Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ai giúp em tính mạch ghép tầng khuếch đại với

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ai giúp em tính mạch ghép tầng khuếch đại với

    Chào mọi người ạ. E là sinh viên năm nhất có nhận đề tài thiết kế mạch cảm biến ánh sáng dùng quang trở. E có lên mạng tìm được cái mạch như hình vẽ và hàn xong xuôi cả rồi. Nhưng đến phần tính toán thì e tính mang đến cho giáo viên hướng dẫn họ bảo sai. Vậy mới mạch này thì tính 2 con transistor kia như thế nào vậy ạ. Mong mọi người giúp đỡ ạ. E sắp bảo vệ rồi ạ. Cám ơn mọi người đọc bài và giúp e ạ.
    Attached Files

  • #2
    mạch này đâu có sai đâu , khi chưa có ánh sáng thì quang trở có nội trở cao , áp tại cầu phân áp tại chân B Q1 thấp , Q1 không dẫn , áp + nguồn đi qua R đến chân B-Q2 làm cho Q2 dẫn , dòng từ chân E-Q2 chảy qua chân C , và đi qua cuộn hút của rơ le về nguồn + ,rơ le hút tiếp điểm NO đóng lại , đèn sẽ sáng , khi có ánh sáng tác động vào quang trở , thì Q1 dẫn dòng chân E chạy qua chân C làm áp chận C thấp bằng áp âm , khiến cho Q2 ngưng dẫn , rơ le mất áp cuộn hút và nhả ra , đèn tắt

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
      mạch này đâu có sai đâu , khi chưa có ánh sáng thì quang trở có nội trở cao , áp tại cầu phân áp tại chân B Q1 thấp , Q1 không dẫn , áp + nguồn đi qua R đến chân B-Q2 làm cho Q2 dẫn , dòng từ chân E-Q2 chảy qua chân C , và đi qua cuộn hút của rơ le về nguồn + ,rơ le hút tiếp điểm NO đóng lại , đèn sẽ sáng , khi có ánh sáng tác động vào quang trở , thì Q1 dẫn dòng chân E chạy qua chân C làm áp chận C thấp bằng áp âm , khiến cho Q2 ngưng dẫn , rơ le mất áp cuộn hút và nhả ra , đèn tắt
      Cám ơn bác ạ. Nhưng e đang thắc mắc phần tính toán khí k có điện trở Rc ở chân E của Q1 ạ. Bác có thể hướng dẫn e tình toán đc k ạ.
      E tính toán Q1 ntn liệu có đúng k ạ:
      Vb (trời sáng ) = vcc.r2/r1+r2
      Vb(trời tối) =VCC.R2/R1+R2
      Ve=Vb-Vbe
      Vc=Ve+Vce
      Vce = Vb(trời tối)
      E tính vậy đung k ạ?

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi QuenTenRoi Xem bài viết
        Cám ơn bác ạ. Nhưng e đang thắc mắc phần tính toán khí k có điện trở Rc ở chân E của Q1 ạ. Bác có thể hướng dẫn e tình toán đc k ạ.
        E tính toán Q1 ntn liệu có đúng k ạ:
        Vb (trời sáng ) = vcc.r2/r1+r2
        Vb(trời tối) =VCC.R2/R1+R2
        Ve=Vb-Vbe
        Vc=Ve+Vce
        Vce = Vb(trời tối)
        E tính vậy đung k ạ?
        Ôi trời ơi , một lão già như tôi chưa bao giờ được nghe giảng giải về lý thuyết tính toán này nọ theo sách vở phổ thông cũng như đại học , nên tôi không có khái niệm tính toán như các học sinh sinh viên thường làm , tôi chỉ có cách làm là nhận một đề án, đề tài về thiết bị hoặc mạch điện để chạy một việc gì đó(trong khả năng cho phép), thì tôi chỉ vẽ sơ đồ ra rồi nhẩm tính giá trị linh kiện vào đó là xong 95% , còn 5% là hiệu chỉnh khi cho mạch hoạt động, có thể nói là không cần tính toán cộng trừ nhân chia với các con chữ , các ký tự la tinh nữa ,mà chỉ có các ký hiệu linh kiện và giá trị của chúng thôi ,, hoặc nhìn vào mạch và các thông số linh kiện rồi ước lượng là hoạt động thế nào thôi , nên bạn thông cảm cho tôi là không tính toán giúp bạn được đâu ,

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
          Ôi trời ơi , một lão già như tôi chưa bao giờ được nghe giảng giải về lý thuyết tính toán này nọ theo sách vở phổ thông cũng như đại học , nên tôi không có khái niệm tính toán như các học sinh sinh viên thường làm , tôi chỉ có cách làm là nhận một đề án, đề tài về thiết bị hoặc mạch điện để chạy một việc gì đó(trong khả năng cho phép), thì tôi chỉ vẽ sơ đồ ra rồi nhẩm tính giá trị linh kiện vào đó là xong 95% , còn 5% là hiệu chỉnh khi cho mạch hoạt động, có thể nói là không cần tính toán cộng trừ nhân chia với các con chữ , các ký tự la tinh nữa ,mà chỉ có các ký hiệu linh kiện và giá trị của chúng thôi ,, hoặc nhìn vào mạch và các thông số linh kiện rồi ước lượng là hoạt động thế nào thôi , nên bạn thông cảm cho tôi là không tính toán giúp bạn được đâu ,
          Vâng. Dù sao cũng cám ơn bác rất nhiều ạ :x

          Comment


          • #6
            Ai tinhs toán giúp e mới ạ

            Comment


            • #7
              Có lẽ thầy giáo bảo bạn tính sai cái R1=1k , làm cho dòng qua cực B của Q2 lớn quá.... làm nó dễ đi đời nhà ma....

              Comment


              • #8
                Theo tôi được biết và qua các bài trên diễn đàn này thì: để làm báo cáo thì bạn phải dùng mạch tương đương của transistor. Bạn cần đọc thật kỹ phần này để phân tích mạch.

                Mạch nên có 1 số thay đổi sau:
                - Thêm 1 điện trở giữa C của Q1 đến B của Q2 để hạn chế dòng vào B của Q2 không quá lớn (khỏi làm hỏng Q2)
                - Thêm 1 điện trở từ E của Q1 xuống GND để giảm hiện tượng rơ-le đóng cắt không dứt khoát, kêu rè rè lúc trời nhá nhem nửa sáng nửa tối.
                - Thay R3 bằng 1 biến trở + 1 điện trở để có thể tùy chỉnh cho mạch đóng ngắt theo độ sáng theo yêu cầu.

                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                Comment


                • #9
                  Nếu tính ra thì R1 khoảng chừng dăm mười ký. Dùng 1K cũng không thể nào chết được vì dòng chưa tới 6mA trong khi chân B con trans nho nhỏ cũng chịu được dòng cả trăm mA.

                  R1 có thể xem là điện trở phân cực cho B của transistor Q2, muốn giảm dòng Ib2 thì chỉ cần tăng R1 lên chứ không cần mắc thêm điện trở nữa đâu bác HTTTTH ạ.

                  Rờ le thì bản thân nó đã có 2 mức ngưỡng giống như mạch trigger-schmitt rồi. Tăng điện áp đến 4V thì nó mới đóng, giảm xuống 3V thì nó vẫn giữ được. Phải giảm xuống dưới 2V thì nó mới chịu nhả ra. Tức là điện áp phải dao động với biên độ >2V thì rờ le mới bị rung. Chống rung thì đơn giản chỉ cần bỏ con điốt 4001 đi và thay bằng con tụ khoảng chục hoặc trăm uF.

                  Muốn tính điện trở thì phải biết con rờ le ăn dòng bao nhiêu. rồi tính ngược ra dần phía trước. Theo kinh nghiệm thì con R3=330 là hơi nhỏ. Dùng biến trở khoảng 5K để chỉnh như bác HTTTTH đã nói.
                  sau.ph

                  Comment


                  • #10
                    con diode 1N4007 không thể bỏ được , vì nó có mặt để bảo vệ con Q2 , chứ ráp tụ thay vào đó thì không hiệu quả được , mạch điện trên chỉ là cơ bản cho thí nghiệm thôi , vì thử nghiệm che tối quang trở thì rơ le đóng ngay , và khi chiếu đèn vào thì rơ le ngắt dứt khoát , nhưng khi chạy thực tế ánh sáng thông thường thì mạch làm việc không dứt khoát , kiểu gì rơ le cũng bị rung rè rè do ngưỡng mở của Q2 không cân bằng ,

                    Comment


                    • #11
                      Có tụ thì điện áp cuộn dây thay đổi từ từ nên không sinh ra điện áp cảm ứng lớn nữa bác ạ. Vì vậy có tụ rồi thì bỏ điốt đi được.

                      Tùy theo thực tế nó nhiễu như thế nào mà ta tăng tụ lên. Dù Q2 có ngưng dẫn trong 1 thời gian ngắn thì rờ le vẫn được nuôi bằng tụ.
                      sau.ph

                      Comment


                      • #12
                        đồng ý với bác là bỏ diiode và thay tụ vào được , nhưng trong thực tế thì việc làm này dẫn đến sự thiếu tin cậy của thiết bị , nếu chỉ làm để tắt mở đèn hành lang , công viên thì không sao , chứ trong mạch kiểm soát ánh sáng thì không được có độ trễ , trong thiết kế thì ta nên tính đến các điều kiện có thể xảy ra và sự đáp ứng của mạch để đi đến tối ưu hóa mạch điện .

                        Comment


                        • #13
                          - Sự "rè rè" là có thật và rất khó chịu.
                          - Mắc tụ hóa song song với rơ-le mà vẫn để diode cũng chẳng sao.
                          - Dòng vào chân B của Q2 chỉ cần lớn hơn dòng tối thiểu để cho Q2 ở trạng thái bão hòa và dòng qua chân C lớn hơn dòng đóng rơ le. Ví dụ Q2 có beta = 100; dòng (danh định) của rơ le là 200mA, thì Ib chỉ cần lớn hơn 200mA/100 = 2mA là được. Dòng 6mA là quá dư.
                          ​- Không có điện trở từ C của Q1 sang B của Q2 thì điện trở R1 sẽ lớn hơn, dòng Ic của Q1 nhỏ hơn, tức là Q1 làm việc nhạy hơn, càng dễ bị "rè rè".
                          - Cũng nên thêm điện trở nối tiếp với quang trở vì khi quang trở được chiếu sáng nhất, điện trở của quang trở có thể giảm chỉ còn vài chục Ohms, sẽ làm chết Q1.
                          - Thêm 1 điện trở khoảng vài chục Ohms ở chân E của Q1 thì chắc chắn là mạch làm việc dứt khoát hơn so với khi điện trở này = 0.
                          Last edited by HTTTTH; 17-06-2016, 12:17. Lý do: Sửa vài lỗi
                          Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                          Comment


                          • #14
                            Nói chung là em đồng ý với bác. Làm mạch đôi khi phải thêm thắt chút ít.

                            Để dẫn bão hòa thì Ib cần khoảng gấp 3 lần bình thường. Như vậy 6mA là chính xác. Chỉ có điều phải thay con transistor khác chịu được dòng Ic=200mA. Hoặc kiếm con rờ le nào 100mA thôi, R1=4K nếu bêta=200.

                            Nếu mạch nhạy quá mới cần thêm trở để giảm bớt hệ số khuếch đại, hoặc bỏ bớt 1 tầng transistor. Nếu cần độ nhạy cao thì không cần thêm Re.
                            sau.ph

                            Comment


                            • #15
                              Cám ơn ý kiến của mọi người ạ. E muốn hỏi thêm phần tính toán các bác hd e được k ạ.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              QuenTenRoi Tìm hiểu thêm về QuenTenRoi

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X