Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ai giúp em tính mạch ghép tầng khuếch đại với

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
    Làm mạch để chấm điểm thì nên làm theo mạch chính thống. Ráp thực tế nếu làm theo cách của em thì em sẽ bảo đảm không bao giờ rè nếu tụ đủ lớn (thích thì có thể dùng hàng ngàn uF) Kể cả khi sau cầu điốt không có tụ lọc nguồn. Nếu chỉ dùng điốt dập xung + thêm tụ chân B + thêm trở RB RE thì trong trường hợp này không thể nào khử hết rung được.

    Vấn đề đóng ngắt thì em cũng dám đảm bảo là nó dứt khoát. Vì nắp từ của rờ le là cân bằng không bền. Nó chỉ có thể chạy về vị trí NC hoặc NO chứ không thể nằm lơ lửng ở giữa được. Giữa nắp từ và tiếp điểm cũng có 1 khoảng lệch. Tức là nắp từ rời khỏi lõi cuộn dây một khoảng nhỏ thì tiếp điểm mới ngắt. Theo quán tính nắp từ sẽ tiếp tục rời xa lõi chứ không giật ngược lại được.

    Bác nào làm mạch thật mà nó bị rè, đóng ngắt không dứt khoát. Em xin lấy đầu ra cho các bác làm ghế ngồi.
    Đúng là THẦY có khác, nếu gặp phải mấy cái valve thủy lực dạng servo thì có ngồi mà đái... THẦY có tin tôi vẫn có thể duy trì cái tiếp điểm relay luôn nằm ở giữa không? Chưa làm bao giờ thì đừng tỏ ra nguy hiểm.

    Mong THẦY nghĩ kỹ trước khi phát biểu.... Lòng thành kính viếng....
    Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

    Comment


    • #32
      Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
      Khi hút thì lá đồng gắn tiếp điểm bị cong xuống. Nếu lực hút không đủ thì nó sẽ bật lên chứ không có chuyện rè được. Ai cũng có thể làm thử được mà. Dùng nguồn DC chỉnh được áp ra ấy. Nhớ mắc song song với tụ.
      Giải thích "trớt quớt".
      Thí dụ relay 6volt, tại 5volt relay vẫn ON được.Dưới 5volt lực nam châm cân bằng với lực kéo của lò so tao ra tiếng rè rè. Dưới 4volt relay không ON được.
      Sắp sửa nghe lời quanghao, cãi tụ xả nhanh không nghe tiếng rè rè đây.
      Nhận sai đi, tôi không cần lấy đầu TLM làm ghế ngồi đâu.

      Comment


      • #33
        Ngồi canh cho đến lúc rè rè mà quay cờ nhíp thì thà rằng ngồi ghế nhựa cũng được.

        Tôi cũng đồng ý với anh TP_E, rằng là cái tính thích kèn cựa nó từng hại cả một nền thể thao của chúng ta. Tôi "nói có sách, mách có chứng" đàng hoàng. Chuyện là như sau:

        Gần hết năm, Diêm Vương mới nghĩ mà thương các vong nhân dưới Âm ty lạnh lẽo, liền họp các quan, quỷ,... bàn tổ chức một cuộc thi lặn vạc dầu vào đêm giao thừa. Thể thức thi: Mỗi đội 5 vong nhân. Thi lặn trong vạc dàu sôi của Âm phủ. Đội nào lặn sâu và lâu nhất thì được giải. Giải thưởng là mỗi vong nhân 1 tấm huy chương vàng, bạc, đồng ... theo thứ bậc.

        Các vong nhân tập luyện chăm chỉ dưới sự huấn luyện tận tình và nghiêm khắc của các huấn luyện viên. Đội VN được đồn rằng có khả năng đoạt giải vàng vì toàn là những tay "siêu lặn", có thể lặn sâu hàng chục mét và ở dưới đó hàng giờ mới lên.

        Đến khi vào thi, đội VN lặn thế nào mà cứ thấy mấy cái xương mông trồi lên khỏi mặt chảo dầu.
        Diêm Vương cùng quần thần ngạc nhiên lắm, mới hỏi HLV của đội VN nguyên nhân vì sao mà đội VN tập luyện rất tốt nhưng thi đấu bết bát.
        HLV thưa rằng: Bản tính người VN là thằng nào cũng muốn "tôi là nhất", nên khi thi đấu chúng nó cứ kéo đồng đội lên để giành phần xuống sâu hơn. Do đó thằng nào cũng trồi cả mông, chúng không có lo thi đấu mà chỉ lo tranh giành nhau, dẫn đến kết quả không được như ý ạ.

        Diêm Vương nghe xong, tặc lưỡi: "Thôi, vì chúng chăm chỉ tập luyện lâu nay, nên ta thưởng cho mỗi đứa một cái huy chương chì".
        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

        Comment


        • #34
          thực ra tiếng rè rè trong rơ le [ trong trường hợp mạch của chủ thớt] là do Q2 đóng ngắt liên tục, vì ngưỡng vào của Q1 ở mức bập bênh , làm cho rơ le nhẩy liên tục tạo ra tiếng động , khi Q2 xác lập điểm bão hòa thì rơ le vào trạng thái ổn định , không tạo ra tiếng kêu nữa .rút cục gần nửa đêm rồi mà vẫn chưa có bác nào nhiệt tình giúp chủ thớt vậy nhỉ ? toàn là vào bới móc xỉa xói nhau , ngán quá đi thôi .

          Comment


          • #35
            Ê đang cần công thức tính toán thôi chứ năm nhất chúng em hàn mạch như thế kia là ổn lắm rồi ạ. Tuần sau chúng em bảo vệ rồi ai giúp e tính toán mạch như thế kia đi ạ. E xin cám ơn ạ.

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi QuenTenRoi Xem bài viết
              Ê đang cần công thức tính toán thôi chứ năm nhất chúng em hàn mạch như thế kia là ổn lắm rồi ạ. Tuần sau chúng em bảo vệ rồi ai giúp e tính toán mạch như thế kia đi ạ. E xin cám ơn ạ.
              cụ thể là các em cần tính toán công thức nào , diễn giải các công thức của mạch hay là các tham số về áp và dòng của mạch điện đó , hay là một mạch khác hoàn hảo hơn .

              Comment


              • #37
                Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
                Đúng là THẦY có khác, nếu gặp phải mấy cái valve thủy lực dạng servo thì có ngồi mà đái... THẦY có tin tôi vẫn có thể duy trì cái tiếp điểm relay luôn nằm ở giữa không? Chưa làm bao giờ thì đừng tỏ ra nguy hiểm.
                Mong THẦY nghĩ kỹ trước khi phát biểu.... Lòng thành kính viếng....
                Bác trả lời trớt quớt. Van thủy lực ngâm trong dầu và băm xung khác với cái rờ le trong không khí và có tụ mắc song song.

                sau.ph

                Comment


                • #38
                  Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
                  cụ thể là các em cần tính toán công thức nào , diễn giải các công thức của mạch hay là các tham số về áp và dòng của mạch điện đó , hay là một mạch khác hoàn hảo hơn .
                  Giờ e cần tính các giá trị Vb Vc Ve IE Ib Ic Vce ở Q1 và Q2 ạ.

                  Comment


                  • #39
                    Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                    Bác trả lời trớt quớt. Van thủy lực ngâm trong dầu và băm xung khác với cái rờ le trong không khí và có tụ mắc song song.
                    Mời các ông thích bàn về valve thủy lực thì đi chỗ khác.
                    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                    Comment


                    • #40
                      Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                      Giải thích "trớt quớt".
                      Thí dụ relay 6volt, tại 5volt relay vẫn ON được.Dưới 5volt lực nam châm cân bằng với lực kéo của lò so tao ra tiếng rè rè. Dưới 4volt relay không ON được.
                      Sắp sửa nghe lời quanghao, cãi tụ xả nhanh không nghe tiếng rè rè đây.
                      Nhận sai đi, tôi không cần lấy đầu TLM làm ghế ngồi đâu.
                      Cháu đã nói là nó cân bằng không bền. Nắp từ của rờ le khi dính vào lõi từ thì lực hút rất lớn. Khi đã rời khỏi lõi từ, có khe hở không khí là lực hút giảm rất nhanh. Dòng và áp trên rờ le ổn định thì không có lực nào hút nó dính ngược trở lại được.

                      Đang xét trong trường hợp rờ le mắc song song với tụ nhé. Không tính trường hợp điện AC.

                      Cái trò mắc tụ song song với rờ le là do T.L.M tự nghĩ ra. Không biết đã có ai cùng ý tưởng, đã có ai từng lắp mạch như vậy chưa? Chưa làm thì xin đừng phán. Không cãi chay nữa. Ai làm mạch như trên mà bị rè thì T.L.M chịu thua.
                      sau.ph

                      Comment


                      • #41
                        Nguyên văn bởi QuenTenRoi Xem bài viết
                        Chào mọi người ạ. E là sinh viên năm nhất có nhận đề tài thiết kế mạch cảm biến ánh sáng dùng quang trở. E có lên mạng tìm được cái mạch như hình vẽ và hàn xong xuôi cả rồi. Nhưng đến phần tính toán thì e tính mang đến cho giáo viên hướng dẫn họ bảo sai. Vậy mới mạch này thì tính 2 con transistor kia như thế nào vậy ạ. Mong mọi người giúp đỡ ạ. E sắp bảo vệ rồi ạ. Cám ơn mọi người đọc bài và giúp e ạ.
                        Muốn tính được thì trước tiên phải biết cuộn dây rờ le có điện trở là bao nhiêu. Giả sử là 100 ôm
                        Dòng qua rờ le khi Q2 đóng là Ic=(6V-VCE)/100
                        Vì VCE khi Q2 đóng rất nhỏ, nếu bỏ qua VCE thì Ic= 6/100=60mA (Nếu thầy không chịu bỏ qua thì tra bảng datasheet xem VCEsat là bao nhiêu rồi điền vô)

                        Giả sử Q2 có hệ số kđ dòng là 200 thì dòng Ib là 60mA/200=0,3mA
                        Để bảo đảm Q2 bão hòa thì cần phải tăng Ib lên khoảng gấp 3 lần bình thường, tức là ta chọn Ib=1mA
                        Có Ib thì tính được R1=(Vcc-VBE)/Ib=(6V-0,7V)/1mA=5,3K. (Thực tế ngoài chợ thường bán điện trở 5,1K hoặc 5,6K)
                        Muốn tính R3 thì phải biết R1 là bao nhiêu ( R1 là điện trở của LDR khi trời sáng, phải đo thực tế). Tính R3 sao cho cầu phân áp có điện thế khoảng 0,6V. Giả sử R1=10K thì R3 khoảng 1K.. Nếu tính chi tiết thì còn phải tính sụt áp của cầu do dòng Ib của Q1 nữa. Thực tế thì Ib của Q1 khoảng 1mA/200=5uA rất nhỏ nên có thể bỏ qua.

                        Chú ý là mạch này chỉ sử dụng trong nhà. Nếu đem ra ngoài nắng, LDR dẫn mạnh có thể làm đứt LDR hoặc đứt Q1 như bác HTTTTH nói
                        sau.ph

                        Comment


                        • #42
                          Cái LDR có điện trở sáng chỉ vài Ohm đến vài chục Ohm.
                          Mấy hôm nay đang nắng to. Mà cũng chẳng cần nắng to. Lắp cái mạch ở #1, đem ra chỗ sáng để 30 phút xem sao nhé. Đến lúc đó mà còn ca "chúng em hàn mạch như thế kia là ổn lắm rồi ạ" được thì mới thật sự là "tạm ổn".
                          Nếu mạch nó chết thì có mà tính lên trời, bạn "không tên" ạ.
                          Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết

                            Muốn tính được thì trước tiên phải biết cuộn dây rờ le có điện trở là bao nhiêu. Giả sử là 100 ôm
                            Dòng qua rờ le khi Q2 đóng là Ic=(6V-VCE)/100 ...
                            Tính R3 sao cho cầu phân áp có điện thế khoảng 0,6V. Giả sử R1=10K thì R3 khoảng 1K.
                            Phải tra sổ hoặc đo xem dòng đóng rơ le dưới điện áp danh định, anh TLM ạ.
                            Và chẳng ai tính R3 cả. Biết tôi, anh, bác pham, anh nhathung... thích mạch bật đèn với mức sáng bao nhiêu (và do đó) giá trị của LDR là bao nhiêu mà tính R3 ?
                            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                            Comment


                            • #44
                              Phải tính thế thì Q2 mới dẫn bão hòa khi trời tối hẳn bác ạ. Còn dòng đóng rờ le là để tính xem mặt trời lặn đến đâu thì đèn sáng.

                              Nếu bác tính theo dòng ngưỡng đóng rờ le thì phải đợi đêm đèn mới sáng được.

                              Phải tính áng chừng giá trị của R3 rồi dùng biến trở có giá trị gấp đôi để chỉnh bác ạ.
                              sau.ph

                              Comment


                              • #45
                                Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                                Cái LDR có điện trở sáng chỉ vài Ohm đến vài chục Ohm.
                                Mấy hôm nay đang nắng to. Mà cũng chẳng cần nắng to. Lắp cái mạch ở #1, đem ra chỗ sáng để 30 phút xem sao nhé. Đến lúc đó mà còn ca "chúng em hàn mạch như thế kia là ổn lắm rồi ạ" được thì mới thật sự là "tạm ổn".
                                Nếu mạch nó chết thì có mà tính lên trời, bạn "không tên" ạ.


                                Các bác thứ khuya nhỉ ?

                                Con LDR mới đo: tối mờ mờ thì 2KOhm. Sáng đèn 60 W thì 120 Ohm. Loại này cũ rồi không biết có giống như mấy loại mới về sau này không.

                                Bác chủ top lấy mà tính thử.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                QuenTenRoi Tìm hiểu thêm về QuenTenRoi

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X