Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nhờ giúp đỡ về cảm biến này

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Việc tính áp, dòng phân cực cho mạch khuếch đại dùng BJT như mạch cảu bác Thái trên. Các bác có cách nào tính dòng Ib được ko? Mình có hình đính kèm về mạch tương đương, nhưng hơi khó hiểu chổ tính Vbb. Vì nếu xét như trong tài liệu thì giá trị áp Vbb sẽ khác nhau. các bác xem và chỉ giáo thêm cho mình tí nhé. Click image for larger version

Name:	mach tuong duong.jpg
Views:	2094
Size:	71.0 KB
ID:	1668047
    Click image for larger version

Name:	tinh mach tuongduong.jpg
Views:	2075
Size:	83.9 KB
ID:	1668046

    Comment


    • #47
      Đó là công thức tính mạch tương đương của Norton-thevenin. Mình cũng hay dùng cách này. Thay VBE bằng 1 con điốt, thay RE bằng một con điện trở lớn gấp (beta+1) lần là tính ra ngay Ib, rồi từ đó tính tiếp
      sau.ph

      Comment


      • #48
        Nguyên văn bởi TP_Electro Xem bài viết
        Việc tính áp, dòng phân cực cho mạch khuếch đại dùng BJT như mạch cảu bác Thái trên. Các bác có cách nào tính dòng Ib được ko? Mình có hình đính kèm về mạch tương đương, nhưng hơi khó hiểu chổ tính Vbb. Vì nếu xét như trong tài liệu thì giá trị áp Vbb sẽ khác nhau. các bác xem và chỉ giáo thêm cho mình tí nhé. [ATTACH=CONFIG]n1668047[/ATTACH]
        [ATTACH=CONFIG]n1668046[/ATTACH]
        Mình ko xem thread từ đầu nhưng mạch này khó hiểu ở điểm nào vậy bạn??? Nếu R2 thay đổi thì Vbb và Ib thay đổi đúng mà?

        P/S: Nếu ko liên quan thì bỏ qua nhé

        Comment


        • #49
          Ý mình là chổ này: Vbb = Vcc. R2/R1+R2 (*) là sao mà bằng được Vbb = Rbb.Ib + Vbe + Re.Ie ; Vì cái (*) này tính áp Vbb khi cực B của BJT chưa gắn vào, nếu đã gắn vào thì Vbb = Vcc.R2/(R1+(R2//(rb+Re))) mới đúng chứ nhỉ?
          Mình dùng các công thức này để tính thử áp và dòng phân cực tĩnh cho mạch của bác Thái thì cứ ra Ur2 = 39v, trong khi Vcc chỉ có 12V (cho beta = 100), tính ra Ic =3.868.10^-3 A. Xét lại ko thấy khớp!
          Các bác chỉ thêm cho mình với nhé.

          Comment


          • #50
            Nguyên văn bởi TP_Electro Xem bài viết
            Ý mình là chổ này: Vbb = Vcc. R2/R1+R2 (*) là sao mà bằng được Vbb = Rbb.Ib + Vbe + Re.Ie ; Vì cái (*) này tính áp Vbb khi cực B của BJT chưa gắn vào, nếu đã gắn vào thì Vbb = Vcc.R2/(R1+(R2//(rb+Re))) mới đúng chứ nhỉ?
            Mình dùng các công thức này để tính thử áp và dòng phân cực tĩnh cho mạch của bác Thái thì cứ ra Ur2 = 39v, trong khi Vcc chỉ có 12V (cho beta = 100), tính ra Ic =3.868.10^-3 A. Xét lại ko thấy khớp!
            Các bác chỉ thêm cho mình với nhé.
            Cái màu xanh là điện áp trước con trở Rbb còn màu đỏ là sau Rbb nhé
            sau.ph

            Comment


            • #51
              Thế theo bạn nói thì sao lai không kí hiệu là Vb mà là Vbb, và nếu như thế làm sao tính Ib đây? Và mình vẫn tính Ibb = 38.68uA thấy cũng ko đúng.? Trong khi mạch thực thì áp Vbb nó liên quan tới rb+Re!

              Comment


              • #52
                Vbb là nguồn áp không đổi, còn Vb là điện áp sẽ bị sụt tùy theo dòng Ib. Công thức màu đỏ là của bạn mình cũng chưa xem kỹ.
                sau.ph

                Comment


                • #53
                  Xóa vì nhầm. vẫn giữ quan điểm chưa hiểu ở trên.
                  Last edited by TP_Electro; 16-06-2016, 18:07. Lý do: Sửa lại do nhầm lẫn.

                  Comment


                  • #54
                    Nguyên văn bởi TP_Electro Xem bài viết
                    Ý mình là chổ này: Vbb = Vcc. R2/R1+R2 (*) là sao mà bằng được Vbb = Rbb.Ib + Vbe + Re.Ie (2) ; Vì cái (*) này tính áp Vbb khi cực B của BJT chưa gắn vào, nếu đã gắn vào thì Vbb = Vcc.R2/(R1+(R2//(rb+Re))) (1) mới đúng chứ nhỉ?
                    Mình dùng các công thức này để tính thử áp và dòng phân cực tĩnh cho mạch của bác Thái thì cứ ra Ur2 = 39v, trong khi Vcc chỉ có 12V (cho beta = 100), tính ra Ic =3.868.10^-3 A. Xét lại ko thấy khớp!
                    Các bác chỉ thêm cho mình với nhé.
                    (1) Chỗ này ko đúng vì Vbb là áp cố định. còn rb là cái gì? Đừng nhầm lẫn signal vs DC nhé?
                    (2) Đúng vì áp dụng định luật Kirchhoff trong mạch kín.

                    Comment


                    • #55
                      Có bác nào rảnh tay áp dụng công thức tính ra dòng Ib, Ic và Vcc - Vc giúp để mình học lại với!

                      Comment


                      • #56
                        Nguyên văn bởi TP_Electro Xem bài viết
                        Xóa vì nhầm. vẫn giữ quan điểm chưa hiểu ở trên.
                        Nghĩa là bạn chưa hiểu về model của transistor. Hình dưới minh họa DC model của 1 transistor NPN: Click image for larger version

Name:	NPN.JPG
Views:	2010
Size:	12.3 KB
ID:	1668071


                        Sở dĩ tính ra Vbb theo Thevenin vì nó giản lược tính toán. Còn muốn hiểu kỹ, hãy nhìn vào model. Tưởng tượng khi dòng IB đi vào node thì nó nhỏ hơn IC rất nhiều, vì vậy bỏ qua dòng IB nghĩa là từ B nhìn xuống node E của transistor có trở kháng lớn (hiểu nôm na theo như công thức Vbb = Vcc.R2/(R1+(R2//(rb+Re))) bạn đưa). Cuối cùng suy ra Vbb theo đúng công thức Thevenin chưa (Beta càng lớn thì tính toán giá trị càng gần như công thức Thevenin). Mà Beta rơi thường vào khoảng 100-200 thì cũng đã lớn hơn rất nhiều vs R2 rồi.

                        Cứ áp dụng Thevenin mà tính, ko trật đc.

                        Comment


                        • #57
                          Nguyên văn bởi TP_Electro Xem bài viết
                          Có bác nào rảnh tay áp dụng công thức tính ra dòng Ib, Ic và Vcc - Vc giúp để mình học lại với!
                          Thevenin và Kirchoff nhé.
                          Last edited by htc2k14; 16-06-2016, 22:43. Lý do: Bị đúp bài

                          Comment


                          • #58
                            Thí dụ:
                            Vcc=12V
                            R1=90K
                            R2=10K
                            RE=10
                            Rc=1K
                            β=99
                            VBE=0,6V

                            Mình thường tính thế này: Con RE qua transistor được "khuếch đại" lên (β+1) lần nên mình bỏ luôn con transistor và RE và thay nó bằng Re=(β+1)RE = (99+1)x10=1K. Mạch còn lại như sau:
                            Click image for larger version

Name:	trans.JPG
Views:	2029
Size:	4.1 KB
ID:	1668077

                            VBB=12V.10K/(10K+90K)=1,2V
                            RBB=10K.90K/(10K+90K)=9K

                            Ib = (VBB-VBE) / (RBB+Re) = (1,2V - 0,6V) / (9K+1K) = 0,6 / 10K =0,06mA

                            Có Ib rồi thì tính những cái còn lại đơn giản thôi.
                            sau.ph

                            Comment


                            • #59
                              Thanks. Mình hiểu ý bạn nói. Nhưng mình thắc mắc chổ là vì dòng IB rất nhỏ nên cho IE = IC. Nhưng nếu bỏ qua IB thì làm sao có IC = beta lần IB?. Và ở đây mình nghĩ ko ra khi tính dòng IB khi dựa vào áp VBB (áp phân cực cầu phân áp R1 và R2, áp này nội trở cao dòng rất nhỏ) và áp VB ( tại chân B). Hai điểm áp này ko thể bằng nhau như trong công thức trên đc nếu tách rời nhau. Và bằng nhau nếu nối vào nhau nhưng sẽ ko thể bằng giá trị áp của cầu phân áp trên đc. Vì lúc này tiếp giáp BE và RE sẽ kéo áp VBB xuống thấp hơn và dòng IB xuất hiện. Nếu theo bạn nói trên do IB rất nhỏ hơn so với IC suy ra trở kháng BE rất lớn và suy ra đc mạch tương đương thì IB ko có nghĩa và cũng ko tính được IB, IC... Mình thử tính và test lại ko làm sao đúng được. Chắc kiến thức bị " lùn" lại. ngày xưa học kỹ thuật mạch 1,2 tính đc cả điểm Q mà giờ ....trả hết lại cho thầy!

                              Comment


                              • #60
                                Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                                Thí dụ:
                                Vcc=12V
                                R1=90K
                                R2=10K
                                RE=10
                                Rc=1K
                                β=99
                                VBE=0,6V

                                Mình thường tính thế này: Con RE qua transistor được "khuếch đại" lên (β+1) lần nên mình bỏ luôn con transistor và RE và thay nó bằng Re=(β+1)RE = (99+1)x10=1K. Mạch còn lại như sau:
                                [ATTACH=CONFIG]n1668077[/ATTACH]

                                VBB=12V.10K/(10K+90K)=1,2V
                                RBB=10K.90K/(10K+90K)=9K

                                Ib = (VBB-VBE) / (RBB+Re) = (1,2V - 0,6V) / (9K+1K) = 0,6 / 10K =0,06mA

                                Có Ib rồi thì tính những cái còn lại đơn giản thôi.
                                Đấy chổ mình thắc mắc là VBB = 1,2v này khi chỉ có cầu phân áp mắc vào 12v mà chưa đấu cực B vào áp này. Nếu đấu cực B vào thì ko thể là 1,2v nữa mà sẽ nhỏ hơn. Và như thế thì tính IB cũng ko chính xác. Áp VBB = 1,2v thì ko có dòng IB.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                sunshine Tìm hiểu thêm về sunshine

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X