Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Điện qua điện trở có bị tiêu thụ không?Hạ áp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

    Trật lất điện thế xoay chiều mà tính như điện thế 1 chiều.
    Chia 5ms cho 310volt sẽ có:
    5/310= 0.016ms = 16.10 ^ - 6s
    (Nghĩa là cứ 16. 10 ^ -6 s điện thế sin AC sẽ tăng 1volt.)
    to= 0
    t = 16 . 10 ^ -6

    c= 2uf = 2. 10 ^ -6
    Uo = 310v
    U = 309v


    Biến thiên U = Uo - u = 310 - 309 = 1 volt.
    Biến thiên t = t - to = 16. 10 ^ - 6
    I = C. du/dt = C . 1 / 16 . 10 ^ - 6 .
    = 2. 10. ^ - 6 . 1 / 16 . 10 ^ 6
    = 2/16
    =0,125 ampe

    Bây giờ nếu tính:
    to =0
    t =5ms
    u =310
    c như cũ
    dòng I vẫn là 0,125Ampe.

    Vậy dòng quá độ nằm ở đâu? có lẽ nó nằm trên cột cao thế mà nhiều người thích trèo lên đó tán phét.
    dạ thưa bác từ khoá K đóng nối C vào nguồn ngay tai thời điểm mà Vmax=310V, khi đó theo lý thuyết cực của tụ lập tức có điện thế 310V, rồi sau 0.016ms nó thay đổi như bác nói, nhưng do điện trở của dây dẫn nên nó mới có cái dt. Xét trong thời điểm t=0 đến t=0.00001ms có thể xem là một xung dc cực ngắn nó là quá trình quá độ bác ah. mong bác đừng đả kích cá nhân khi tranh luận

    Comment


    • Nguyên văn bởi Đức_CDT Xem bài viết
      dạ thưa bác từ khoá K đóng nối C vào nguồn ngay tai thời điểm mà Vmax=310V, khi đó theo lý thuyết cực của tụ lập tức có điện thế 310V, rồi sau 16ms nó thay đổi như bác nói, nhưng do điện trở của dây dẫn nên nó mới có cái dt. Xét trong thời điểm t=0 đến t=0.00001 có thể xem là một xung dc cực ngắn nó là quá trình quá độ bác ah. mong bác đừng đả kích cá nhân khi tranh luận
      Công thức tính dòng nạp tụ AC là biến thiên U chứ không nói U, chú em bỏ ký hiệu d đi đâu?
      Sai lầm ở đây

      Comment


      • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

        Công thức tính dòng nạp tụ AC là biến thiên U chứ không nói U, chú em bỏ ký hiệu d đi đâu?
        Sai lầm ở đây
        dạ khi khoá K mở áp trên tụ bằng 0 thưa bác nên khi K đóng dU=(0)-(310V) nó là biến thiên U đó bác. Sau khi qua quá độ thì nó mới dao động điều hoà.

        Comment


        • Thực tế thì tụ trong mấy cái mạch của Tàu là tụ mylar.
          Do đó thực tế sẽ chứng minh rằng "bàn cho lắm, rồi tắm cũng ở lỗ"
          Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

          Comment


          • 1. Chưa có cơ sở nào để chọn t - t0 = 0,00001s hay một giá trị nào đó.
            Có lẽ bạn CDT lấy du = 0 - (-310) là khiên cưỡng.
            Theo tôi, nếu gọi du là biến thiên điện áp trên tụ thì: tại t0 (bắt đầu cấp điện), u1 = 0; đến t0 (thời điểm tụ được nạp "đầy"), u2 = 310. Do đó ∆u = u2 - u1 = 310. Tính gần đúng thì du/dt = (u2 - u1) / (t - t0).
            2. Cách tính của bác VVP lại cũng chưa ổn. Điện áp lưới từ 0 - 310V trong khoảng thời gian 5ms biến thiên theo dạng sinus. Bác tính từ 0 - 1V thì có thể có độ dốc như thế (tính gần đúng, thời gian 16us), nhưng từ 309V đến 310V thì độ dốc thấp hơn nhiều (thời gian dài hơn 16us). Cách mà bác tính là dùng cho điện áp tăng tuyến tính. Và thời điểm bắt đầu của bác là V = 0.
            3. Ở đây lại đang thảo luận trường hợp thời điểm nạp cho tụ (t0) là lúc mà V = Vmax, như trên mấy cái biểu đồ của các anh CDT và TLM. Điện áp trên tụ tăng từ 0V lên Vmax như thế nào, dòng nạp qua tụ bao lớn... dẫn đến nếu có 1 cái LED mắc nối tiếp với tụ thì LED có bị quá dòng mà chết hay không.
            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

            Comment


            • Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
              Thực tế thì tụ trong mấy cái mạch của Tàu là tụ mylar.
              Do đó thực tế sẽ chứng minh rằng "bàn cho lắm, rồi tắm cũng ở lỗ"
              Dạ tụ mylar thì sao hả bác? Tranh luận thì phải có đúng sai, ít ra là đúng trên lý thuyết. Mong bác đừng bàn lùi.

              Comment


              • Nguyên văn bởi Đức_CDT Xem bài viết
                dạ khi khoá K mở áp trên tụ bằng 0 thưa bác nên khi K đóng dU=(0)-(310V) nó là biến thiên U đó bác. Sau khi qua quá độ thì nó mới dao động điều hoà.
                Vậy thì chú em chỉ cho tôi trên đồ thị sin 50h "NÓ" nằm ở chỗ nào?Trên đồ thị sin chỉ có 1 điểm 0mà thôi.Không thể nói không cắm điện là 0 volt.

                Comment


                • - cái tụ nó như cái ác qui tích điện ấy mà, thời điểm nó chưa có điện mà cắm nguồn vào thì dòng sẽ rất lớn để nạp cho điện áp của nó bằng với áp nguồn
                  - để hôm nào rảnh tớ sẽ nối tiếp led với tụ điện rùi cắm vô nguồn điện lưới, tớ tin là cứ cắm chập chờn vài chục lần là cháy...

                  Comment


                  • Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                    1. Chưa có cơ sở nào để chọn t - t0 = 0,00001s hay một giá trị nào đó.
                    Bác nói rất đúng. Đưa đại một con số thì khó mà thuyết phục được người khác. Vậy tại sao ta không dựa vào thời hằng? Chỉ xét khi tụ nạp từ 0 - 0,63Vm trong khoảng thời gian T=RC.

                    Bác mà lên tiếng sớm tí nữa thì hay biết mấy.

                    Nguyên văn bởi vvp
                    không cắm điện là 0 volt.
                    Lâu lâu mới thấy bác phát biểu 1 câu rất chính xác.
                    sau.ph

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                      1.
                      Cách tính của bác VVP lại cũng chưa ổn. Điện áp lưới từ 0 - 310V trong khoảng thời gian 5ms biến thiên theo dạng sinus. Bác tính từ 0 - 1V thì có thể có độ dốc như thế (tính gần đúng, thời gian 16us), nhưng từ 309V đến 310V thì độ dốc thấp hơn nhiều (thời gian dài hơn 16us). Cách mà bác tính là dùng cho điện áp tăng tuyến tính. Và thời điểm bắt đầu của bác là V = 0.
                      Về chi tiết bác nói đúng, nhưng lúc đó U sẽ khác chút đỉnh và t cũng khác chút đỉnh cuối cùng là I vẫn như cũ.

                      Comment


                      • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

                        Vậy thì chú em chỉ cho tôi trên đồ thị sin 50h "NÓ" nằm ở chỗ nào?Trên đồ thị sin chỉ có 1 điểm 0mà thôi.Không thể nói không cắm điện là 0 volt.
                        Dạ thưa bác vậy khi khoá K mở(trong sơ đồ e vẽ) bác đo áp trên tụ bằng bao nhiêu? Bác xem kĩ lại hình e gửi. Biểu đồ Vc. Vc=0 tại thời điểm t đó bác

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi Đức_CDT Xem bài viết

                          Dạ thưa bác vậy khi khoá K mở(trong sơ đồ e vẽ) bác đo áp trên tụ bằng bao nhiêu?
                          Chú em lại lấy trường hợp Dc qua trường hợp này rồi.
                          Đừng lầm lẫn điểm này:
                          1-điện thế DC không thay đổi giá trị U.
                          2-Điện thế AC thay đổi giá trị theo dạng sóng, dựa vào đồ thị để tính biến thiên U.Không thể nói không cắm điện là 0 volt.

                          Nếu nói theo cách của chú em không cắm điện U = 0volt thì bất cứ điểm nào >220 volt cũng gây ra dòng quá độ? và lý thuyết tính i sách giáo khoa sai bét.

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                            Chú em lại lấy trường hợp Dc qua trường hợp này rồi.
                            Đừng lầm lẫn điểm này:
                            1-điện thế DC không thay đổi giá trị U.
                            2-Điện thế AC thay đổi giá trị theo dạng sóng, dựa vào đồ thị để tính biến thiên U.Không thể nói không cắm điện là 0 volt.

                            Nếu nói theo cách của chú em không cắm điện U = 0volt thì bất cứ điểm nào >220 volt cũng gây ra dòng quá độ? và lý thuyết tính i sách giáo khoa sai bét.
                            Bác lại bỏ qua t của e rồi bác đọc kĩ lại post của e có đầy đủ V, t, quá độ chỉ xảy ra trong thời gian cực ngắn khi ta cắm điện không đúng lúc V nguồn ở điểm 0. Qua thời gian quá độ áp trên tụ thay đổi điều hoà theo hàm sin lại dùng công thức tính i như bình thường. Thời gian quá độ phụ thuộc nội trở dây dẫn, nội trở khoá K, điện dung của tụ. Chính vì tải hiếm khi thuần trở nên cắm điện mới hay bị xẹt điện cháy thiết bị nên mới có nghiên cứu về dòng quá độ. Còn tụ hỏng hay không phải xem quá độ trong bao lâu và dòng quá độ bao nhiêu. Các mạch nguồn(xung) người ta mắc nhiệt điện trở trước chỉnh lưu và tụ lọc để giới hạn dòng quá độ thưa bác

                            Comment


                            • Bản chất điện AC cũng là DC đảo chiều mà thôi. Thời hằng nạp xả của tụ rất nhỏ (tụ 2uf) so với 5ms của ac 50hz, nên có thể xem lúc áp đỉnh 310v mà cắm tụ (đợi khi áp đỉnh lên đến khoảng 310v thì mới cắm tụ) thì cũng giống DC thôi mà, lúc này dòng nạp tụ rất lớn (nhưng phụ thuộc vào C) và giảm dần khi tụ đầy.

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi Đức_CDT Xem bài viết

                                Bác lại bỏ qua t của e rồi bác đọc kĩ lại post của e có đầy đủ V, t, quá độ chỉ xảy ra trong thời gian cực ngắn khi ta cắm điện không đúng lúc V nguồn ở điểm 0. Qua thời gian quá độ áp trên tụ thay đổi điều hoà theo hàm sin. Thời gian quá độ phụ thuộc nội trở dây dẫn, nội trở khoá K. Chính vì tải hiếm khi thuần trở nên cắm điện mới hay bị xẹt điện cháy thiết bị nên mới có nghiên cứu về dòng quá độ. Còn tụ hỏng hay không phải xem quá độ trong bao lâu và dòng quá độ bao nhiêu. Các mạch nguồn người ta mắc nhiệt điện trở trước chỉnh lưu và tụ lọc để giới hạn dòng quá độ thưa bác
                                Ồ! Tụ cắm điện vào nguồn AC đỉnh là có ngay giá trị 310 v đấy à?
                                Này nhé: điện thế của tụ điện là tổng của điện thế trên điện kháng với điện thế trên điện ứng của tụ điện.
                                VC=VRC+VXC
                                do u biến thiên nên điện thế trên điện ứng của tụ điện VXC đi sau điện thế trên điện kháng VRC 1góc 90 độ.
                                Vậy cái thời gian cực ngắn của chú em có gây ra quá dòng không?

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                123456q Tìm hiểu thêm về 123456q

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X