Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Điện qua điện trở có bị tiêu thụ không?Hạ áp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
    Hình mờ quá tôi không xem thấy rõ, nhưng giá trị tụ được nạp VC= VRC +VXC. Bình thường VRC nhỏ hơn VXC nhiều lần, nhưng phải qua 90 độ mới có giá trị của VXC .
    dạ bác kích vào link là ra hình to. http://www.dientuvietnam.net/forums/...tch?id=1667602 . Bác có thể mô tả VC=VRC+VXC bằng hàm sin giúp cháu đc không? các điều kiện ban đầu như cháu đưa trong hình. Và khi bỏ qua VRC thì VXC sẽ xuất hiện sau bao nhiêu giây?

    Comment


    • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

      Điện AC khi nạp tụ sẽ có VC =VRC + VXC
      VXC lớn hơn VRC nhiều lần và chỉ có sau VRC 1góc 90 độ. Như vậy cháu đã thấy sự khác biệt của 2 việc nạp tụ AC và DC chưa?
      Nhưng từ đầu các bác kia chỉ xét từ 0v-310v tức nó là dc mà bác. Chỉ có điều dc tăng dần chứ ko thể nói là ac được. Dù sao thì các giá trị mà bác đưa ra tồn tại nhưng rất nhỏ nên dòng nạp đầu vẫn cứ tăng mạnh nếu thời điểm cắm tụ lúc áp đỉnh.

      Comment


      • Cháu viết thế này có đúng không bác Pham: VRC=Vmax.sin(2.pi.f.t + pi/2) => VXC=Vmax.sin(2.pi.f.t + pi)
        và VC= VRC+VXC? và như cháu xét t0=0, t=4.10^-9(s)( đây là 2 lần thời hằng của tụ 2microfara có nội trở 0.001 ôm). Vậy khi cắm tụ lúc 0V mới có quá độ chứ không phải 310V?

        Comment


        • Bác vi van pham :
          Trong trường hợp quá độ này thì dù bác có phân tích cái tụ của bác ra gồm những thành phần gì đi nữa thì dòng nó vẫn cứ cao ngất khi đóng điện ở đỉnh áp.

          Bác có đồng ý là khi trước khi có dòng điện và bắt đầu có dòng điện thì áp tụ bằng 0.
          Theo định Luật Ôm cho mạch nối tiếp thì áp nguồn rơi toàn bộ trên các thành phần nối tiếp còn lại. Lúc này cũng chẳng có định nghĩa xoay chiều gì ráo nên mấy cái ô mê ga,ZC, héc, micro pha ra nó cũng không còn ý nghĩa gì với dòng điện cả. Nó chỉ có ý nghĩa để tính thời gian quá độ mà thôi.

          Comment


          • Nguyên văn bởi Đức_CDT Xem bài viết
            dạ bác cho e xin cái link để e tải về đọc luôn, ảnh bác up mờ quá e không zoom lên xem đc. Thanks bác
            http://www.alldatasheet.com/datashee...Q-E6104JF.html

            Còn các vấn đề về điện cảm của tụ điện, cứ GG theo từ khóa "inductance in capacitors"
            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

            Comment


            • Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
              http://www.alldatasheet.com/datashee...Q-E6104JF.html

              Còn các vấn đề về điện cảm của tụ điện, cứ GG theo từ khóa "inductance in capacitors"
              Dạ vâng cảm ơn bác. Trước giờ e chỉ thấy mạch cao tần xét đến điện cảm của tụ điện chứ chưa đọc đc trong tài liệu nào về ảnh hưởng của điện cảm tụ lên dòng quá độ.

              Comment


              • ...chưa đọc đc trong tài liệu nào về ảnh hưởng của điện cảm tụ lên dòng quá độ.
                Dòng từ 0, làm một nhát đã lên tới ... bao nhiêu đó, chẳng lẽ điện cảm không có ảnh hưởng gì ?
                Hay là điện cảm chỉ có tác dụng khi ngắt dòng ?
                Hai quá trình này đều có delta(i) trong quãng thời gian delta(t) = t - t0, chỉ có điều ngược dấu nhau thôi mà ?

                Bạn cứ xem cái datasheet này làm ví dụ, sẽ thấy từng loại tụ có một giới hạn tăng điện áp (du/dt) và giới hạn dòng nạp cực đại.
                Những thứ "linh tinh" đó làm cho dòng nạp ban đầu không vượt qua một giá trị nào đó, khác với lý thuyết tính toán trong trường hợp lý tưởng (và mô phỏng).
                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                Comment


                • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                  Điện AC khi nạp tụ sẽ có VC =VRC + VXC
                  VXC lớn hơn VRC nhiều lần và chỉ có sau VRC 1góc 90 độ. Như vậy cháu đã thấy sự khác biệt của 2 việc nạp tụ AC và DC chưa?
                  Mọi người cần xem xét kỹ lưỡng nếu không dễ mắc bẫy bác vvp

                  Công thức ở trên dùng để áp dụng cho tụ thực. Tụ thực là tụ có lệch pha giữa U và I nhỏ hơn 900. Với tụ tốt thì góc lệch pha là 89,990 (ít hơn tụ lý tưởng 0,010)

                  Để mô tả tụ thực C, người ta dùng mô hình gồm 1 tụ lý tưởng XC mắc nối tiếp với 1 điện trở thuần RC. Khi mắc tụ C vào nguồn xoay chiều. Dòng qua tụ C nhanh pha hơn 89,990 => VRC cũng nhanh pha hơn 89,990 . VXC chậm pha hơn VRC là 900 nên góc pha của VXC là 89,990 - 900 = 0,010.

                  Khi tính dòng quá độ ta vẫn tính như bình thường, chỉ khác là điện trở bây giờ là tổng của điện trở ngoài với điện trở nội của tụ điện. Mà điện trở nội của tụ điện thì rất nhỏ.
                  sau.ph

                  Comment


                  • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                    chú ý: dòng nạp tụ DC bình thường sẽ có thời hằng nạp tụ, dòng nạp ban đầu lớn nhất ,sau đó giảm dần. Nếu thời hằng này quá ngắn có thể xem không có dòng qua
                    Rất tiếc là thiên nhiên nó theo qui luật của nó chứ không theo qui luật của bác: Thích thì cho thời hằng vào. Không thích thì bỏ thời hằng đi.

                    Nếu thời hằng càng ngắn thì dòng càng lớn chứ sao bỏ qua được hả bác.
                    sau.ph

                    Comment


                    • ​Ầy, nói lại một chút:
                      Góc lệch pha giữa u và i được ký hiệu là 'theta'.
                      Tại tần số thử (tần số thử thường được quy ước là 1kHz), lấy 90 - theta = 'delta'. Giá trị tg(delta) gọi là tangent của góc tổn hao hay độ tổn hao. Với điện môi là PE, thường có giá trị tg(delta) vào khoảng 1% (hay tg(delta) ~ 0,01)
                      --> Ngược lại, theta = 90 - arctg[tg(delta)] chính là góc lệch pha. Từ datasheet đầy đủ, có thể dễ dàng tính được góc lệch pha này (tại tần số thử).
                      Click image for larger version

Name:	images.png
Views:	946
Size:	4.6 KB
ID:	1667633
                      Phần thực của trở kháng phức của tụ là: Re(Xc) = Xc.cos(delta),
                      còn Im(Xc) = Xc.sin(delta) là trở kháng ảo.
                      Cả 2 thành phần này đều phụ thuộc tần số, bởi vì đặc tính của điện môi là phụ thuộc tần số.
                      Xem thêm tại đây: http://www.garmanage.com/atelier/ind.../Tangent_delta
                      Chỉ có tụ lý tưởng thì mới có 'theta' = 90 độ, tức là 'delta' = 0, không có tồn hao.
                      Tụ có tg(delta) rất nhỏ thì được gọi là "low loss cap.".

                      Quá trình xảy ra ngắn hạn được coi như trường hợp tần số rất cao. Do đó, nếu quan tâm đến thành phần ảo (Imagine) thì phải giải bằng số phức hay xử lý bằng Laplace ... là đúng, nhưng không nên làm vấn đề phức tạp thêm... Dù sao chúng cũng khá nhỏ, phép tính gần đúng với số thực cũng có thể thỏa mãn rồi.
                      Last edited by HTTTTH; 11-06-2016, 18:08.
                      Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                      Comment


                      • Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                        ​Ầy, nói lại một chút:
                        Góc lệch pha giữa u và i được ký hiệu là 'theta'.
                        Tại tần số thử (tần số thử thường được quy ước là 1kHz), lấy 90 - theta = 'delta'. Giá trị tg(delta) gọi là tangent của góc tổn hao hay độ tổn hao. Với điện môi là PE, thường có giá trị tg(delta) vào khoảng 1% (hay tg(delta) ~ 0,01)
                        --> Ngược lại, theta = 90 - arctg[tg(delta)] chính là góc lệch pha. Từ datasheet đầy đủ, có thể dễ dàng tính được góc lệch pha này (tại tần số thử).
                        [ATTACH=CONFIG]n1667633[/ATTACH]
                        Phần thực của trở kháng phức của tụ là: Re(Xc) = Xc.cos(delta),
                        còn Im(Xc) = Xc.sin(delta) là trở kháng ảo.
                        Cả 2 thành phần này đều phụ thuộc tần số, bởi vì đặc tính của điện môi là phụ thuộc tần số.
                        Xem thêm tại đây: http://www.garmanage.com/atelier/ind.../Tangent_delta
                        Chỉ có tụ lý tưởng thì mới có 'theta' = 90 độ, tức là 'delta' = 0, không có tồn hao.
                        Tụ có tg(delta) rất nhỏ thì được gọi là "low loss cap.".

                        Quá trình xảy ra ngắn hạn được coi như trường hợp tần số rất cao. Do đó, nếu quan tâm đến thành phần ảo (Imagine) thì phải giải bằng số phức hay xử lý bằng Laplace ... là đúng, nhưng không nên làm vấn đề phức tạp thêm... Dù sao chúng cũng khá nhỏ, phép tính gần đúng với số thực cũng có thể thỏa mãn rồi.

                        Tính theo phương pháp vi phân là một cách tính gần đúng, việc chọn thời gian dt rất nhỏ và xem tụ là tụ lý tưởng nối tiếp với điện trở để bỏ qua các yếu tố phức tạp mà bác nêu ra ạ.

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi TP_Electro Xem bài viết
                          Nhưng từ đầu các bác kia chỉ xét từ 0v-310v tức nó là dc mà bác. Chỉ có điều dc tăng dần chứ ko thể nói là ac được. Dù sao thì các giá trị mà bác đưa ra tồn tại nhưng rất nhỏ nên dòng nạp đầu vẫn cứ tăng mạnh nếu thời điểm cắm tụ lúc áp đỉnh.
                          Dòng qui định bình thường của 1 tụ điện trong điện áp có tần số là U / Z = X.
                          Dòng quá độ của 1 tụ điện trong diện áp có tần số là X . Z > U
                          Khi đó dòng quá độ thời gian lâu sẽ phá hủy tụ điện.

                          Bắt đầu nạp tụ dòng tăng cao có thể lớn hơn X, thời gian nạp rất ngắn có điện thế là U1 < U
                          Lấy U1 / Z sẽ nhỏ hơn X.
                          Dòng này không thể gọi là dòng quá độ vì nó không phá hủy tụ điện.
                          Cải nhau mấy trăm trang chỉ vì cái định nghĩa dòng quá độ và dòng tăng lúc bắt đầu nạp.

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                            giá trị tụ được nạp VC= VRC +VXC. Bình thường VRC nhỏ hơn VXC nhiều lần, nhưng phải qua 90 độ mới có giá trị của VXC .
                            Bình thường VRC nhỏ hơn VXC nhiều lần : điều này chứng tỏ bình thường dòng qua tụ nhỏ nên áp trên RC nhỏ.
                            phải qua 90 độ mới có giá trị của VXC : vậy là trước đó giá trị của VXC=0. VC=VRC : toàn bộ áp rơi trên RC => dòng trên RC rất lớn.


                            Nguyên văn bởi HTTTTH
                            Bạn cứ xem cái datasheet này làm ví dụ, sẽ thấy từng loại tụ có một giới hạn tăng điện áp (du/dt) và giới hạn dòng nạp cực đại.
                            datasheet ghi như vậy có nghĩa là không nên sử dụng vượt quá giá trị này, chứ không có nghĩa là không thể vượt quá giá trị này bác ạ. Cũng giống như dòng và áp danh định của bóng đèn ấy.
                            sau.ph

                            Comment


                            • Bác HTTTTH ơi! công chúa gọi bác về.
                              Công chúa nói tranh luận với người thấy dòng tăng cao hơn bình thường thì gọi là dòng quá độ sẽ đến tết sang năm chưa xong. Tôi đi mua 2 vé tàu nhé.

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                                Dòng qui định bình thường của 1 tụ điện trong điện áp có tần số là U / Z = X.
                                Dòng quá độ của 1 tụ điện trong diện áp có tần số là X . Z > U
                                Khi đó dòng quá độ thời gian lâu sẽ phá hủy tụ điện.


                                Bắt đầu nạp tụ dòng tăng cao có thể lớn hơn X, thời gian nạp rất ngắn có điện thế là U1 < U
                                Lấy U1 / Z sẽ nhỏ hơn X.

                                Dòng này không thể gọi là dòng quá độ vì nó không phá hủy tụ điện.
                                Cải nhau mấy trăm trang chỉ vì cái định nghĩa dòng quá độ và dòng tăng lúc bắt đầu nạp.
                                Có ai hiểu bác vvp nói gì không? Em đọc mãi mới hiểu thế này:
                                Chỗ màu đỏ: Khi có dòng điện lớn chạy qua tụ sẽ sinh ra điện áp lớn và phá hủy tụ. Vì vậy, khi có dòng lớn thì gọi là dòng quá độ.

                                Chỗ màu xanh: Khi bắt đầu nạp, áp trên tụ thấp suy ra dòng qua tụ cũng thấp. (ở trường dạy dòng tỉ lệ với tốc độ biến thiên điện áp là tầm bậy)

                                Vậy là bác vvp tự biên tập ra một bộ sách giáo khoa riêng. Các định nghĩa do bác ấy tự đặt ra. Các định luật vật lý cũng do bác ấy sáng tác ra. Ai học theo SGK ở trường là sai.

                                Tóm lại là bác ấy không phân biệt được quá độ và quá tải (cái nào cũng có chữ quá mà ) và nhặt được công thức Zc thì cứ thề mà dùng, không cần biết điện áp có sin hay không (mà công thức Zc được lấy ra từ đạo hàm của hàm sin)
                                sau.ph

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                123456q Tìm hiểu thêm về 123456q

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X