựa, cao su, gốm, thuỷ tinh...)



                Giá trị của tụ điện là điện dung, được đo bằng đơn vị Farad (kí hiệu là F). Giá trị F là rất lớn nên hay dùng các giá trị nhỏ hơn như micro fara (μF), nano Fara (nF) hay picro Fara (pF).

                1F=106μF=109nF=1012pF

                2/. Phân loại tụ điện thường gặp.

                1/. Theo tính chất lý hóa và ứng dụng : Có các loại tụ điện :

                - Tụ điện phân cực : là loại tụ điện có hai đầu (-) và (+) rõ ràng, không thể mắc ngược đầu trong mạng điện DC. Chúng thường là tụ hóa học và tụ tantalium.

                - Tụ điện không phân cực : Là tụ không qui định cực tính, đấu nối "thoải mái" vào mạng AC lẫn DC.



                - Tụ điện hạ (thấp) áp và cao áp : Do điện áp làm việc mà có phân biệt "tương đối" này.

                - Tụ lọc (nguồn) và tụ liên lạc (liên tầng) : Tụ điện dùng vào mục tiêu cụ thể thì gọi tên theo ứng dụng, và đây cũng là phân biệt "tương đối".

                - Tụ điện tĩnh và tụ điện động (điều chỉnh được) : Đa số tụ điện có một trị số điện dung "danh định" nhưng cũng có các loại tụ điện cần điều chỉnh trị số cho phù hợp yêu cầu của mạch điện, như tụ điện trong mạch cộng hưởng hay dao động chẳng hạn.

                2/. Theo cấu tạo và dạng thức :

                - Tụ điện gốm (tụ đất) : Gọi tên như thế là do chúng được làm bằng ceramic, bên ngoải bọc keo hay nhuộm màu. Gốm điện môi được dùng là COG, X7R, Z5U v.v...



                -* Tụ gốm đa lớp Là loại tụ gốm có nhiều lớp bản cực cách điện bằng gốm. Tụ này đáp ứng cao tần và điện áp cao hơn loại tụ gốm "thường" khoảng 4 --> 5 lần.

                Tụ điện "gì chẳng rõ" mà anh KnowMore hỏi, chính là tụ gốm đa lớp này đây.

                - Tụ giấy : Là tụ điện có bản cực là các lá nhôm hoặc thiếc cách nhau bằng lớp giấy tẩm dầu cách điện làm dung môi.



                - Tụ mica màng mỏng : cấu tạo với các lớp điện môi là mica nhân tạo hay nhựa có cầu tạo màng mỏng (thin film) như Mylar, Polycarbonate, Polyester, Polystyrene (ổn định nhiệt 150 ppm / C).

                Nhà máy Sản xuất tụ điện ICTI (công nghệ màng mỏng) Đà Nẵng là một đơn vị cung cấp linh kiện điện tử tại Việt Nam.


                Tụ điện mica màng mỏng của Đà Nẵng.

                -* Tụ bạc - mica : là loại tụ điện mica có bàn cực bằng bạc, khá nặng. Điện dung từ vài pF đến vài nF, độ ồn nhiệt rất bé. Tụ này dùng cho cao tần là ... hết biết.

                - Tụ hóa học : Là tụ giấy có dung môi hóa học đặc hiệu --> tạo điện dung cao và rất cao cho tụ điện. Nếu bên ngoài có vỏ nhôm bọc nhựa thì còn gọi là tụ nhôm.



                -* Tụ siêu hóa (Super Chimical Capacitance) : dùng dung môi đất hiếm, tụ này nặng hơn tụ nhôm hóa học và có trị số cực lớn, có thể đến hàng Farad. Tụ có thể dùng như một nguồn pin cấp cho vi xử lý hay các mạch đồng hồ (clock) cần cấp điện liên tục.

                -* Tụ hóa sinhSiêu tụ điện thay thế cho pin trong việc lưu trữ điện năng trong các thiết bị điện tử di động, dùng lginate trong tảo biển nâu làm nền dung môi --> lượng điện tích trữ siêu lớn và giảm chỉ 15% sau mỗi chu kỳ 10.000 lần sạc.



                - Tụ tantalium : Tụ này có bản cực nhôm và dùng gel tantal làm dung môi, có trị số rất lớn với thể tích nhỏ.



                - Tụ vi chỉnh và tụ xoay : Có loại gốm, loại mica và loại kim loại. Thứ này nói nhiều rồi, xin không nhắc lại.

                Thân ái.

                Lan Hương. (còn nữa)
                Tụ có dùng mã màu

                Sử dụng chủ yếu trên các tụ loại polyester trong rất nhiều năm. Hiện nay các loại tụ này đã
                không còn bán trên thị trường nữa nhưng chúng vẫn tồn tại trong khá nhiều các mạch điện tử cũ. Màu được định nghĩa cũng tương tự như đối với màu trên điện trở. 3 màu trên cùng lần lượt chỉ giá trị tụ tính theo pF, màu thứ 4 là chỉ dung sai và màu thứ 5 chỉ ra giá trị điện áp.

                Ví dụ tụ có màu nâu/đen/cam có nghĩa là 10000pF= 10nF= 0.01uF.

                Chú ý rằng ko có khoảng trống nào giữa các màu nên thực tế khi có 2 màu cạnh nhau giống nhau thì nó tạo ra một mảng màu rộng. Ví dụ Dải đỏ rộng/vàng= 220nF=0.22uF

                Tụ Polyester

                Ngày nay, loại tụ này cũng hiếm khi được sử dụng. Giá trị của các loại tụ này thường được in ngay trên tụ theo giá trị pF. Tụ này có một nhược điểm là dễ bị hỏng do nhiệt hàn nóng. Chính vì thế khi hàn các loại tụ này người ta thường có các kỹ thuật riêng để thực hiện hàn, tránh làm hỏng tụ.
                Y!:

                Mail:

                Comment


                • #53
                  các pro cho em hoi mot chút xíu . em có bộ loa 2.1 em thử hai loa nhỏ văn dùng tốt .nhưng khi cắm vào hai rắc thì một loa lại không nghe được có phải ở bên trong soup nó bị chết một con tụ nào đó phải không ạ .hay chết con anof khác xin các sư huyng chỉ giáo rùm

                  Comment


                  • #54
                    Anh, (hay Chi) co the cho em biet tai lieu noi ve chuc nang cua tu dien khong ?(ebook thi cang tot).Em moi hoc thay nhieu cho trong mach nap tu ma khong hieu. em moi hoc cau kien dien tu ma no cung chi noi chung chung.

                    Comment


                    • #55
                      Nguyên văn bởi hanguyen Xem bài viết
                      (tôi nghe đâu đó có một ông nói: Xe đạp điện dùng siêu tụ điện x Fara có thể chạy 60-70km mới phải sạc điện và thời gian sạc chỉ mất có 4 hay 5 giây!!! Thế rồi ông đó bắt đầu một loạt các bài tút và quảng cáo về công nghệ đó của ông, có ai hỏi ngỏ ý muôn theo ông xem thử sản phẩm đó của ông thì ông nói nó là bí mật thương mại không thể tùy tiện tiết lộ. Rồi ông hãnh diện với tôi rằng ông ta đang nắm trong tay công nghệ chế tạo siêu tụ điện đó và sẽ làm cuộc cách mạng về vehicle ở VN và cả thế giới!...
                      Ông gì gì đó quên mất một chi tiết đúng đến muôn đời, đó là điện lượng được tính theo công thức Q = I.t.
                      Giả sử ông ta có một siêu siêu tụ chứa lượng điện đủ cho xe đạp chạy 60 kms, cho là V=12V, I = 10A và tốc độ xe đạp là 40km/h, vậy thời gian tụ xả điện đến mức tới hạn là 1,5 giờ = 90 phút. Điện lượng khả dụng của tụ là 15Ah
                      Nếu muốn nạp lại tụ trong 1 phút (60 giây), dòng nạp phải là 900 A !
                      Nạp trong 6 giây (như ổng tuyên bố), dòng nạp sẽ là 9000 A !

                      Comment


                      • #56
                        cac bro oi cho new hoi ti
                        the nao la qua do va the nao la xac lap trong tu dienvay
                        sao lại ngày mai mà không phải bây giờ.
                        không nên nói là đã đọc mà vấn đề là đã đọc được cái gì sau trang sách.

                        Comment


                        • #57
                          hom nay khong co ai o day a
                          sao lại ngày mai mà không phải bây giờ.
                          không nên nói là đã đọc mà vấn đề là đã đọc được cái gì sau trang sách.

                          Comment


                          • #58
                            chan!sao k ai ol ca vay
                            sao lại ngày mai mà không phải bây giờ.
                            không nên nói là đã đọc mà vấn đề là đã đọc được cái gì sau trang sách.

                            Comment


                            • #59
                              cac anh chi oi chỉ dùm em với

                              Comment


                              • #60
                                mình muốn hỏi thế này: có thể thay thế giữa các tụ phân cực với không phân cực có cùng giá trị không?
                                mình có mấy cái tụ nhưng không có ghi giá trị, vậy muốn đo thì làm thế nào?

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                lanhuong Lan Hương's my small sister. I'm Huyền Trang, my husband's Dr.Kim.I love him Tìm hiểu thêm về lanhuong

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X