Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đề xuất giải pháp ổn áp phòng nét gần trạm hàn, điện không ổn định

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi 123456q Xem bài viết
    Khi D-S đang có nguồn cấp, G hở tại sao lại thủng mosfet???, G hở tức là Ugs=0, nó sẽ cắt nguồn chứ.
    Tôi đọc trên mạng thấy ko rõ lắm về mosfet. Cụ thể ở trang https://sites.google.com/site/tanatodatasheet/mosfet phần 2-nguyên lý hoạt động, ví dụ giống hình tren nói là khi tắt khóa K - ngừng cấp điện cho Ugs thì mosfet sẽ đóng, đèn tắt ==>G hở, như bác Quocthaibmt nói ở trên thì mosfet sẽ thủng???
    Nhưng phần đo kiểm tra mosfet, ta chạm que đen (cực +) vào chân G rồi bỏ ra, đo D-S thông. Ko hiểu là tại sao khi bỏ que đen, ngừng cấp điện cho chân G thì điện áp tại chân G phải =0 (bỏ ra rồi lấy đâu có điện) nhưng thằng D-S đo kim vẫn lên, nếu chạm que đỏ (cực -) vào thì nó tắt.
    ==> 2 VD trên (VD nguyên lý hoạt động của mosfet và đo mosfet) không thống nhất. ví dụ đèn led thì tắt khóa K,ngừng cấp điện cho G thì đèn tắt, còn đo mosfet sau khi ngừng cấp điện (bỏ que đen) khỏi chân G thì D-S vẫn dẫn điện???
    Tôi đã làm với quạt 12V2,5A nối 1 cực qua D-S, khi dùng que đen chạm vào chân G (đang ở thang đo trở) thì quạt quay, bỏ ra nó vẫn quay, chỉ khi chập D với G hoặc chạm que đỏ vào G thì quạt mới tắt). --> hiểu mosfet = Công tắc điện, khi cấp điện vào G thì nó bật, bỏ ra nó vẫn bật = công tắc luôn bật=linh kiện thụ động?. khi muốn tắt (bấm công tắc điện) thì phải cấp cực âm vào G hoặc chập G-D với nhau.
    bác chỉ thử với áp 12v nên bác chưa thấy hậu quả việc hở chân G , chứ với áp hơi cao trên 32v là rất dễ bị chết mosfet , còn bác nối quạt qua D-S của Mfet , khi chập que đen vào thì quạt chạy , và khi bỏ que ra thì quạt vẫn chạy , thì điều đó còn tùy thuộc vào loại Mfet mà bác dùng nữa, điện dung lớp tiếp giáp G khá lớn tạo thành tụ điện duy trì khả năng dẫn của kênh D-S , nhưng không rõ là dòng điện qua quạt của bác được bao nhiêu A

    Comment


    • #17
      Tôi bói là: Bán nhà, đặt phòng net tại chỗ không có thằng thợ hàn nào ở gần.
      Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

      Comment


      • #18
        ông chủ nét nói là không khả thì với ý tưởng đó rồi còn gì. giờ ổng đang thắc mắc về mosfet. mà bác quocthai nói rồi. không biết ổng hiểu được đến đâu. thôi cứ cố gắng tìm hiểu.
        đừng chỉ trích người ham học hỏi và những ý tưởng rồ dại, vì nếu làm sai thì làm lại.
        LÕI LỌC INVERTER PURE SINE 0169.339.3635.

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
          bác chỉ thử với áp 12v nên bác chưa thấy hậu quả việc hở chân G , chứ với áp hơi cao trên 32v là rất dễ bị chết mosfet , còn bác nối quạt qua D-S của Mfet , khi chập que đen vào thì quạt chạy , và khi bỏ que ra thì quạt vẫn chạy , thì điều đó còn tùy thuộc vào loại Mfet mà bác dùng nữa, điện dung lớp tiếp giáp G khá lớn tạo thành tụ điện duy trì khả năng dẫn của kênh D-S , nhưng không rõ là dòng điện qua quạt của bác được bao nhiêu A
          Quạt 2,5A, công suất quạt 12x2.5=30W, Mosfet dùng con IRF3205. Bác nói rõ hơn chút sao hở chân G thì dễ chết mosfet, vì Mfet đóng ngắt dựa vào áp đặt vào chân G, khi Ug=0 tức là hở rồi còn gì, trong mạch điện (xung vuông nó đóng ngắt hàng trăm lần/s mà Mfet có sao đâu?
          Thứ 2, theo bác thì "...à khi bỏ que ra thì quạt vẫn chạy , thì điều đó còn tùy thuộc vào loại Mfet mà bác dùng nữa, điện dung lớp tiếp giáp G khá lớn tạo thành tụ điện duy trì khả năng dẫn của kênh D-S...", như vậy để điều khiển được nó đóng ngắt thì lại phải thêm một cái mạch điều khiển, khi muốn tắt thì chập 2 dây G-S lại hoặc cấp cho nó điện áp <=0 vào chân G, khi muốn mở thì phải cấp cho điện áp dương vào). mình xem bài viết trên mạng nhưng chả thấy thống nhất gì cả, như https://sites.google.com/site/tanatodatasheet/mosfet phần 2-nguyên lý hoạt động ví dụ của nó khi mở khóa K, ngừng cấp điện vào chân G, tức chân G hở thì bóng tắt, nhưng bác lại nói lớp tiếp giáp G lớn khi ngừng cấp điện thì nó vẫn duy trì để D-S thông?

          Nguyên văn bởi quangdongueh Xem bài viết
          .....
          Cám ơn bác, tôi đang tìm hiểu thêm tí về điện, đọc tài liệu thấy mông lung quá.

          Comment


          • #20
            bài trước bác có nói là khi cấp nguồn vào quạt qua Mfet , khi chạm que đen vào G thì quạt quay , và khi bỏ que đen ra thì quạt vẫn quay ... thế thì tôi hỏi lại là khi bác bỏ que đen ra khỏi chân G thì quạt quay , vậy lúc đó dòng điện chạy qua Mfet đến quạt đang quay đó là bao nhiêu A , chứ tôi không hỏi là dòng tiêu thụ ghi được trên quạt . còn tôi nói điện dung cực G của Mfet là bởi vì cực G của fet và Mosfet là cực CỬA (G=Gate) cách điện với các lớp bán dẫn còn lại , vì thế nó tạo thành một tụ điện trong vùng cực G, bác nói ở câu đầu .."khi Ug =0 tức là hở rồi còn gì, trong mạch điện xung vuông nó đóng ngắt hằng trăm lần/s mà Mfet có sao đâu ?..." như vậy là bác chưa nắm rõ và hiểu từ Ug=0v của chân G Mfet, Ug=0 có nghỉa là nó được nối vào S, lúc đó S nối với GND (Mfet kênh N) , thì Ug =0v , chứ không thể hở được . bác tìm hiểu trên các sơ đồ mạch có dùng Mosfet thì sẽ thấy họ đấu nối như thế nào , thì cụ thể hơn , với transistor BJT thì khi thử mạch , sửa chữa thì được phép để hở chân B (nó tương tự như chân G của mfet) chứ làm việc đến Mosfet thì người ta khuyến cáo không bao giờ để hở chân G , vì nó làm sai lệch kết quả , do kênh D-S có thể dẫn điện. trong thử nghiệm của bác thì khi kích vào chân G áp dương so với S thì quạt quay, thực ra khi kích que đen vào quạt vẫn chưa quay được nhiều , mà khi bỏ que ra thì quạt mới quay mạnh hơn , lúc này kênh S-D dẫn và duy trì liên tục , kể cả khi ngắt nguồn , nhưng chưa xả điện chân G thì cấp nguồn lại quạt vẫn quay , chỉ khi nào cấp áp âm vào chân G thì nó mới tắt, chứ nối chân S-D ( đang mắc quạt) thì khi bỏ ra nó vẫn tiếp tục dẫn . đây là một đặc tính lý thú của mosfet , nó có cái hay và cái không hay của hiện tượng này .

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
              bài trước bác có nói là khi cấp nguồn vào quạt qua Mfet , khi chạm que đen vào G thì quạt quay , và khi bỏ que đen ra thì quạt vẫn quay ... thế thì tôi hỏi lại là khi bác bỏ que đen ra khỏi chân G thì quạt quay , vậy lúc đó dòng điện chạy qua Mfet đến quạt đang quay đó là bao nhiêu A , chứ tôi không hỏi là dòng tiêu thụ ghi được trên quạt . còn tôi nói điện dung cực G của Mfet là bởi vì cực G của fet và Mosfet là cực CỬA (G=Gate) cách điện với các lớp bán dẫn còn lại , vì thế nó tạo thành một tụ điện trong vùng cực G, bác nói ở câu đầu .."khi Ug =0 tức là hở rồi còn gì, trong mạch điện xung vuông nó đóng ngắt hằng trăm lần/s mà Mfet có sao đâu ?..." như vậy là bác chưa nắm rõ và hiểu từ Ug=0v của chân G Mfet, Ug=0 có nghỉa là nó được nối vào S, lúc đó S nối với GND (Mfet kênh N) , thì Ug =0v , chứ không thể hở được . bác tìm hiểu trên các sơ đồ mạch có dùng Mosfet thì sẽ thấy họ đấu nối như thế nào , thì cụ thể hơn , với transistor BJT thì khi thử mạch , sửa chữa thì được phép để hở chân B (nó tương tự như chân G của mfet) chứ làm việc đến Mosfet thì người ta khuyến cáo không bao giờ để hở chân G , vì nó làm sai lệch kết quả , do kênh D-S có thể dẫn điện. trong thử nghiệm của bác thì khi kích vào chân G áp dương so với S thì quạt quay, thực ra khi kích que đen vào quạt vẫn chưa quay được nhiều , mà khi bỏ que ra thì quạt mới quay mạnh hơn , lúc này kênh S-D dẫn và duy trì liên tục , kể cả khi ngắt nguồn , nhưng chưa xả điện chân G thì cấp nguồn lại quạt vẫn quay , chỉ khi nào cấp áp âm vào chân G thì nó mới tắt, chứ nối chân S-D ( đang mắc quạt) thì khi bỏ ra nó vẫn tiếp tục dẫn . đây là một đặc tính lý thú của mosfet , nó có cái hay và cái không hay của hiện tượng này .
              Lâu lắm rồi, tôi sửa máy xquang nhũ ảnh, tháo jack ghim chân G của 8 mosfet ra để đo vẽ, lúc về quên không ráp jack lại. Sáng hôm sau đến sửa tiếp, vừa bật điện lên BÙM nổ như lụu đạn, 4 em mosfet vỡ tung . Mặt tôi xanh mét, lúc đó cắt da chắc không có giọt máu nào. Bây giờ nghĩ lại vẫn còn sợ.

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

                Lâu lắm rồi, tôi sửa máy xquang nhũ ảnh, tháo jack ghim chân G của 8 mosfet ra để đo vẽ, lúc về quên không ráp jack lại. Sáng hôm sau đến sửa tiếp, vừa bật điện lên BÙM nổ như lụu đạn, 4 em mosfet vỡ tung . Mặt tôi xanh mét, lúc đó cắt da chắc không có giọt máu nào. Bây giờ nghĩ lại vẫn còn sợ.
                chắc là do chạy áp cao nên bác bj tổ trác rồi , em cũng bị đôi lần , điện trở chân G bị đứt do mfet chết , kiểm tra không kỹ, nghĩ là nó còn sống , gắn mfet mới vào , bật nguồn lên , tạch một phát , thế là toi 2 em , nhưng mặt không xanh mấy , vì là mfet thông thường , chứ máy của Bác mà tạch thì chết điếng luôn , vì là của hiếm mà .

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi 123456q Xem bài viết
                  Quạt 2,5A, công suất quạt 12x2.5=30W, Mosfet dùng con IRF3205. Bác nói rõ hơn chút sao hở chân G thì dễ chết mosfet, vì Mfet đóng ngắt dựa vào áp đặt vào chân G, khi Ug=0 tức là hở rồi còn gì, trong mạch điện (xung vuông nó đóng ngắt hàng trăm lần/s mà Mfet có sao đâu?
                  Chào bạn, mình xin trả lời ý này, mình kiến thức hạn hẹp, ko theo hàn lâm nên có gì sai sót mong mọi người góp ý.
                  -Mosfet đóng ngắt dựa vào áp đặt vào chân G -> Đúng (Với loại N channel mosfet thì cấp +12V đến 15V vào G thì mosfet dẫn hoàn toàn, cấp ≤0V (GND) vào G thì khóa mosfet ngưng dẫn).
                  -Khi Ug=0 tức là hở -> Sai. Khi bạn để cái chân G ra khơi khơi ngoài không khí, dùng máy oscilloscope kiểm tra bạn sẽ thấy một bầu trời nhiễu môi trường dập vào G chứ không có phẳng 0V như bạn nghĩ đâu. Các vọc sỹ mới vào nghề hay thí nghiệm = cách chấm cọng dây điện nối +12V vào G thấy led sáng, và rút ra thấy led tắt thì tưởng để hở G thì Mosfet khóa, gặp tải cao nó cháy mosfet khét lẹt, có khi nó nổ nâu mắt (mình sẽ giải thích tại sao như vậy).
                  -Xung vuông đóng ngắt hàng trăm lần/s mà mfet có sao đâu -> Đúng, nhưng có biết tại sao ko? Là bởi vì mức 0 của cái xung vuông (điển hình xung từ IC 555) là do thúc từ GND của nguồn mà ra đó, chứ không phải là hở khơi khơi ngoài không khí cho ra mức 0 đâu.

                  Xong phần phụ, vào cái chính là tại sao mosfet dễ chết khi để hở chân G:
                  Mình lấy ví dụ minh họa cho dễ hiểu nha vì mình ghét ghét tụi hàn lâm.
                  .Mình cho bạn một con sông lớn với thượng nguồn là S và hạ lưu là D.
                  .Mình phong cho bạn là giám đốc một đập thủy điện G ở giữa con sông. Dễ hiểu nhỉ.

                  Đồng bằng hạ lưu cần nước, bạn ra lệnh cho thằng công nhân tên +12V ra mở toang cổng đập G và canh 24/24 cho nước ồ ạt chảy từ S đến D. Mọi thứ suôn sẻ.
                  Muốn tích nước cho đập, bạn ra lênh cho thằng công nhân tên GND ra khóa cổng đập G và đứng canh 24/24 để ngăn nước lại. Mọi thứ suôn sẻ.

                  Một ngày đẹp trời, công ty vô trách nhiệm vô hạn 123456q phá sản (đùa tí cho vui, đừng giận ), hai thằng công nhân +12V và GND nghỉ việc hết ráo. Đập bỏ hoang và người dân xung quanh tò mò vào tham quan đập. Có mấy anh vọc sỹ đam mê nghiên cứu dù yếu trình độ không ngại ngày đêm chọt vào cái cổng đập G (Hội các anh ấy có tên NHIỄU….).
                  .Anh nhiễu tên 0.3V gầy còm không đủ sức làm cổng đập G lung lay.
                  . Anh nhiễu tên 0.5V có chút da bọc xương rung rung được G.
                  .Anh nhiễu tên 0.7V dịch G được chút xíu xiu -> tia nước bắn ra cực mạnh làm nứt cửa G một chút, G nóng lên.
                  .Anh nhiễu tên 1.1V nâng G được chút -> vẫn tia nước áp lực cao bắn ra cực mạnh do hiện tượng thắt nút cổ chai làm nứt thêm cửa G một chút nữa, G tiếp tục nóng lên hơn. (còn rất nhiều anh Nhiễu khác phía sau xếp hàng chờ tới lượt vọc)

                  Các anh ấy không ngại khó khăn, nhiệt tình ngày đêm phá hoại, đến khi công ty vô trách nhiệm vô hạn 123456q được tái thiết, giám đốc 123456q quay lại kiểm tra con đập xưa thì ôi thôi chỉ còn lại một mớ hỗn độn của một trận VỠ ĐẬP.
                  Vậy đó, có nhiều chỗ mình nghĩ chưa hợp lý lắm, nhưng tổng quan tạm chấp nhận. Bạn có thể tự kiểm chứng câu chuyện vui này.
                  Chúc may mắn.
                  Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
                  Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

                  Comment


                  • #24
                    Ví dụ của bạn hoahau hay, dễ hình dung.
                    Tôi xin góp ý thêm là mấy thằng nhiễu nó nghịch xong thì đều để lại hậu quả.
                    Có thằng nhiễu hạ cửa đập xuống một tẹo, có thằng kéo cửa đập lên một tẹo... nhưng cuối cùng là cửa đập bị kéo lên hết cỡ, do đó dẫn đến đập vỡ, như Quang Lê (Đập vỡ cây đàn).
                    Nhiễu tác động vào FET là đủ các loại điện tích và cả sóng điện từ trong không khí. Nhiễu nguy hiểm thường trực nhất là các loại xung điện từ sinh ra khi bật tắc các thiết bị điện (đèn, quạt...). Nhiễu ghê gớm nhất là sét đánh gần.

                    Để cho an toàn thì trong mạch nên lắp sẵn điện trở G-S; khi lưu kho thì cất trong hộp chống tĩnh điện (antistatic).
                    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                    Comment


                    • #25
                      Bởi vậy mạch công suất có cái cổng thì nhớ gắn quả tạ Rgs sát cổng để kéo cái cổng xuống khỏi bị hội nhiễu nó phá.
                      Khoa học công nghệ mới là chìa khóa của sự phát triển!

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi hoahauvn2 Xem bài viết

                        .
                        Cám ơn bác, mặc dù còn mơ hồ nhưng bác giải thích dễ hiểu hơn. Bác có tài liệu về transito, mosfet cho người chưa biết gì ko, hướng dẫn đọc thông tin trong datasheet ko cho tôi xin với.
                        Cái video này đúng như cái tôi làm, khi ngắt điện chân G thì D-S vẫn dẫn https://www.youtube.com/watch?v=cMo1nSKCLBA
                        Các bác cho hỏi thêm, diot cho dòng điện đi từ Katot + sang âm. Trong sơ đồ sau:
                        http://lqv77.com/wp-content/uploads/...inhluucau2.gif
                        Xin hỏi tai sao khi điện áp đầu vào âm (sóng ở dưới 0) (chiều dương thì D1 dẫn nên sóng đầu ra và đầu vào giống nhau thì hiểu rồi), D2 lại dẫn, rõ ràng diot cho điện đi từ Katot sang anot, khi ở bán cực âm (đầu vào) thì trước D3 điện áp là <0, mình thắc mắc là tại sao sóng ở đầu ra lại quay lên trên (>0)


                        p/s: như video này: https://www.youtube.com/watch?v=TpmL-oxXP1s thì dòng điện xoay chiều S1, S2 chỉ có chiều dương, tức là S1 là GND thì S2 dương, và ngược lại. rõ ràng điện xoay chiều đang dùng 220V thì nó biến đổi từ -220V lên +220V sóng sin mà, khi xuống bán cực âm diot dẫn thế nào?

                        Comment


                        • #27
                          Do cấu tạo của MOSFET nên luôn có con tụ ký sinh ở GS. Ở IRF3205 tụ này khoảng hơn 3000p. Nếu tích điện cho tụ này và ngưng kích mà ko có trở xả thì MOS vẫn dẫn sau khi ngưng kích. Sau 1 thời gian tụ này tự xả dần qua lớp cách ly giữa G và S thì MOS sẽ dẫn kém dần đi đến ngưng dẫn khi tụ xả hoàn toàn. Trong thời gian này có khoảng nó chạy ở chế độ tuyến tính thì MOS sẽ nóng.

                          Tuyệt đối không đc để hở cực G của MOSFET trong mạch điện khi có điện. Lý do cũng là do cấu tạo của MOS làm nó hình thành 2 con tụ ký sinh là Cgs và Cgd.

                          Khi cấp nguồn ở VDS thì sẽ hình thành điểm chia áp giữa 2 tụ tạo nên điện áp ở cực G.

                          Điện áp này đủ lớn (IRF3205: Vgs(th) khoảng 2V - 4V) thì MOS sẽ tự thông DS, gây ngắn mạch nguồn thì MOS banh xác.

                          Nếu lớn quá 20V - 30V (IRF3205: Vgs là +-20V) thì sẽ đánh thủng luôn GS.

                          Theo đó thì VDS cấp cho IRF3205 chỉ > 4V - 8V thì DS tự thông; VDS > 40V thì GS ko đâm mà thủng.

                          Ko cần có can nhiễu gì ở đây cả. Chứ có can nhiễu để làm cho cái chân G dài chừng 10mm - 20mm thành cái anten nối với 1 tụ vài nghìn p (tụ ký sinh Cgs) xuống GND thu được nhiễu đủ mở đc GS thì cái nhiễu đó phải khủng lắm chứ bộ. Kể cả là với Low Gate MOSFET hay Logic MOS có ngưỡng Vgs min chỉ khoảng 1-1.5V là đủ để kích bão hòa DS cũng khó mà thông do nhiễu được.

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
                            bài trước bác có nói là khi cấp nguồn vào quạt qua Mfet , khi chạm que đen vào G thì quạt quay , và khi bỏ que đen ra thì quạt vẫn quay ... thế thì tôi hỏi lại là khi bác bỏ que đen ra khỏi chân G thì quạt quay , vậy lúc đó dòng điện chạy qua Mfet đến quạt đang quay đó là bao nhiêu A , chứ tôi không hỏi là dòng tiêu thụ ghi được trên quạt . c... .
                            dòng qua Mfet = dòng tiêu thụ luôn 2,5A. Mfet nóng bỏng, mà datasheet của nó đến những 55V, 110A, nếu tải =10 lần quạt chắc con mfet này đỏ lừ luôn!

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi 123456q Xem bài viết
                              dòng qua Mfet = dòng tiêu thụ luôn 2,5A. Mfet nóng bỏng, mà datasheet của nó đến những 55V, 110A, nếu tải =10 lần quạt chắc con mfet này đỏ lừ luôn!
                              đúng thế , nóng bỏng và direct luôn , vấn đề là do cái chân G bị hở đó bác ạ , nó dẫn trong vùng tuyến tính (chắc bác hiểu được nghĩa của từ tuyến tính này) với Mfet thì nó không chịu hoạt động ở chế độ này , nó thích hoạt động ở chế độ dẫn bão hòa hoặc xung (thật thấp -GS=0v, hoặc thật cao 12v-15v , có loại 6v) thì lúc đó nó mới ít nóng và dẫn đến số A mà nó được công bố , lưu ý là dòng dẫn của Mfet có 2 mức , liên tục (cont) và xung (pulse) dòng xung cao gấp 3-4 lần dòng liên tục .

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
                                đúng thế , nóng bỏng và direct luôn , vấn đề là do cái chân G bị hở đó bác ạ , nó dẫn trong vùng tuyến tính (chắc bác hiểu được nghĩa của từ tuyến tính này) với Mfet thì nó không chịu hoạt động ở chế độ này , nó thích hoạt động ở chế độ dẫn bão hòa hoặc xung (thật thấp -GS=0v, hoặc thật cao 12v-15v , có loại 6v) thì lúc đó nó mới ít nóng và dẫn đến số A mà nó được công bố , lưu ý là dòng dẫn của Mfet có 2 mức , liên tục (cont) và xung (pulse) dòng xung cao gấp 3-4 lần dòng liên tục .
                                Bác Quocthaibmt cho em hỏi ké một chút, theo như bác nói (dòng bôi đỏ) thì mosfet chắc chắn ko phù hợp trong việc khuếch đại tín hiệu analog đúng ko bác? Đó cũng là lí do trong các amply người ta chỉ dùng Transistor khuếch đại tín hiệu chứ ko dùng mosfet đúng ko bác? Em ít khi làm các ứng dụng về transistor nên muốn biết rõ một chút. Vậy còn IGBT thì sao vậy bác, em nghe nó lai giữa Mosfet và Trans nhưng lại biết đến nó được định nghĩa như một cái van on/off thuần chủng còn hơn cả mosfet, vậy nó dẫn và chịu công suất cao lúc tuyến tính được ko bác (em còn chưa đọc qua tài liệu để biết liệu IGBT có trạng thái tuyến tính hay ko nũa)?
                                Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
                                Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                123456q Tìm hiểu thêm về 123456q

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X