Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Điện qua điện trở có bị tiêu thụ không?Hạ áp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đọc lại mà chẳng biết Zc "được lấy ra từ đạo hàm của hàm sin" như thế nào
    Chán luồng này rồi, qua luồng mới mở bên này chơi có vẻ sẽ vui hơn:
    http://www.dientuvietnam.net/forums/...i%E1%BB%87n-dc
    Last edited by HTTTTH; 11-06-2016, 21:33.
    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

    Comment


    • ic =C.du/dt với d/dt là đạo hàm, u=Uo.sin(wt) là hàm điện áp
      ic=C.d{Uo.sin(wt)}/dt = C.Uo.cos(wt).w=w.C.Uo.sin(wt+Pi/2)=(1/Zc).Uo.sin(wt+Pi/2)

      Nếu u không phải là hàm sin thì khi lấy đạo hàm sẽ ra "một cái gì đó". Khi đó sẽ phải sử dụng "cái gì đó" chứ không được sử dụng Zc
      sau.ph

      Comment


      • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
        ic =C.du/dt với d/dt là đạo hàm, u=sin(wt) là hàm điện áp
        ic=C.d{Uo.sin(wt)}/dt = C.Uo.cos(wt).w=w.C.Uo.sin(wt+Pi/2)=(1/Zc).Uo.sin(wt+Pi/2)
        Nếu u không phải là hàm sin thì khi lấy đạo hàm sẽ ra "một cái gì đó". Khi đó sẽ phải sử dụng "cái gì đó" chứ không được sử dụng Zc
        Lại nữa. Ừ thì có "cái gì đó". Nhưng "cái gì đó" nó rơi vào ic kìa. Còn Zc ... bây giờ chưa dùng tới thì lúc khác ta dùng, đừng bóp méo vấn đề như vậy.
        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

        Comment


        • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

          Dòng qui định bình thường của 1 tụ điện trong điện áp có tần số là U / Z = X.
          Dòng quá độ của 1 tụ điện trong diện áp có tần số là X . Z > U
          Khi đó dòng quá độ thời gian lâu sẽ phá hủy tụ điện.

          Bắt đầu nạp tụ dòng tăng cao có thể lớn hơn X, thời gian nạp rất ngắn có điện thế là U1 < U
          Lấy U1 / Z sẽ nhỏ hơn X.
          Dòng này không thể gọi là dòng quá độ vì nó không phá hủy tụ điện.
          Cải nhau mấy trăm trang chỉ vì cái định nghĩa dòng quá độ và dòng tăng lúc bắt đầu nạp.
          Sao bác cứ ép cái tần số vào nhỉ? trong khi trường hợp này là DC. Từ 0 - 310v nó chưa có T hay F?? Như bác nói thì nó tính luôn nhiều T rồi.

          Comment


          • Các bác cho em hỏi quá độ trong mạch điện là gì vậy ?

            Comment


            • Theo giáo trình thì Quá độ là quá trình chuyển từ chế độ xác lập này sang chế độ xác lập khác. Cụ thể trong bài này thì chế độ xác lập ban đầu là khi tụ chưa có dòng có áp. Chế độ xác lập lúc sau là khi đang có dòng ổn định hình sin và áp AC 220V 50Hz.

              Cũng theo định nghĩa trên, nếu trong mạch có thêm cuộn L, điện áp và dòng điện qua tụ điện tăng lên. Nếu tụ vẫn chưa bị hư, dòng và áp trên tụ vẫn là hình sin thì mạch vẫn ở trong trạng thái xác lập (trừ lúc vừa mới lắp thêm cuộn L vô) . Còn theo bác vvp thì dòng tăng quá mức bình thường tức là quá độ.
              sau.ph

              Comment


              • Nguyên văn bởi TP_Electro Xem bài viết
                Sao bác cứ ép cái tần số vào nhỉ? trong khi trường hợp này là DC. Từ 0 - 310v nó chưa có T hay F?? Như bác nói thì nó tính luôn nhiều T rồi.
                Trước hết định nghĩa dòng quá độ của tụ điện xoay chiều là gì đã:
                Dòng quá độ của tụ điện xoay chiều là khi I X Z > U quy định của nhà sản xuất (nếu không chấp nhận quy định này thì đừng xem tiếp nữa).

                Bắt đầu cắm tụ vào điện 310 v AC ( thời điểm này xem như 310 VDC) dòng qua tụ theo công thức I = dU /dt. Bắt đầu sẽ có dòng rất lớn chạy qua tụ.
                Dòng này chạy qua điện trở thuần của tụ mà r của tụ rất nhỏ nên điện thế được nạp không bao giờ lớn hơn U. Giỏi lắm chỉ bằng U. Người ta gọi đó là VCR.

                Mới đến đây "các nhà thông thái "đã bảo dòng này là dòng quá độ thì tôi không giảng dạy tiếp nữa.
                Last edited by vi van pham; 12-06-2016, 10:34. Lý do: sửa lại công thức I = dU/dt

                Comment


                • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

                  Trước hết định nghĩa dòng quá độ của tụ điện xoay chiều là gì đã:
                  Dòng quá độ của tụ điện xoay chiều là khi I X Z > U quy định của nhà sản xuất (nếu không chấp nhận quy định này thì đừng xem tiếp nữa).

                  Bắt đầu cắm tụ vào điện 310 v AC ( thời điểm này xem như 310 VDC) dòng qua tụ theo công thức I = U /t. (không có biến thiên và tồng trở gì cả) Bắt đầu sẽ có dòng rất lớn chạy qua tụ.
                  Dòng này chạy qua điện trở thuần của tụ mà r của tụ rất nhỏ nên điện thế được nạp không bao giờ lớn hơn U. Giỏi lắm chỉ bằng U. Người ta gọi đó là VCR.

                  Mới đến đây "các nhà thông thái "đã bảo dòng này là dòng quá độ thì tôi không giảng dạy tiếp nữa.
                  Dạ bác giải thích giúp cháu tại sao lúc này I=U/t đc không bác?

                  Comment


                  • Dạ để cháu trình bày lại một cách đầy đủ, rồi các bác chỉ ra chỗ sai chứ viết như thế này nó không liền mạch rất khó theo dõi:

                    Xét mạch điện xoay chiều mắc nối tiếp với r=nội trở dây dẫn + nội trở tụ, tụ lý tưởng và R tải. Khi mạch hở áp trên tụ bằng 0. Chọn gốc thời gian là lúc đóng mạch điện. Khi đóng mạch điện điện áp trên tụ sẽ tăng từ 0V lên V nguồn lúc đóng mạch trong khoảng thời gian dt=2tau(thời hằng nạp tụ) vì dt rất nhỏ nên biến thiên của nguồn cấp rất nhỏ và được bỏ qua, trong dt mạch tính toán như mạch điện một chiều . Thời hằng này chỉ phụ thuộc vào r và giá trị điện dung C của tụ lý tưởng. Dòng nạp lúc này là dòng quá độ và tỉ lệ thuận với điện dung C, biến thiên điện áp trên tụ(dU) và tỉ lệ nghịch với biến thiên thời gian(dt). Để hạn chế dòng quá độ người ta tìm cách tăng tau bằng cách gắn thêm nhiệt điện trở, hoặc chọn tụ có nội trở cao tuỳ theo ứng dụng.

                    Đây là cái cháu đc học, các bác chỉ ra chỗ sai chỗ vô lý giúp cháu.

                    Comment


                    • Thưa bác, người Việt gọi "trái táo" thì người Anh là "apple". Cháu gọi đó là dòng quá độ theo sách GK thì bác có thể gọi nó là dòng gì tùy bác. Bác nói cháu tầm bậy là không đúng.

                      Dòng này chạy qua điện trở thuần của tụ mà r của tụ rất nhỏ nên điện thế được nạp không bao giờ lớn hơn U. Giỏi lắm chỉ bằng U
                      Theo công thức của bác U=URC+UXC => UXC=U-URC. Cháu có thể hiểu theo 2 cách:

                      1)Nếu tính theo giá trị tuyệt đối thì UXC luôn nhỏ hơn U => không bao giờ có hiện tượng "quá độ" theo định nghĩa của bác. (Để dễ phân biệt, từ nay cháu sẽ viết không có dấu ngoặc kép là định nghĩa theo SGK, có ngoặc kép là theo định nghĩa của bác)

                      2)Nếu tính theo trị đại số thì khi U<0, UXC>0 =>UXC>U: hiện tượng quá độ xảy ra. Điện 50Hz thì 1 giây có 50 lần như vậy.

                      Vậy cháu phải hiểu như thế nào mới đúng?

                      ------------------------------------------------------------------

                      công thức I = U /t.
                      Công thức gốc có chữ d mà bác lại bỏ đi thì ý nghĩa của nó khác 1 trời 1 vực. Có chữ d thì nó là độ dốc, không có chữ d thì nó là độ cao. Một bậc thang rất thấp cũng có thể có độ dốc rất lớn (dốc thẳng đứng) trong khi 1 ngọn núi rất cao lại có thể có độ dốc thoai thoải.

                      Theo bác t sẽ được tính như thế nào. Nếu cháu cắm điện lúc giữa đêm (0:00) thì t=0. Cắm điện lúc 1:00 sáng thì t=3600s ?
                      sau.ph

                      Comment


                      • Chỗ này tôi cái tay nhanh hơn cái đầu, I = dU/ dt do t rất nhỏ nên I lớn và tích của r tụ . I không thể nào bằng U. ( cho cái thời gian dốc đứng như vách núi cũng không thể nào bằng U)
                        Các nhà thông thái đến đây đã gọi I là dòng quá độ của tụ điện thì tôi không cấm

                        Đính chính lại công thức VC = VRC + VXC không phải là của tôi nó là của sách giáo khoa viết về dòng quá độ của tụ điện.
                        Ngay từ đầu nhà thông thái "Tự Làm Mò" đã không biết VC = VRC +VXC thì không nên suy diễn mò mẫm như thầy bói mù xem voi.
                        Last edited by vi van pham; 12-06-2016, 10:46. Lý do: đính chính.........

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                          Chỗ này tôi cái tay nhanh hơn cái đầu, I = dU/ dt do t rất nhỏ nên I lớn và tích của r tụ . I không thể nào bằng U. ( cho cái thời gian dốc đứng như vách núi cũng không thể nào bằng U)
                          Các nhà thông thái đến đây đã gọi I là dòng quá độ của tụ điện thì tôi không cấm Ngay từ đầu các nhà thông thái đã không biết VC =VRC +VXC thì không nên suy diễn mò mẫm như thầy bói mù xem voi.
                          Dạ bác chỉ ra chỗ sai trong post 294 giúp cháu với, vì cháu nghĩ nội trở nó chỉ ảnh hưởng đến thời hằng nạp tụ, do có nội trở này nên áp trên tụ không bằng áp nguồn ngay lập tức mà nó tăng từ từ nên mới có quá độ. Thanks bác nhiều.

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                            Theo giáo trình thì Quá độ là quá trình chuyển từ chế độ xác lập này sang chế độ xác lập khác.
                            Mình hỏi vậy thôi. Hồi đi học thì các giáo trình và giáo viên cũng nói vậy. ( giáo trình do giáo viên - là một PGS - nên chắc cũng có năm bảy phần chính xác).

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi Đức_CDT Xem bài viết
                              Dạ để cháu trình bày lại một cách đầy đủ, rồi các bác chỉ ra chỗ sai chứ viết như thế này nó không liền mạch rất khó theo dõi:

                              Xét mạch điện xoay chiều mắc nối tiếp với r=nội trở dây dẫn + nội trở tụ, tụ lý tưởng và R tải. Khi mạch hở áp trên tụ bằng 0. Chọn gốc thời gian là lúc đóng mạch điện. Khi đóng mạch điện điện áp trên tụ sẽ tăng từ 0V lên V nguồn lúc đóng mạch trong khoảng thời gian dt=2tau(thời hằng nạp tụ) vì dt rất nhỏ nên biến thiên của nguồn cấp rất nhỏ và được bỏ qua, trong dt mạch tính toán như mạch điện một chiều . Thời hằng này chỉ phụ thuộc vào r và giá trị điện dung C của tụ lý tưởng. Dòng nạp lúc này là dòng quá độ và tỉ lệ thuận với điện dung C, biến thiên điện áp trên tụ(dU) và tỉ lệ nghịch với biến thiên thời gian(dt). Để hạn chế dòng quá độ người ta tìm cách tăng tau bằng cách gắn thêm nhiệt điện trở, hoặc chọn tụ có nội trở cao tuỳ theo ứng dụng.

                              Đây là cái cháu đc học, các bác chỉ ra chỗ sai chỗ vô lý giúp cháu.
                              Sách giáo khoa cháu học chưa nói kỹ. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho công thức dòng quá độ của tụ điện VC = VRC + VXC .
                              Không phải lúc nào dòng ban đầu nạp tụ lớn cũng là dòng quá độ, giai đọan sau VXC mới quan trọng , tổng điện thế của nó sẽ lớn hơn điện thế nhà quy định sản xuất.
                              Mới có giai đọan đầu VRC cháu đã nói nó là dòng quá đô của tụ điện thì nghiên cứu làm chi cho mệt óc và tôi cũng chẳng muốn tranh luận.

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi HTTTTH
                                I = dU/dt, và thảo luận trên công thức này...
                                Bây giờ là tháng năm âm lịch, có lẽ đến Trung thu sẽ có lý thuyết mới toanh về dòng điện.
                                Đấy là có số 1 nhân với biểu thức đó nữa đấy bác ạ. (C=1F) không cần phải tranh luận những cái tiểu tiết.

                                I = dU/ dt do t rất nhỏ nên I lớn và tích của r tụ . I không thể nào bằng U. ( cho cái thời gian dốc đứng như vách núi cũng không thể nào bằng U)
                                Các nhà thông thái đến đây đã gọi I là dòng quá độ của tụ điện thì tôi không cấm
                                Thì ra chỉ là cái tên gọi thôi. Nếu ngay từ đầu bác nói là "không phải dòng quá độ" chứ đừng nói "không có dòng quá độ" thì đã không tốn tài nguyên của diễn đàn.
                                sau.ph

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                123456q Tìm hiểu thêm về 123456q

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X