Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Điện qua điện trở có bị tiêu thụ không?Hạ áp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Có vẻ tỉ số đang nghiên về bên "quá độ"! bên "bình thường" sau nhiều lần tấn công đôn dập, tưởng chừng làm đối phương nghẹn thở. Nhưng với chiến thuật thi đấu sắc bén, thể lực trẻ dồi dào nên đã nhiều lần cảng phá hóa giải tốt các tình huống tấn công tưởng chừng ko cản nổi từ đối thủ. Không những thế, đội "quá độ" đã tận dụng phút cuối trận đấu đội "bình thường" xuống sức rồi bất ngờ phản công ghi bàn trong nháy mắt. Với sự phối hợp ăn ý, tạt cánh đánh đầu của đồng đội trận lượt đi đội "đột biến" á nhầm đội "quá độ" chứ....tạm dẫn trước 1 bàn. Hi vọng trận lượt về đội "bt" có đấu pháp tốt hơn để bù đắp điêm khuyết về thể lực, từ đó mới có thể gở gạt lại hay tiến xa hơn được!
    Giải trí tí.... đừng ném đá em nó nhé các bác!

    Comment


    • Nguyên văn bởi Đức_CDT Xem bài viết
      Vậy bác có công nhận có giai đoạn quá độ và dòng quá độ rất lớn là đúng?
      Lại một "thầy giáo" nữa.
      Bài #233 tôi đã trình bày, có chữ "quá độ" không nào ? Không có, vậy ra là cậu chưa đọc hết. Chưa đọc hết nên mới hỏi thế !
      Thực sự là tôi thèm được học về cái "quá độ" (#171), nhưng thấy trong giáo trình của ĐHBK, trong khi anh em đánh giá mình chưa học hết 12, chưa đỗ tú tài, nên không dám phát biểu chữ nào liên quan đến "quá độ"
      Không ai phủ nhận, nhưng lý lẽ phải có cơ sở. Lý lẽ theo kiểu như là dựng đứng lên con số 0,00001s; rồi thì lúc là milisec, 1 milisec, rồi lại 10milisec,... (mà tôi cứ thích đọc cái của cậu là "mini-sex"). Rồi thì con số 310V có dấu âm vv... chẳng biết lấy ở đâu ra... là những thứ mà tôi thích "cách suy nghĩ" của cậu, cho đến lúc tôi phát hiện ra cậu rất cay cú... Không ngờ cậu nóng mũi thật.
      Bây giờ, tôi nghĩ, cậu có thể tính được giá trị của dòng mà cậu thích gọi là quá độ ây,
      Tính ra bao nhiêu thì nó chính là cái vạch dựng đứng trong mô phỏng của anh duong_act đó.
      Nếu tôi làm như anh duong_act, tôi sẽ zoom cho mọi người thấy dòng "dựng đứng" này kéo dài trong bao nhiêu lâu.
      Nguyên văn bởi Đức_CDT Xem bài viết
      Vậy bác công nhận là có hiện tượng quá độ và dòng quá độ rất lớn là đúng?
      Chẳng lẽ ngôn từ của cậu chỉ có bấy nhiêu?
      Last edited by HTTTTH; 10-06-2016, 22:58.
      Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

      Comment


      • Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
        Em thì nghĩ thế này. Thôi các bác công thức làm gì cho nó đau đầu ra. Mặc dù công thức thì có thể đúng nhưng việc hiểu công thức lại là vấn đề khác.

        Thôi thì bác nào có Ocs số thì làm phát test thử rồi up cái đồ thị lên đây là trực quan nhất. Trăm nghe không bằng mắt thấy. Em thì không có Osc nên chắc chỉ mô phỏng Proteus thôi

        Đường màu vàng biểu thị điện áp nguồn.
        Đường màu xanh biểu thị điện áp trên điện trở tỷ lệ với dòng điện qua mạch.
        Ở đây các bác cũng thấy khi đóng điện tại đỉnh áp thì sẽ có 1 dòng điện phát sinh với cường độ rất lớn trong thời gian ngắn (dòng quá độ) . Rồi sau đó mới biến thiên theo chu kỳ sin lệch góc 90 độ với U như kiến thức phổ thông.
        [ATTACH=CONFIG]n1667505[/ATTACH]


        Em xin hết ạ.
        Thang màu vàng thì để 20V, thang màu xanh để 1 V... Ku cẩn thận nhé, nếu không anh cho ku bằng thầy NGỤ đấy.

        Cảnh cáo toàn bộ những người đang tham gia luồng này: Cãi chửi nhau cũng tốt, nhưng cấm tiệt chuyện chính trị.
        Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

        Comment


        • Dạ e chỉ muốn khẳng định là có quá độ hay không thôi bác ah. Tranh luận thì có đúng sai, bác đúng bác chỉ ra cái sai của e, e học hỏi, không có gì cay cú ở đây cả. E không đả kích cá nhân, kiến thức là bao la không ai học hết đc cả. Tranh luận chỉ nên đưa kiến thức, không nên mang tình cảm vào. Nếu bác cũng khẳng định có quá độ, e nghĩ ta nên đóng luồng.

          Comment


          • Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
            Thang màu vàng thì để 20V, thang màu xanh để 1 V... Ku cẩn thận nhé, nếu không anh cho ku bằng thầy NGỤ đấy.
            Cảnh cáo toàn bộ những người đang tham gia luồng này: Cãi chửi nhau cũng tốt, nhưng cấm tiệt chuyện chính trị.
            - Anh duong_act đang cấp điện AC chỉ có 130Vp thôi.
            Cái kết quả mô phỏng này, tôi chỉ quan tâm mỗi cái dựng đứng trong cái chuồng màu vàng.
            Giá trị không quan trọng lắm, anh nhathung ạ.
            - Mấy anh bàn chuyện chính trị có nhiều nick lắm mà.
            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

            Comment


            • Thật ra cách tính của bác mới chỉ ra giá trị trung bình của dòng điện trong khoảng thời gian t-to. Giá trị đỉnh có thể áp dụng định luật ôm tại thời điểm to mà tính ra.
              sau.ph

              Comment


              • Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết

                Thang màu vàng thì để 20V, thang màu xanh để 1 V... Ku cẩn thận nhé, nếu không anh cho ku bằng thầy NGỤ đấy.

                Cảnh cáo toàn bộ những người đang tham gia luồng này: Cãi chửi nhau cũng tốt, nhưng cấm tiệt chuyện chính trị.
                Bác đừng vội thế. Em làm cái gì là có mục đích cả đó ạ.
                Như bác HTTTTH đã thấy là em chỉ để áp sin là 115V và thang đo kênh A là 20V là để các bác nhìn thấy rõ cái biên dạng Sin và thấy rõ cái thời điểm đóng điện là lúc áp đỉnh.
                Còn cái đường màu xanh chỉ để 1 V mục đích là để zoom cái biên dạng điện áp trên R lên (cái mà tỉ lệ thuận với dòng điện qua mạch) để các bác nhìn rõ cái biên dạng Sin của điện áp lúc ổn định. Để các bác phần nào thấy cái tỉ lệ giữa dòng lúc quá độ với dòng lúc ổn định nó vênh nhau vài chục lần trở lên. Em có so tỉ lệ với áp nguồn đâu mà bác bảo là thang đo không giống nhau là có vấn đề, là NGỤ

                Comment


                • Nguyên văn bởi Đức_CDT Xem bài viết
                  Ồ, từ "không có" đã chuyển thành "có nhưng rất phức tạp". Thanks bác
                  Ố là là. hiểu sai ý tôi rồi. Trong điều kiện bình thường VC không thể nào nạp bằng điện thế nguồn vì VC =VRC +VXC mà VXC chỉ có sau 90 độ.
                  VC không thể bằng áp nguồn thì không bao giờ có VC/ZC > 0,125A để gây quá dòng.
                  Các "nhà thông thái" cứ đem sự nạp tụ DC vào trường hợp AC rồi cãi nhau.

                  Nhắc lại: Trong điều kiện bình thường dù cắm tụ vào lúc 310 volt vẫn không thể gây quá dòng.

                  Comment


                  • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

                    Ố là là. hiểu sai ý tôi rồi. Trong điều kiện bình thường VC không thể nào nạp bằng điện thế nguồn vì VC =VRC +VXC mà VXC chỉ có sau 90 độ.
                    VC không thể bằng áp nguồn thì không bao giờ có VC/ZC > 0,125A để gây quá dòng.
                    Các "nhà thông thái" cứ đem sự nạp tụ DC vào trường hợp AC rồi cãi nhau.

                    Nhắc lại: Trong điều kiện bình thường dù cắm tụ vào lúc 310 volt vẫn không thể gây quá dòng.
                    Bác van vi pham !

                    Đầu tiên thì bác nên viết đúng công thức để tránh mọi người hiểu nhầm. U hay V hay u. Nếu không bác nên có dòng giải thích VC,VXC,VRC là gì, bởi cháu nhớ không nhầm thì trong Vật lý phổ thông không có kí hiệu này. Nên khi đọc công thức của bác chắc mọi người không biết bác diễn đạt gì cả.

                    Khi nói áp tụ trễ pha 90 độ so với áp nguồn là bác đang nói đến mạng điện có C mắc vào nguồn dao động điều hòa. Tức là áp nguồn có công thức :

                    u = U.sin(wt + p);
                    u: giá trị tức thời theo t (tọa độ)
                    U: giá trị áp đỉnh (biên độ dao động)
                    w: tần số góc
                    p: góc pha.

                    Trong thời gian quá độ, mặc dù phần điện áp nguồn đang biến thiên theo 1 đoạn hình Sin nhưng trong đoạn đó không đủ điều kiện để nói lên áp nguồn trong thời gian quá độ là dao động điều hòa. => Không có cái niệm trễ pha 90 độ trong thời gian này.

                    Để giải bài quá độ, người ta phải "băm" thời gian thành những khoảng đủ nhỏ. Khoảng thời gian đủ nhỏ người ta gọi là dt.
                    Trong khoảng thời gian đủ nhỏ ấy thì điện áp trên mỗi khoảng coi như là áp DC. Nếu không coi được là áp DC thì phải "băm" t cho dt nhỏ nữa. Khi đó người ta tính dòng điện như tính với mạng DC. Và hiển nhiên công thức bác đang áp dụng cho mạng dao động điều hòa không phù hợp với bài quá độ.

                    Comment


                    • VRC chắc là liên quan đến điện trở tổn hao nối tiếp của tụ điện. Lần đầu tiên mới thấy chữ "điện kháng" của tụ điện, nghe cứ như là cảm kháng của cuộn dây ấy.

                      Các tụ bình thường thì điện trở này rất nhỏ nên dòng quá độ vẫn có thể rất lớn. Em mới chỉ gặp siêu tụ là tụ có nội trở lớn thôi.
                      sau.ph

                      Comment


                      • Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết

                        Bác van vi pham !

                        Đầu tiên thì bác nên viết đúng công thức để tránh mọi người hiểu nhầm. U hay V hay u. Nếu không bác nên có dòng giải thích VC,VXC,VRC là gì, bởi cháu nhớ không nhầm thì trong Vật lý phổ thông không có kí hiệu này. Nên khi đọc công thức của bác chắc mọi người không biết bác diễn đạt gì cả.

                        Khi nói áp tụ trễ pha 90 độ so với áp nguồn là bác đang nói đến mạng điện có C mắc vào nguồn dao động điều hòa. Tức là áp nguồn có công thức :

                        u = U.sin(wt + p);
                        u: giá trị tức thời theo t (tọa độ)
                        U: giá trị áp đỉnh (biên độ dao động)
                        w: tần số góc
                        p: góc pha.

                        Trong thời gian quá độ, mặc dù phần điện áp nguồn đang biến thiên theo 1 đoạn hình Sin nhưng trong đoạn đó không đủ điều kiện để nói lên áp nguồn trong thời gian quá độ là dao động điều hòa. => Không có cái niệm trễ pha 90 độ trong thời gian này.

                        Để giải bài quá độ, người ta phải "băm" thời gian thành những khoảng đủ nhỏ. Khoảng thời gian đủ nhỏ người ta gọi là dt.
                        Trong khoảng thời gian đủ nhỏ ấy thì điện áp trên mỗi khoảng coi như là áp DC. Nếu không coi được là áp DC thì phải "băm" t cho dt nhỏ nữa. Khi đó người ta tính dòng điện như tính với mạng DC. Và hiển nhiên công thức bác đang áp dụng cho mạng dao động điều hòa không phù hợp với bài quá độ.
                        Gởi cháu Duong_act.
                        Tôi không thích làm thầy giáo để giảng dạy, nhưng quý cháu tôi copy 1 đọan nói về dòng quá độ của tụ điện khi dùng điện thế xoay chiều cho cháu:

                        Tụ Điện
                        1) Trở Kháng của Tụ điện được định nghỉa là tổng của Điện Kháng Với Điện Ứng của
                        Tụ Điện .
                        ZC = RC + XC
                        RC : Điện Kháng của Tụ điện
                        XC : Điện Ứng (Reactance) của Tụ điện
                        • XC = 1 / jωC
                        • ω = 2πf = 2π / T
                        • j = √-1
                        • C : điện dung (Capacitance) của tụ điện.
                        2) Điện thế của tụ điện sẻ là tổng của điện thế trên điện kháng với điện thế trên điện ứng
                        của tụ điện
                        VC = VRC + VXC
                        điện thế trên điện ứng của tụ điện,VXC, đi sau điện thế trên điện kháng của tụ điện,VRC,
                        một góc 90ο
                        3) Tụ điện có một tần số cảm ứng, tần số khi Điện kháng bằng Điện ứng, tại tần số bằng
                        1/CR và thời gian đạt đến tần số này là CR.
                        Trở kháng tổng cộng của mạch điện được tính giống với mạch điện một chiều, nhưng
                        trên các số phức. Một cách tổng quát, nó thường là số phức:
                        Z = R + j X
                        Với X là phần ảo của trở kháng, được gọi là điện kháng, có giá trị phụ thuộc vào tần số
                        của hiệu điện thế; R là phần thực của trở kháng, được gọi là trở kháng thuần.

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

                          Gởi cháu Duong_act.
                          Tôi không thích làm thầy giáo để giảng dạy, nhưng quý cháu tôi copy 1 đọan nói về dòng quá độ của tụ điện khi dùng điện thế xoay chiều cho cháu:

                          Tụ Điện
                          1) Trở Kháng của Tụ điện được định nghỉa là tổng của Điện Kháng Với Điện Ứng của
                          Tụ Điện .
                          ZC = RC + XC
                          RC : Điện Kháng của Tụ điện
                          XC : Điện Ứng (Reactance) của Tụ điện
                          • XC = 1 / jωC
                          • ω = 2πf = 2π / T
                          • j = √-1
                          • C : điện dung (Capacitance) của tụ điện.
                          2) Điện thế của tụ điện sẻ là tổng của điện thế trên điện kháng với điện thế trên điện ứng
                          của tụ điện
                          VC = VRC + VXC
                          điện thế trên điện ứng của tụ điện,VXC, đi sau điện thế trên điện kháng của tụ điện,VRC,
                          một góc 90ο
                          3) Tụ điện có một tần số cảm ứng, tần số khi Điện kháng bằng Điện ứng, tại tần số bằng
                          1/CR và thời gian đạt đến tần số này là CR.
                          Trở kháng tổng cộng của mạch điện được tính giống với mạch điện một chiều, nhưng
                          trên các số phức. Một cách tổng quát, nó thường là số phức:
                          Z = R + j X
                          Với X là phần ảo của trở kháng, được gọi là điện kháng, có giá trị phụ thuộc vào tần số
                          của hiệu điện thế; R là phần thực của trở kháng, được gọi là trở kháng thuần.
                          Dạ bác có thể up hết tài liệu hoặc đường link hoặc tên của tài liệu mà bác tham khảo đc không? để cháu có thể học tập thêm, và để cháu có thể phân biệt được sự khác nhau và trường hợp áp dụng của 2 cách tính dòng quá độ khi tính bằng vi phân và khi tính bằng tài liệu mà bác cung cấp?

                          Comment


                          • Chẳng có gì phức tạp đâu bác Đức ạ. Cái đó chỉ là kiến thức cơ bản đối với các sinh viên kỹ thuật thôi. Đây chỉ là chiêu trò nhảy nhót lung tung, tung hỏa mù của những người không thích tranh luận để tìm ra chân lý mà chỉ thích giành phần thắng về phía mình.

                            Trong mạch mô phỏng của bác duong_act đã có con điện trở 330 rồi. Bây giờ thêm 1 con điện trở bé xíu bên cạnh cái tụ nữa, chắc cái vạch thẳng đứng sẽ biến mất ?!?
                            sau.ph

                            Comment


                            • Tụ điện có các thành phần điện kháng, gồm trở kháng tổn hao, dung kháng và cảm kháng.
                              Cảm kháng của tụ xuất hiện do cấu tạo của tụ (mylar, PP, PE, tụ hóa...) được cuốn từ 2 dải kim loại như hình quá pháo.
                              Click image for larger version

Name:	3ce_tu_dien_1.jpg
Views:	1512
Size:	4.9 KB
ID:	1667569
                              Một số tụ được hàn thiếc ở 2 đầu, "nối tắt" mép từng dải kim loại để triệt tiêu độ dài của 2 dải kim loại này = giảm cảm kháng.
                              Các tụ điện phẳng (như tụ gốm) chỉ có 2 bản cực 2 bên miếng gốm nên có cảm kháng nhỏ nhất trong các loại tụ.

                              Đó là lý do mà người ta không dùng tụ mylar, PP, PE... để lọc nguồn trong mạch cao tần và bên cạnh tụ hóa thường có thêm 1 tụ gốm nhỏ (~ 0.1uF).

                              Cảm kháng và dung kháng mắc song song với nhau nên bản thân tụ điện có tần số cộng hưởng riêng; tại tần số đó: cảm kháng = dung kháng. Khi đó Zc của tụ là bé nhất (theo lý thuyết là = 0 Ohm, nhưng có tổn hao nên Zc = trở kháng tổn hao).
                              Ví dụ tại đây là phổ trở kháng của tụ PE, trích từ datasheet của hãng Panasonic (hình dưới cùng bên phải):
                              Click image for larger version

Name:	ECQ-E6104JF.png
Views:	1436
Size:	19.2 KB
ID:	1667571
                              Mỗi tụ điện lại có mức du/dt khác nhau và dòng cực đại qua tụ bị giới hạn nên dòng nạp ban đầu bị hạn chế bởi những điều trên.
                              Attached Files
                              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                                Chẳng có gì phức tạp đâu bác Đức ạ. Cái đó chỉ là kiến thức cơ bản đối với các sinh viên kỹ thuật thôi. Đây chỉ là chiêu trò nhảy nhót lung tung, tung hỏa mù của những người không thích tranh luận để tìm ra chân lý mà chỉ thích giành phần thắng về phía mình.

                                Trong mạch mô phỏng của bác duong_act đã có con điện trở 330 rồi. Bây giờ thêm 1 con điện trở bé xíu bên cạnh cái tụ nữa, chắc cái vạch thẳng đứng sẽ biến mất ?!?
                                Không nên nói thế bác ah, vì tài liệu của bác vi van pham có nói đến tần số cảm ứng của tụ, mình chưa đọc tài liệu nào xét đến yếu tố này nên phải đọc qua để biết thêm. Vì có thêm một yếu tố ảnh hưởng có thể quá trình nó sẽ bị tác động, đây cũng là để mình học hỏi thêm

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                123456q Tìm hiểu thêm về 123456q

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X