Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nhờ giúp đỡ về cảm biến này

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
    bạn đo áp bằng thiết bị gì vậy . đồng hồ kim , hay đồng hồ số hay máy hiện sóng
    Em đo áp bằng đồng hồ số, dòng ở tải thì em đo bằng ampe kẹp.

    Comment


    • #32
      Nguyên văn bởi sunshine Xem bài viết
      Có 1 vấn đề là quả thật khi đo ở thang đo AC thì nó có áp ổn định là 0.5VAC (cho 1 cái bàn ủi chạy 3.8A - đo bằng ampe kiềm). Cùng tải là cái bàn ủi em đó em quấn 1 vòng cũng ra 0.5VAC, mà em quấn 5 vòng cũng ra 0.5VAC ? Em nghĩ nhiều vòng nó phải có áp cao hơn chứ.
      Nhưng khi em thử với tải là 1 cái đèn chạy 0.1A thì áp ra là 0.3VAC và cũng thử 1 vòng với 5 vòng vẫn cũng là 0.3VAC tại sao lại như vậy thế ?
      3.8A quấn nhiều vòng mà áp không tăng nữa là do lõi đã bị bão hòa từ.
      0.1A mà đã bão hòa thì hơi lạ. Chẳng lẽ nó bão hòa từ sớm vậy. Chắc lõi làm bằng ferrit. Nhưng mà 0,3VAC là đủ kích transistor rồi. Một đầu cảm biến nối vào cầu điện trở phân áp ở mức 0,4V . Áp đầu còn lại của cảm biến có thể lên đến 0.82V.
      sau.ph

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi sunshine Xem bài viết
        12/20 ở đâu có tỉ số sụt áp này vậy b?
        "Ngõ 220 sẽ ra áp khoảng 11V nếu mắc với điện trở thích hợp" Là sao b ?
        Mình chưa hiểu lắm về ý định b sử dụng cục biến áp? Nếu có thể b nói chi tiết hơn chút dùm mình nhé.
        Dòng định mức của biến áp là 200mA, dòng tài của bạn 0,01A=10mA bằng 1/20 dòng định mức của biến áp. Khi chạy qua cuộn 12V thì nó chỉ đủ tạo ra điện áp là 0,6V thôi.

        tỉ số biến áp là 220/12=18,33 => dòng qua cuộn 220 là 10mA/18,33=0,55mA. Chọn điện trở là 11V/0,55mA=20K. Nếu chọn điện trở là 10K thì áp ra là 5,5V . 1K thì áp ra là 0,55V ....

        Biến dòng nó cũng có cấu tạo giống biến áp, chỉ khác là biến dòng thì ít vòng dây nên điện áp của biến dòng rất nhỏ. Khi mắc vào mạch điện thì nó không làm sụt áp của tải. Trường hợp tải của bạn rất nhỏ nên có thể dùng biến áp thay biến dòng. Nhưng nếu tải lớn thì sụt áp sẽ nhiều.
        sau.ph

        Comment


        • #34
          Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
          3.8A quấn nhiều vòng mà áp không tăng nữa là do lõi đã bị bão hòa từ.
          0.1A mà đã bão hòa thì hơi lạ. Chẳng lẽ nó bão hòa từ sớm vậy. Chắc lõi làm bằng ferrit. Nhưng mà 0,3VAC là đủ kích transistor rồi. Một đầu cảm biến nối vào cầu điện trở phân áp ở mức 0,4V . Áp đầu còn lại của cảm biến có thể lên đến 0.82V.
          0.3VAC. Mình vẫn chưa hiểu cách tính của ban lắm. Giả sử cầu phân áp của mình là 1/2 đi. Thì 0.3VAC thì ra được áp khoảng 0.15 chứ ? Sao bạn lại tính ra 0.82V??

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi sunshine Xem bài viết
            Vấn đề của em là có em muốn làm 1 cái mạch phát hiện 20 thiết bị chạy điện AC có đang hoạt động hay ko (chắc tiêu tốn max 5A, mà tuỳ thiết bị ko phải cái nào cũng như vậy, có cài vài chắc cỡ 0.01A).
            Em thử tìm hiểu thì thấy có current sensor. Em có mua thử 2 cái cảm biến mà người bán nói là đo dòng. Em thấy nó có loại 3 chân và 1 loại em mua 2 chân.
            - Loại 3 chân em đo được trở của 1 cặp chân là 17.6 ohm, chân còn lại ko thông hay có trở với 2 chân còn lại.
            - Loại 2 chân em đo được trở của 1 cặp chân là 22.3 Ohm, nhưng nó có thêm 1 cặp dây luồng qua nữa và có thể gỡ ra nên em nghĩ chắc ko ảnh hưởng cảm biến, nếu tính luôn 1 cặp dây đó thì cảm biến có tất cả 6 chân.
            Nhưng em mua mà ko biết dùng như thế nào. Ai biết cách có thể gợi ý hoặc chỉ cho em cách dùng của cảm biến này được ko vậy ?
            // Với vấn đề trên của em liệu còn hướng đi nào khác để phát hiện dòng khi thiết bị đang hoạt động ko vậy ? Hoặc một giải pháp nào khác để phát hiện 20 thiết bị đó đang hoạt động ko vậy ?
            Cái này người ta gọi là "biến áp dòng", trong tài liệu kỹ thuật thường ký hiệu là CT (current transfomer). Cách sử dụng đã nói quá nhiều trong diễn đàn, bạn chịu khó tìm sẽ thấy.

            Lưu ý: Nhớ đọc kỹ, hiểu kỹ để tránh nhầm lẫn với biến áp (biến đổi điện áp) kẻo tiền mất tật mang, làm THẦY CÚNG có ngày....
            Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

            Comment


            • #36
              0,3VAC thì peak của nó là 0,42V . Cộng với 0,4V của cầu phân áp nữa là 0,82V (biến trở 1K có thể thay bằng con điốt schottky 0,4V)
              Click image for larger version

Name:	cb.JPG
Views:	1164
Size:	6.2 KB
ID:	1667952
              sau.ph

              Comment


              • #37
                Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
                Nhớ đọc kỹ, hiểu kỹ để tránh nhầm lẫn với biến áp (biến đổi điện áp) kẻo tiền mất tật mang, làm THẦY CÚNG có ngày....
                Khác thì có khác nhưng chế sang dùng tạm vẫn được bác ạ. Nếu theo bác không dùng được thì tại sao? nhờ bác giải thích.
                sau.ph

                Comment


                • #38
                  Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                  0,3VAC thì peak của nó là 0,42V . Cộng với 0,4V của cầu phân áp nữa là 0,82V (biến trở 1K có thể thay bằng con điốt schottky 0,4V)
                  [ATTACH=CONFIG]n1667952[/ATTACH]
                  A, mình hiểu rồi mình nhìn sơ đồ này mới hiểu đó chứ . Tìm hiểu rồi giờ đi test mạch thực tế thử . Có gì khó khăn mong b chỉ dùm nhé. Cảm ơn trước.

                  Comment


                  • #39
                    Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết

                    Khác thì có khác nhưng chế sang dùng tạm vẫn được bác ạ. Nếu theo bác không dùng được thì tại sao? nhờ bác giải thích.
                    Dùng tạm kiểu THẦY CÚNG thì vô tư...><

                    Còn giải thích kiểu THẦY VĂN thì cứ gắn "trở phân cực, phân áp, cực phân" thì cứ ngồi sẵn lên bô đi đã... Nếu không nắm rõ tỷ lệ của CT mà chơi bừa thì có ngày vãi hàng... Tốt nhất chuyển nhà ở cạnh trụ sở PCCC cho nó lành.

                    Còn dùng kiểu THẦY CÃI thì...
                    Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                    Comment


                    • #40
                      Dòng và áp trên các cuộn dây biến thế đều có thể tính được. Nếu nhỏ hơn mức danh định thì làm sao cháy? Bác phải giải thích cụ thể chứ nói chung chung thì không thuyết phục.
                      sau.ph

                      Comment


                      • #41
                        Chưa được học về CT, nhưng cũng đoán biết CT giúp phát hiện dòng như thế nào.
                        Dòng chính (i1) chạy qua dây dẫn nguồn. Lấy một vài (n1) vòng dây dẫn nguồn lồng vào lõi biến áp. Quấn một số (n2) vòng làm thứ cấp. Điện áp AC (u2) trên (n2) tỷ lệ thuận với dòng (i1) qua (n1). Muốn điện áp (u2) lớn hay nhỏ thì quấn (n2) nhiều hay ít vòng.
                        Điện áp (u2) đưa vào B của transistor làm xuất hiện điện áp xoay chiều tại chân C của transistor... rồi sao nữa ?
                        Mục đích của anh sunshine là muốn biết có dòng trên (n1) hay không.
                        Vậy thì mắc 1 cái đồng hồ đo mVAC, để đo (u2) xuất hiện trên 2 đầu ra của (n2) là xong.
                        Nhiều tiền thì mắc đồng hồ đắt tiền. Ít tiền thì mắc đồng hồ rẻ tiền.
                        Muốn khỏi rối mắt thì mắc 1 bộ chuyển mạch tự động với các đèn báo chỉ thị đường dây nào đang được kiểm tra, và chỉ cần dùng 1 đồng hồ đo là đủ.
                        Last edited by HTTTTH; 16-06-2016, 09:57.
                        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                        Comment


                        • #42
                          cảm biến dòng kiểu này thời thập niên 90 đã dùng rồi , khu hộ cho thuê phòng không cho sử dụng nguồn quá nhiều vì sợ bị phạt vì xài quá tiêu chuẩn , nên họ đặt làm thiết bị kiểm soát này , cứ phòng nào mà xài bếp nấu điện quá 1000w là bị cắt điện ngay , không chối cãi gì được , cứ cắm nồi cơm nhỏ 500w với thắp sáng thì không sao , nhưng cắm cả ấm nước tự chế vào và rơ le cắt , mà họ cũng không hiểu tại sao lại bị cắt , vì nửa đêm ai mà đi kiểm tra được , thế là cứ cắm vào là mất điện , rút ra một lúc là có điện lại , họ bào nhà chủ này có điện thông minh !!!

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi sunshine Xem bài viết
                            Anh cho em hỏi nhé,tụ C2 sao lại là tụ phân cực trong khi tụ C1 lại là tụ không phân cực vậy anh Quocthaibmt? Phải chăng tụ C1 này dùng để chặn điện áp DC và chỉ cho qua tín hiệu AC. Còn tụ C2 dùng để làm gì ?
                            Anh có thể giải thích nguyên lý của phần trong ô màu vàng ko vậy ?
                            hôm qua không thấy bài này , giờ xem lại mới biết , về chuyện 2 cái tụ NP và tụ phân cực thì không có gì quan trọng cả , chủ yếu là dùng tụ không phân cực cho ngõ vào khuếch đại đạt độ nhậy thôi , chứ tụ loại nào cũng chận DC hết , (tất nhiên nó có cho qua trước rồi mới chận áp cùng dấu lại) , còn ,mạch trong ô màu vàng hoạt động như sau , khi chưa có dòng qua cảm biến , thì ngõ ra cảm biến không có áp , transistor không khuếch đại , nên ngõ ra tụ không có áp ( đầu tiên khi cho nguồn vào thì transistor có chạy một chút (khởi động để vào trạng thái) rồi ngưng , điện trở 3k3 xả chỗ điện thừa này, khi có dòng chảy qua thì transistor khuếch đại, ngõ ra của tụ có điện áp (áp âm từ chân E chạy lên chân C và đi qua tụ , vì là khuếch đại nên chân C lúc có âm lúc có dương theo chu kỳ của nguồn tín hiệu(ở đây là tín hiệu 50hz của nguồn điện) điện âm thì chạy qua tụ rồi qua diode để nạp điện cho tụ 47uF, tụ này là nơi chưa điện do transistor "bơm" vào , nếu còn bơm thì tụ còn giữ được điện áp trên nó , nếu ngưng bơm thì điện trở 3k3 sẽ xả hết điện trong thời gian ngắn(thay đổi R 3k3 này để phù hợp cho mạch phía sau) lúc này trên tụ 47uF không có điện , các chỉ bào sẽ tắt

                            Comment


                            • #44
                              Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
                              cảm biến dòng kiểu này thời thập niên 90 đã dùng rồi , khu hộ cho thuê phòng không cho sử dụng nguồn quá nhiều vì sợ bị phạt vì xài quá tiêu chuẩn , nên họ đặt làm thiết bị kiểm soát này , cứ phòng nào mà xài bếp nấu điện quá 1000w là bị cắt điện ngay , không chối cãi gì được , cứ cắm nồi cơm nhỏ 500w với thắp sáng thì không sao , nhưng cắm cả ấm nước tự chế vào và rơ le cắt , mà họ cũng không hiểu tại sao lại bị cắt , vì nửa đêm ai mà đi kiểm tra được , thế là cứ cắm vào là mất điện , rút ra một lúc là có điện lại , họ bào nhà chủ này có điện thông minh !!!
                              Cứ cho cắt bằng rơ-le, giữ bằng SCR, các cháu phải đến xin thì mình mới "RESET" cho dùng lại. Đêm mình đi ngủ rồi thì khỏi xin, đợi sáng mai nhé.
                              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                              Comment


                              • #45
                                Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                                Cứ cho cắt bằng rơ-le, giữ bằng SCR, các cháu phải đến xin thì mình mới "RESET" cho dùng lại. Đêm mình đi ngủ rồi thì khỏi xin, đợi sáng mai nhé.
                                làm thế thì tội cho người dân nghèo lắm bác ơi , vì họ nghèo mới phải đi thuê phòng , để đến sáng thì đêm hôm họ cần ánh sáng cho những việc khẩn cấp thì tội họ lắm , chỉ cần cắt 1 phút là họ biết điều họ đang làm là sai với nguyên tắc rồi , và họ tự sửa sai thôi , chủ nhà đỡ phải nghe khiếu nại và dậy đi xử lý khiếu nại , xin xỏ nữa !

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                sunshine Tìm hiểu thêm về sunshine

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X