Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nhờ giúp đỡ về cảm biến này

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    Ib trong mạch cực B thì không bỏ được. Khi tính áp trên RE thì có thể bỏ được: VE = (Ic+Ib)RE ~ Ic.RE

    VBB luôn cố định là 1,2V chứ không sụt được. Chỉ có áp sau điện trở RBB mới sụt thôi.

    VBE là sụt áp trên mối nối BE, với tín hiệu nhỏ thì VBE xem như không đổi và =0,6V chứ không phải là trở kháng BE.

    Bạn cứ từ từ mà suy ngẫm. Lúc mới học mình cũng phải nghĩ mãi mới thấm.

    ----------------------------------------------------------------------

    Khi có dòng Ib=0,06mA thì sụt áp trên RBB là 9K x 0,06mA = 0,54V. Điện áp cực B là 1,2V - 0,54V = 0,66V. Tức là khi nối cực B vào thì nó bị sụt từ 1,2 xuống còn 0,66V
    sau.ph

    Comment


    • #62
      Nguyên văn bởi TP_Electro Xem bài viết
      Thanks. Mình hiểu ý bạn nói. Nhưng mình thắc mắc chổ là vì dòng IB rất nhỏ nên cho IE = IC. Nhưng nếu bỏ qua IB thì làm sao có IC = beta lần IB?. Và ở đây mình nghĩ ko ra khi tính dòng IB khi dựa vào áp VBB (áp phân cực cầu phân áp R1 và R2, áp này nội trở cao dòng rất nhỏ) và áp VB ( tại chân B). Hai điểm áp này ko thể bằng nhau như trong công thức trên đc nếu tách rời nhau. Và bằng nhau nếu nối vào nhau nhưng sẽ ko thể bằng giá trị áp của cầu phân áp trên đc. Vì lúc này tiếp giáp BE và RE sẽ kéo áp VBB xuống thấp hơn và dòng IB xuất hiện. Nếu theo bạn nói trên do IB rất nhỏ hơn so với IC suy ra trở kháng BE rất lớn và suy ra đc mạch tương đương thì IB ko có nghĩa và cũng ko tính được IB, IC... Mình thử tính và test lại ko làm sao đúng được. Chắc kiến thức bị " lùn" lại. ngày xưa học kỹ thuật mạch 1,2 tính đc cả điểm Q mà giờ ....trả hết lại cho thầy!
      H thì đã hiểu câu hỏi. Áp ở chân B trong mạch ban đầu là "cố định" ko có nghĩa là VB = Vcc*(R2/(R1+R2)). Để tính ra V tại B thì phải đi theo công thức mạch Thevenin tương đương.

      Xin lỗi vì có sự hiểu lầm trong câu từ.

      Comment


      • #63
        Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
        Ib trong mạch cực B thì không bỏ được. Khi tính áp trên RE thì có thể bỏ được: VE = (Ic+Ib)RE ~ Ic.RE

        VBB luôn cố định là 1,2V chứ không sụt được. Chỉ có áp sau điện trở RBB mới sụt thôi.

        VBE là sụt áp trên mối nối BE, với tín hiệu nhỏ thì VBE xem như không đổi và =0,6V chứ không phải là trở kháng BE.

        Bạn cứ từ từ mà suy ngẫm. Lúc mới học mình cũng phải nghĩ mãi mới thấm.

        ----------------------------------------------------------------------

        Khi có dòng Ib=0,06mA thì sụt áp trên RBB là 9K x 0,06mA = 0,54V. Điện áp cực B là 1,2V - 0,54V = 0,66V. Tức là khi nối cực B vào thì nó bị sụt từ 1,2 xuống còn 0,66V

        Vậy thì dòng Ib = 0.06mA. Từ đó suy ra, Ic = 99*0.06 = 5.94mA. => Nếu Rc = 10k thì ta tính ra Vrc = 5.94*10 = 59.4 V ??? Mình không hiểu chổ này? Có chổ nào ko đúng, trong khi Vcc chỉ có 12v mà nhỉ.

        Comment


        • #64
          Xét trường hợp Rc=1K trước đã, lúc đó Vc~6V ; Rc=1,5K thì Vc còn ~3V. Rc=1,9K thì Vc ~ 0,6V. Lúc này Transistor rơi vào trạng thái bão hòa. Tăng Rc nữa thì Vc cũng không giảm nữa, chỉ có dòng Ic giảm thôi. Đã bão hòa thì Ic<β.Ib chứ không còn dấu = nữa.
          sau.ph

          Comment


          • #65
            Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
            Xét trường hợp Rc=1K trước đã, lúc đó Vc~6V ; Rc=1,5K thì Vc còn ~3V. Rc=1,9K thì Vc ~ 0,6V. Lúc này Transistor rơi vào trạng thái bão hòa. Tăng Rc nữa thì Vc cũng không giảm nữa, chỉ có dòng Ic giảm thôi. Đã bão hòa thì Ic<β.Ib chứ không còn dấu = nữa.
            Vậy với trường hợp Rc = 10k thì xét có bảo hòa không dựa vào so sánh kết quả thực tính được là Vrc = 59,4v với điều kiện bảo hòa là nếu BJT dẫn khuếch đại thì phải thỏa Vrc < (Vcc - (0.7 + Ie*Re)) <=> 59,4 < (12 - (0.7 + 0.06) <=> 59.4 < 11.24 để tiếp giáp PN phân cực thuận, Nhưng kết quả trên ko thỏa mãn điều kiện khuếch đại nên ngược lại là dẫn bảo hòa (như kết quả thực tính được là BJT dẫn bảo hòa?). Đúng ko các bác nhỉ?
            Last edited by TP_Electro; 17-06-2016, 12:25.

            Comment


            • #66
              Vrc < (Vcc-0.7)

              Cái này dùng khi chân E nối thẳng xuống mass. Trường hợp có RE thì phải trừ thêm VRE nữa.

              Sau khi tính VRC nếu thỏa điều kiện ở trên tức là transistor đang ở chế độ khuyếch đại, bạn có thể sử dụng kết quả vừa tính được.

              Nếu VRC không thỏa bất đẳng thức ở trên thì bạn phải bỏ kết quả đó đi, tính lại bằng cách khác. Cụ thể là dùng phương trình Vcc=VE+VCEsat+VC=RE.IE+VCEsat+RC.IC
              Nếu coi IE~IC thì Ic=(Vcc-VCEsat)/(RE+Rc)
              Có I rồi nhân với điện trở là ra áp trên C và E

              Tóm lại là cách tính khi khuếch đại và khi bão hòa là khác nhau. Bạn phải chọn 1 trong 2 giả thiết rồi tính thử. Nếu tính không ra thì phải chọn sang giả thiết còn lại. Trường hợp khuếch đại thì tính Ib trước. Bão hòa thì tính Ic trước.
              sau.ph

              Comment


              • #67
                Ở mạch mà bác Thái post đó hóa ra mình tính đúng, nhưng do không nhớ và ko áp dụng điều kiện này Vrc < (Vcc - (0.7 + Ie*Re)) nên cứ thấy vô lý và cứ nghĩ là chổ tính dòng Ib có vấn đề. vì Vrc tính ra cứ lớn hơn quá nhiều lần Vcc. Vì hóa ra mạch đó ở chế độ tĩnh luôn dẫn bảo hòa.! Thế thì mạch đó R3 và R4 là ko cần thiết lắp vào vì chân B cuộn sơ của CB dòng được gắn vào rồi.
                Cảm ơn các bác đã tận tình "tương trợ, ra tay nghĩa hiệp" để mình tìm lại chút kiến thức cơ bản nhưng quan trọng nầy trong thiết kế mạch. Dù làm mạch chỉ để chơi và share cho vui.

                Comment


                • #68
                  Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                  Vrc < (Vcc-0.7)

                  Cái này dùng khi chân E nối thẳng xuống mass. Trường hợp có RE thì phải trừ thêm VRE nữa.

                  Sau khi tính VRC nếu thỏa điều kiện ở trên tức là transistor đang ở chế độ khuyếch đại, bạn có thể sử dụng kết quả vừa tính được.

                  Nếu VRC không thỏa bất đẳng thức ở trên thì bạn phải bỏ kết quả đó đi, tính lại bằng cách khác. Cụ thể là dùng phương trình Vcc=VE+VCEsat+VC=RE.IE+VCEsat+RC.IC
                  Nếu coi IE~IC thì Ic=(Vcc-VCEsat)/(RE+Rc)
                  Có I rồi nhân với điện trở là ra áp trên C và E

                  Tóm lại là cách tính khi khuếch đại và khi bão hòa là khác nhau. Bạn phải chọn 1 trong 2 giả thiết rồi tính thử. Nếu tính không ra thì phải chọn sang giả thiết còn lại. Trường hợp khuếch đại thì tính Ib trước. Bão hòa thì tính Ic trước.
                  Ôn được nhiều kiến thức quá . Hồi xưa học nhớ ông thầy chỉ chọn vùng dẫn bão hoà hoặc vùng khuếch đại nữa. Chắc phải láy sách ra ôn lại quá.

                  Comment


                  • #69
                    Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                    Chưa được học về CT, nhưng cũng đoán biết CT giúp phát hiện dòng như thế nào.
                    Dòng chính (i1) chạy qua dây dẫn nguồn. Lấy một vài (n1) vòng dây dẫn nguồn lồng vào lõi biến áp. Quấn một số (n2) vòng làm thứ cấp. Điện áp AC (u2) trên (n2) tỷ lệ thuận với dòng (i1) qua (n1). Muốn điện áp (u2) lớn hay nhỏ thì quấn (n2) nhiều hay ít vòng.
                    Điện áp (u2) đưa vào B của transistor làm xuất hiện điện áp xoay chiều tại chân C của transistor... rồi sao nữa ?
                    Mục đích của anh sunshine là muốn biết có dòng trên (n1) hay không.
                    Vậy thì mắc 1 cái đồng hồ đo mVAC, để đo (u2) xuất hiện trên 2 đầu ra của (n2) là xong.
                    Nhiều tiền thì mắc đồng hồ đắt tiền. Ít tiền thì mắc đồng hồ rẻ tiền.
                    Muốn khỏi rối mắt thì mắc 1 bộ chuyển mạch tự động với các đèn báo chỉ thị đường dây nào đang được kiểm tra, và chỉ cần dùng 1 đồng hồ đo là đủ.
                    Thực ra em muốn nó chỉ báo là thiết bị đang chạy hay bị đứt thôi. Nhưng lỡ hỏi thì hỏi thêm chút về đo dòng cho biết thêm kiến thức thôi.

                    Comment


                    • #70
                      Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
                      đầu tiên khi cho nguồn vào thì transistor có chạy một chút (khởi động để vào trạng thái) rồi ngưng
                      Trạng thái khởi động nó hoạt động sao vậy anh ? Có phải tụ C3 ko được nạp bở nguồn 12V? Nên ko có áp ra ?
                      , điện trở 3k3 xả chỗ điện thừa này,
                      Chưa hiểu khúc trên nên chổ điện trở 3k3 chưa hiểu nó hoạt động như thế nào khi lúc bắt đầu.
                      khi có dòng chảy qua thì transistor khuếch đại, ngõ ra của tụ có điện áp (áp âm từ chân E chạy lên chân C và đi qua tụ ,
                      Em thắc mắc chân E qua trở R1 nối mass và nguồn 12V qua R2 đến chân C thì áp chân C luôn cao hơn áp chân E vậy tại sao lại có điện áp âm vậy?
                      vì là khuếch đại nên chân C lúc có âm lúc có dương theo chu kỳ của nguồn tín hiệu(ở đây là tín hiệu 50hz của nguồn điện) điện âm thì chạy qua tụ rồi qua diode để nạp điện cho tụ 47uF,
                      Anh có thể giải thích dấu của các tụ điện ko vậy ? Nếu "điện âm thì chạy qua tụ rồi qua diode để nạp điện cho tụ 47uF" thì ở tụ C2 chân nói với cực C là "+" còn chân nối với diode là "-" Còn ở tụ C3: chân nối với diode là "+" chân nối với +12V là "-" ?????
                      tụ này là nơi chưa điện do transistor "bơm" vào , nếu còn bơm thì tụ còn giữ được điện áp trên nó , nếu ngưng bơm thì điện trở 3k3 sẽ xả hết điện trong thời gian ngắn(thay đổi R 3k3 này để phù hợp cho mạch phía sau) lúc này trên tụ 47uF không có điện , các chỉ bào sẽ tắt
                      Vậy tụ C3 sẽ xả điện áp qua R 3k3 về nguồn ? hay xả ra mạch ADC vậy anh ?

                      Comment


                      • #71
                        Nguyên văn bởi sunshine Xem bài viết
                        Trạng thái khởi động nó hoạt động sao vậy anh ? Có phải tụ C3 ko được nạp bở nguồn 12V? Nên ko có áp ra ?

                        Chưa hiểu khúc trên nên chổ điện trở 3k3 chưa hiểu nó hoạt động như thế nào khi lúc bắt đầu.

                        Em thắc mắc chân E qua trở R1 nối mass và nguồn 12V qua R2 đến chân C thì áp chân C luôn cao hơn áp chân E vậy tại sao lại có điện áp âm vậy?

                        Anh có thể giải thích dấu của các tụ điện ko vậy ? Nếu "điện âm thì chạy qua tụ rồi qua diode để nạp điện cho tụ 47uF" thì ở tụ C2 chân nói với cực C là "+" còn chân nối với diode là "-" Còn ở tụ C3: chân nối với diode là "+" chân nối với +12V là "-" ?????

                        Vậy tụ C3 sẽ xả điện áp qua R 3k3 về nguồn ? hay xả ra mạch ADC vậy anh ?
                        1- trạng thái khởi động của mạch khuếch đại transistor là khi cấp điện cho mạch , transistor được phân cực thuận bởi R-220k và R-100k về âm, khi đó có 1 dòng điện rất nhỏ chạy qua tụ ở chân B (do tụ nạp điện) làm cho transistor chạy khuếch đại , dòng điện nạp của tụ rất nhỏ , do trị số tụ nhỏ nên nó nạp rất ngắn , nên thời gian KĐ của Tr rất ngắn rồi tắt ,transistor chấm dứt trạng thái khởi động KĐ , vào chế độ khuếch đại tĩnh(khuếch đại không có tín hiệu) khi Tr khởi động thì chân C của nó có áp âm từ chân E chạy qua chân C, lúc này chân C có âp âm.
                        2- khi thời gian Tr khuếch đại rất ngắn đó , thì tụ C3 đã được nạp điện từ chân C qua tụ rồi qua diode đến tụ C3 , sau đó Tr nghỉ thì trở 3k3 sẽ xả điện trong tụ C3
                        3- khi chân B của Tr được phân cực thuận , thì chân C và E được thông với nhau bằng một điện trở [r-CE], trị số điện trở này tùy thuộc vào dòng Ib của Tr , dòng Ib càng lớn thì điện trở C-E càng nhỏ, vì điện trở ở chân E nhỏ hơn điện trở chân C nên dòng điện âm sẽ đi từ E về C, nếu ta cho điện trở chân E 10k chân C 100ohm thì áp dương sẽ chạy về chân E .
                        4-về dấu của tụ điện thì khi chân C của Tr dẫn chân C có áp âm , muốn tụ dẫn được áp âm này thì phải cho nó đi vào chân dương của tụ thì nó mới đi qua được , cùng dấu thì đẩy nhau/ khác dấu thì hút nhau, còn tụ C3 thì là tụ nhận và lưu trữ điện áp nên cực tính của tụ phải giống với cực tính của áp tại đó , dương tụ nối với dương nguồn , và âm tụ nối với nguồn âm từ diode đưa qua .
                        5- tụ C3 sẽ được xả điện qua R 3k3 nếu như không có tải tiêu thụ điện áp này , nếu không có trở 3k3 này thì tụ sẽ giữ điện áp này khá lâu , vì thế các chỉ báo hoặc mạch nhận diện dòng sẽ hoạt động sai với thực tế .

                        Comment


                        • #72
                          Nguyên văn bởi sunshine Xem bài viết
                          Anh cho em hỏi nhé,tụ C2 sao lại là tụ phân cực trong khi tụ C1 lại là tụ không phân cực vậy anh Quocthaibmt? Phải chăng tụ C1 này dùng để chặn điện áp DC và chỉ cho qua tín hiệu AC. Còn tụ C2 dùng để làm gì ?
                          Anh có thể giải thích nguyên lý của phần trong ô màu vàng ko vậy ?
                          Trong hình bạn vẽ thiếu 1 con điện trở nối giữa C2 và điốt lên +12 . Điốt cũng vẽ ngược chiều rồi.

                          Nếu sửa lại mạch thành C3 và R5 nối xuống mass thì hay hơn.
                          sau.ph

                          Comment


                          • #73
                            Nguyên văn bởi sunshine Xem bài viết
                            Anh cho em hỏi nhé,tụ C2 sao lại là tụ phân cực trong khi tụ C1 lại là tụ không phân cực vậy anh Quocthaibmt? Phải chăng tụ C1 này dùng để chặn điện áp DC và chỉ cho qua tín hiệu AC. Còn tụ C2 dùng để làm gì ?
                            Anh có thể giải thích nguyên lý của phần trong ô màu vàng ko vậy ?
                            Về lý thuyết thì Dòng chỉ qua tụ C2 1 lần duy nhất ở lần nạp đầu tiên khi có bán kỳ âm ở tín hiệu vào. Ngỏ ra luôn cho ra mức cao nhờ R5. Nói chung ngỏ ra không xuống thấp được!

                            Comment

                            Về tác giả

                            Collapse

                            sunshine Tìm hiểu thêm về sunshine

                            Bài viết mới nhất

                            Collapse

                            Đang tải...
                            X