cam on ban rat nhieu
Nguyên văn bởi lanhuong
Xem bài viết
Câu hỏi của bạn vừa rộng vừa không rõ lắm nên hơi khó trả lời. Lan Hương xin mở rộng câu trả lời theo hướng tổng quan về tụ điện liên lạc và mạch liên lạc dùng tụ.
Chọn tụ điện để liên lạc giữa các tầng chức năng (thường là khuếch đại) thường được chọn "hàm hồ". Nghĩa là thường chọn theo cảm tính và kinh nghiệm, thường thì tài liệu lý thuyết cũng bị bỏ quên ví ... xem thường, hay vì nó ... khó quá không chừng.
Để chọn tụ liên lạc tốt giữa các tầng khuếch đại cần chú ý :
1/. Tổng trở xuất (ngõ ra) của tầng trườc phải tương đương với tổng trở nhập (ngã vào) của tầng sau. Total trở kháng ra mixed (trộn) bởi các tầng trước bằng total trờ kháng ngõ vào của tầng sau (xin xem thêm về "phối hợp tổng trở", còn gọi là "điều hợp trở kháng").
Đây là một trong những vấn đề căn bản trong thiết kế mạch điện tử.
2/. Qui chuẩn tính chất vật lý của tín hiệu : Tần số, dạng tín hiệu v.v... phải được nắm bắt kỹ. Ví dụ : có cả một dải tần đi qua tụ liên lạc đó, thì ta phải nắm được tần số trung tâm + dải tần số tác dụng. Tín hiệu dạng xung thì phải nắm được tần số chính và các hoạ tần của nó (hài - harmonic).
3/. Việc chọn tụ liên lạc (hay mạch liên lạc có tụ) đúng sẽ làm giảm nguy cơ nhiễu, tiếng ồn hay méo tín hiệu (noise, distortion) tự dao động, bức xạ ngoài ý muốn, tổn hao vô ích v.v... trong các mạch khuếch đại, bảo đảm dạng tín hiệu. Ví dụ, tín hiệu là dạng xung thì phần liên lạc (có tụ) phải bảo đảm đưa được tần số trung tâm và tổng hài (total harmonics) của nó dạng xung ấy mới được đưa qua trọn vẹn mà không bị méo dạng.
Như vậy thì vấn đề tụ liên lạc trở nên dễ dàng. Nếu lấy mạch đẳng hiệu thì ta có hai tổng trở R(zA) của ngõ ra tầng trước song song với R(zB) của ngõ vào tầng sau nối tiếp với Z(C) của tụ liên lạc, f(S) là tần số trung tâm của tín hiệu .
Thời hằng của mạch liên lạc :
t = 1/ f(S) = (Sqrt)2 x RC.
Với R ~ R(zA) + R(zB) / R(zA) x R(zB) (ohm) = Z(C)
Các tính toán cụ thể đều có trong chương trình Phổ thông, các bạn ôn một tí là dễ dàng áp dụng được ngay.
4/. Chú ý :
- Khi tổng trở ngõ ra tầng trước sai khác với tổng trở ngõ vào tầng sau thì thêm R nối tiếp với C và R song song với các tổng trở để bù lại. Gọi là R-C "bù tổng trở". Đôi khi sự "bù" này không thoả mãn nổi thì phải có tầng phối hợp trở kháng nằm giữa hai tầng để làm nhiệm vụ này. Ví dụ : đưa tín hiệu ngõ ra của máy MP3 (~600 Ohm) vào ngõ Mic in (10K Ohm) chẳng hạn.
- Để bảo đảm dạng tín hiệu không sin hay dải thông tín hiệu quá rộng có thể cần đến vài cụm liên lạc R-C ghép song song / nối tiếp nhau để đạt hiệu quả liên lạc mong muốn.
Thân ái, chúc thành công.
Lan Hương.
Chọn tụ điện để liên lạc giữa các tầng chức năng (thường là khuếch đại) thường được chọn "hàm hồ". Nghĩa là thường chọn theo cảm tính và kinh nghiệm, thường thì tài liệu lý thuyết cũng bị bỏ quên ví ... xem thường, hay vì nó ... khó quá không chừng.
Để chọn tụ liên lạc tốt giữa các tầng khuếch đại cần chú ý :
1/. Tổng trở xuất (ngõ ra) của tầng trườc phải tương đương với tổng trở nhập (ngã vào) của tầng sau. Total trở kháng ra mixed (trộn) bởi các tầng trước bằng total trờ kháng ngõ vào của tầng sau (xin xem thêm về "phối hợp tổng trở", còn gọi là "điều hợp trở kháng").
Đây là một trong những vấn đề căn bản trong thiết kế mạch điện tử.
2/. Qui chuẩn tính chất vật lý của tín hiệu : Tần số, dạng tín hiệu v.v... phải được nắm bắt kỹ. Ví dụ : có cả một dải tần đi qua tụ liên lạc đó, thì ta phải nắm được tần số trung tâm + dải tần số tác dụng. Tín hiệu dạng xung thì phải nắm được tần số chính và các hoạ tần của nó (hài - harmonic).
3/. Việc chọn tụ liên lạc (hay mạch liên lạc có tụ) đúng sẽ làm giảm nguy cơ nhiễu, tiếng ồn hay méo tín hiệu (noise, distortion) tự dao động, bức xạ ngoài ý muốn, tổn hao vô ích v.v... trong các mạch khuếch đại, bảo đảm dạng tín hiệu. Ví dụ, tín hiệu là dạng xung thì phần liên lạc (có tụ) phải bảo đảm đưa được tần số trung tâm và tổng hài (total harmonics) của nó dạng xung ấy mới được đưa qua trọn vẹn mà không bị méo dạng.
Như vậy thì vấn đề tụ liên lạc trở nên dễ dàng. Nếu lấy mạch đẳng hiệu thì ta có hai tổng trở R(zA) của ngõ ra tầng trước song song với R(zB) của ngõ vào tầng sau nối tiếp với Z(C) của tụ liên lạc, f(S) là tần số trung tâm của tín hiệu .
Thời hằng của mạch liên lạc :
t = 1/ f(S) = (Sqrt)2 x RC.
Với R ~ R(zA) + R(zB) / R(zA) x R(zB) (ohm) = Z(C)
Các tính toán cụ thể đều có trong chương trình Phổ thông, các bạn ôn một tí là dễ dàng áp dụng được ngay.
4/. Chú ý :
- Khi tổng trở ngõ ra tầng trước sai khác với tổng trở ngõ vào tầng sau thì thêm R nối tiếp với C và R song song với các tổng trở để bù lại. Gọi là R-C "bù tổng trở". Đôi khi sự "bù" này không thoả mãn nổi thì phải có tầng phối hợp trở kháng nằm giữa hai tầng để làm nhiệm vụ này. Ví dụ : đưa tín hiệu ngõ ra của máy MP3 (~600 Ohm) vào ngõ Mic in (10K Ohm) chẳng hạn.
- Để bảo đảm dạng tín hiệu không sin hay dải thông tín hiệu quá rộng có thể cần đến vài cụm liên lạc R-C ghép song song / nối tiếp nhau để đạt hiệu quả liên lạc mong muốn.
Thân ái, chúc thành công.
Lan Hương.
Comment