Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Điện qua điện trở có bị tiêu thụ không?Hạ áp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tụ và cuộn cảm có nhiều tính chất trái ngược nhau:
    - Trong mạch xoay chiều: U trên tụ chậm pha hơn I 1 góc 90 độ, U của L thì lại nhanh pha hơn 90 độ.
    - Trở kháng của tụ tỉ lệ nghịch với tần số, Cảm thì tỉ lệ thuận.
    - Dòng qua tụ có thể nhảy bước, áp thì phải liên tục. Dòng qua L thì liên tục, áp có thể nhảy bước.
    - Tụ lưu trữ năng lượng bằng điện trường. Cuộn dây có năng lượng của từ trường của dòng điện.
    - Khi đóng điện đột ngột, dòng qua tụ rất lớn. Khi ngắt điện đột ngột, áp trên L rất lớn v.v.........

    Có người nói rằng khi tắt điện, áp trên L có thể lớn hơn 1 triệu vôn, tức là gấp hơn 3.000 lần lúc bình thường. T.L.M nói dòng quá độ có thể gấp 1000 lần thì cũng hợp lý thôi.
    Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
    Khi contact ổ cắm điện off, tải cảm trong cổ cắm (thí dụ bóng đèn hùynh quang) sinh ra điện áp ngược có thể > 1.000.000volt (tùy trường hợp).
    Lại sắp có 1 học sinh lớp 12 đem công thức tính trở kháng ra chứng minh rằng UL=I.ZL trong đó I giảm về 0 suy ra không có áp quá độ trên cuộn cảm
    sau.ph

    Comment


    • đóng chủ đề đi các cụ ạ , đúng là rãnh rỗi sinh nông nỗi

      Comment


      • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

        Thôi không nói nhảm nữa nhé! xuống đi leo cột điện cao thế dòng quá độ giật chết toi đấy.
        Tự bác nhận nói nhảm nhé cháu ko có nói. À mà:
        Công chúa gọi cũng lâu rồi
        Cũng nên thu xếp về thôi bác à
        Chớ ham vui, mải la cà
        Để công chúa giận thì là mất vui.

        Comment


        • Có hai trạng thái khác nhau của mạch điện, đó là:
          - Mạch điện ở trạng thái ổn định, khi đó có thể tính Zc, xét đến trễ pha, vv...
          - Mạch điện ở trạng thái quá độ, tức là vừa mới được cấp điện tức thì.
          Chú trọng vào thời điểm cấp điện mà V = Vmax. Trong 1/4 chu kỳ tiếp sau đó, điện áp thay đổi theo quy luật của 1/4 hình sin, giảm dần từ Vmax xuống 0V, nhưng điện áp hoàn toàn là "dương".
          Lúc này dùng Zc để tính dòng điện, hoặc xét quá trình nạp điện cho tụ giống hệt như đối với điện DC... thì liệu có phù hợp không ?

          Xuất phát từ điện trở, bàn đến tụ, bây giờ có thêm cuộn cảm.
          Từ Ohm, đến Lorentz, kéo thêm cả Maxwell, Hall... vào.
          Tương lai, cái thread này sẽ tiến rất rất xa, cả về số bài, loại linh kiện, số người tham gia, ...

          Đến đây, tôi lại sực nhớ lời vợ dặn "không được tập trung ở chỗ đông người."...
          Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

          Comment


          • Bác xem cái đồ thị thì sẽ rõ. Chỗ dốc đứng thì dùng công thức Ic=C.dU/dt . Đoạn sau đó áp trên tụ là hình sin thì mới áp dụng công thức Zc được.

            quanghao : Công chúa bị nhiễm độc kim loại nặng rồi .
            sau.ph

            Comment


            • Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
              Đến đây, tôi lại sực nhớ lời vợ dặn "không được tập trung ở chỗ đông người."...
              Để tôi tổng kết luồng này do "Tôi Làm Mò" lấy dao mổ trâu giết gà cho HTTTTH nghe :

              1-Tụ điện (lọai nhỏ thí dụ 2mf không cần lớn) nối tiếp với 1 led cắm vào nguồn điện 50h lúc điện áp đỉnh 310v sẽ có dòng lớn gấp nghìn lần bình thường thí dụ dòng bình thường là 0.139A sẽ có dòng quá độ 139Ampe.Dòng này quá lớn chết led là đúng rồi.

              2-Tương tự cắm điện bất cứ lúc nào > 220volt cũng xảy ra hiện tượng quá dòng, khi thì dòng cao, khi thì dòng thấp, sách giáo khoa cho công thức tính dòng nạp tụ AC sai bét rồi.

              3-Thiết bị điện tử đâu phải chỉ có mấy con led, bộ nguồn cắm điện vào xui là tụ nổ banh xác. Bây giờ ông và tui phải đi mua gấp dây cáp hàn điện chịu được vài trăm ampe làm dây dẫn điện cho mấy cái led trong nhà nếu không hỏa họan do dòng quá độ gây ra thì chết

              Công chúa gọi ông và tui tránh xa nơi đông người, nhất là nơi có mấy người học dòng quá độ thích trèo lên trụ cột cao thế nói dóc.

              Comment


              • Dòng rất lớn trong thời gian rất bé thì không thể làm chết led được. Muốn làm hư led cần phải có năng lượng. Mà năng lượng thì bằng P.t . Năng lượng chạy qua tụ cũng có công thức tính.

                Dĩ nhiên là cắm điện lúc qua điểm 0 khác với cắm điện lúc đang ở đỉnh. Công thức không sai. Chỉ có người áp dụng không đúng trường hợp.
                sau.ph

                Comment


                • Cái vấn đề LED hay nguồn, thời điểm cấp điện phải xét nhiều mặt mà không được quy chung.

                  Cấp điện lúc áp đỉnh là lúc 0V sẽ khác nhau rất nhiều trong thời gian quá độ.
                  Nguồn và LED hay bóng đèn, động cơ.... có mức chịu quá tải trong một thời gian khác nhau.
                  Có cái chịu quá dòng lớn gấp 10 lần trong 5s mà không hỏng, có những cái chỉ chịu tải gấp 10 lần nhưng trong 500ms là hỏng.

                  Nguồn là thứ chịu quá áp, dòng tốt hơn LED rất rất nhiều lần.

                  Comment


                  • Tranh luận kiểu này thấy mà mệt. Đem cái bảo thủ cá nhân ra, nhìn nhận vấn đề theo 1 chiều kèm theo là chế diễu, trích dẫn dài dòng, công thức lan man...Đến bao giờ mới ngưng??

                    Sao ko phân tích cái mạch ở dạng quy đổi tương đương?

                    1. Tại sao các mạch nguồn nắn lọc từ 220VAC có tụ hóa lớn cần có NTC, để chống nẹt lửa ở phích cắm! Tại sao phải phải chống - giảm nẹt lửa? Có phải do dòng nạp tụ ban đầu lớn? Nếu tụ nhỏ thì có cần NTC ko? Chắc là ko? Vậy thì dòng nạp ban đầu có lớn hơn so bình thường ko?

                    2. Đặc tính của LED là ghim áp rớt trên AK của nó như zenner, áp ghim tùy theo màu sắc LED phát ra. Độ sáng và khả năng... cháy của nó chỉ do dòng điện qua nó. Áp trên AK của nó gần như ko đổi... nếu nó chưa cháy!

                    3. Với mạch quy đổi tương đương thì LED và cầu nắn nối tiếp nhau nạp cho tụ như thế có phải tương đương 3 con diode nối tiếp nhau? Nhưng con chịu dòng yếu nhất là con diode LED nhỉ? Vậy khi cắm vào theo 1 thì có phải dòng qua led "sẽ có thể" tăng đột biến qua ngưỡng chịu của LED ko? Thời điểm quá độ này có đủ gây cháy LED ngay hay ko thì chắc là phải tra datasheet của LED nhỉ?

                    4. Liệu có thể khắc phục dòng quá độ kia "nếu có" ko nhỉ? Ví như mắc 1 con tụ ở cầu nắn? LED như thế có bền hơn ko? Hay là mắc NTC giá trị hợp lý?

                    Comment


                    • Không biết cái bác tạo luồng này có ngờ được rằng cái luồng này giống như quả bom hạt nhân sự việc bé tí kích hoạt lan dần bự lên
                      Khoa học công nghệ mới là chìa khóa của sự phát triển!

                      Comment


                      • Nguyên văn bởi ladykiller Xem bài viết
                        Không biết cái bác tạo luồng này có ngờ được rằng cái luồng này giống như quả bom hạt nhân sự việc bé tí kích hoạt lan dần bự lên
                        Mình thì nghĩ nguyên nhân cái luồng này nó "bùng nổ" là do có thể kiến thức của mọi người ở đây về vấn đề này còn thiếu, còn yếu, nắm vấn đề nhưng chưa vững chắc, nhiều người nhiều lúc hơi bảo thủ, ai cũng cho mình là đúng cả mà không chịu soi lai kiến thức của mình, có thể nhiều bác cũng thích "nổ" hơn là truyền thụ kiến thức đúng cho người khác!
                        Nếu có gì không đúng mong các bác ...chém nhẹ tay cho!

                        Comment


                        • Click image for larger version

Name:	IMG_20160610_082823.jpg
Views:	843
Size:	59.6 KB
ID:	1667428

                          cho các bác bảo thủ

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi Đức_CDT Xem bài viết
                            [ATTACH=CONFIG]n1667428[/ATTACH]

                            cho các bác bảo thủ
                            Trật lất điện thế xoay chiều mà tính như điện thế 1 chiều.
                            Chia 5ms cho 310volt sẽ có:
                            5/310= 0.016ms = 16.10 ^ - 6s
                            (Nghĩa là cứ 16. 10 ^ -6 s điện thế sin AC sẽ tăng 1volt.)
                            to= 0
                            t = 16 . 10 ^ -6

                            c= 2uf = 2. 10 ^ -6
                            Uo = 310v
                            U = 309v


                            Biến thiên U = Uo - u = 310 - 309 = 1 volt.
                            Biến thiên t = t - to = 16. 10 ^ - 6
                            I = C. du/dt = C . 1 / 16 . 10 ^ - 6 .
                            = 2. 10. ^ - 6 . 1 / 16 . 10 ^ 6
                            = 2/16
                            =0,125 ampe

                            Bây giờ nếu tính:
                            to =0
                            t =5ms
                            u =310
                            c như cũ
                            dòng I vẫn là 0,125Ampe.

                            Vậy dòng quá độ nằm ở đâu? có lẽ nó nằm trên cột cao thế mà nhiều người thích trèo lên đó tán phét.
                            Last edited by vi van pham; 10-06-2016, 10:45. Lý do: Tô màu, thay đổi kích cở chữ.

                            Comment


                            • Đình chiến thôi các bác ạ. Ai cũng khư khư ý kiến của mình, cãi nhau đến bao giờ mới xong? Tất cả những gì cần nói thì cũng đã nói rồi. Nói nữa thì cũng lập lại cái cũ thôi.

                              Tóm lại ai muốn tin bác VVP thì tin, không tin thì theo phe còn lại. Ai về nhà nấy. Nước sông không phạm nước giếng. Xong !

                              Thực tế sẽ chứng minh bên nào đúng.
                              sau.ph

                              Comment


                              • Nạp điện DC cho tụ khác với nạp điện AC cho tụ.
                                Lấy dòng nạp tụ DC áp dụng cho dòng nạp tụ AC là sai lầm cực kỳ lớn. Người tốt nghiệp Đại học mà phát biểu nạp tụ DC và AC như nhau bộ giáo dục cần thu hồi bằng ngay lập tức.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                123456q Tìm hiểu thêm về 123456q

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X