Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ai giúp em tính mạch ghép tầng khuếch đại với

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi QuenTenRoi Xem bài viết
    Chào mọi người ạ. E là sinh viên năm nhất có nhận đề tài thiết kế mạch cảm biến ánh sáng dùng quang trở. E có lên mạng tìm được cái mạch như hình vẽ và hàn xong xuôi cả rồi. Nhưng đến phần tính toán thì e tính mang đến cho giáo viên hướng dẫn họ bảo sai. Vậy mới mạch này thì tính 2 con transistor kia như thế nào vậy ạ. Mong mọi người giúp đỡ ạ. E sắp bảo vệ rồi ạ. Cám ơn mọi người đọc bài và giúp e ạ.
    Với mạch này trời tối dần thì rơle đóng dứt khoát rồi nhưng khi sáng dần thì lực hút nó yếu dần nên tíêp điểm nó đóng ko căng, rè rè . Bạn nển sửa thành mạch trigio smith để rơle đóng cắt dứt khoát bằng cách Hai chân E hai con ttrans nối với nhau rồi nối qua trở (R2)
    Để tránh đèn đóng cắt khi có chớp chẳng hạn thì mắc song song với R3 thệ một con tụ hóa.
    Tính toán(mình chỉ học hết c3,điện tử học mót trên mạng nên có thể ko cxác):
    Rơle 6v chắc dòng 60mA. Đặt ngưỡng trigiơ 0,2v => tính được R2 3.3ohm
    Hskđ Q2 xem nó bằng bao nhiêu. Giả sử là 100 thì ib Q2 = 0,6 =>R1 khoảng 8k=> chọn R1= 6k8
    Rơle chuyển từ cắt sang đóng khi vB Q1 nhỏ hơn ngưỡng dưới mạch trigio(0.6v) và chuyển từ cắt sang đóng khi vB lớn hơn ngưỡng trên(0,6+0,2=0,8v)

    Comment


    • #17
      Làm mạch để chấm điểm thì nên làm theo mạch chính thống. Ráp thực tế nếu làm theo cách của em thì em sẽ bảo đảm không bao giờ rè nếu tụ đủ lớn (thích thì có thể dùng hàng ngàn uF) Kể cả khi sau cầu điốt không có tụ lọc nguồn. Nếu chỉ dùng điốt dập xung + thêm tụ chân B + thêm trở RB RE thì trong trường hợp này không thể nào khử hết rung được.

      Vấn đề đóng ngắt thì em cũng dám đảm bảo là nó dứt khoát. Vì nắp từ của rờ le là cân bằng không bền. Nó chỉ có thể chạy về vị trí NC hoặc NO chứ không thể nằm lơ lửng ở giữa được. Giữa nắp từ và tiếp điểm cũng có 1 khoảng lệch. Tức là nắp từ rời khỏi lõi cuộn dây một khoảng nhỏ thì tiếp điểm mới ngắt. Theo quán tính nắp từ sẽ tiếp tục rời xa lõi chứ không giật ngược lại được.

      Bác nào làm mạch thật mà nó bị rè, đóng ngắt không dứt khoát. Em xin lấy đầu ra cho các bác làm ghế ngồi.
      sau.ph

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
        Làm mạch để chấm điểm thì nên làm theo mạch chính thống. Ráp thực tế nếu làm theo cách của em thì em sẽ bảo đảm không bao giờ rè nếu tụ đủ lớn (thích thì có thể dùng hàng ngàn uF) Kể cả khi sau cầu điốt không có tụ lọc nguồn. Nếu chỉ dùng điốt dập xung + thêm tụ chân B + thêm trở RB RE thì trong trường hợp này không thể nào khử hết rung được.

        Vấn đề đóng ngắt thì em cũng dám đảm bảo là nó dứt khoát. Vì nắp từ của rờ le là cân bằng không bền. Nó chỉ có thể chạy về vị trí NC hoặc NO chứ không thể nằm lơ lửng ở giữa được. Giữa nắp từ và tiếp điểm cũng có 1 khoảng lệch. Tức là nắp từ rời khỏi lõi cuộn dây một khoảng nhỏ thì tiếp điểm mới ngắt. Theo quán tính nắp từ sẽ tiếp tục rời xa lõi chứ không giật ngược lại được.

        Bác nào làm mạch thật mà nó bị rè, đóng ngắt không dứt khoát. Em xin lấy đầu ra cho các bác làm ghế ngồi.
        Làm theo như bác nói thì ok, nhưng ý bác Thái là tốc độ đóng cắt chậm, do tụ điện vẫn duy trì năng lượng cấp cho RL sau khi ngắt một thời gian bằng hoặc lớn hơn thời gian ko ổn định của tín hiệu vào cực B. Cách đưa mạch hysteresis hoặc trig_smitt vào cũng tốt.

        Comment


        • #19
          Đúng vậy. Mạch đơn giản như vậy thì chỉ dùng đóng ngắt đèn hành lang được thôi.
          sau.ph

          Comment


          • #20
            Bạn này lấy cái mạch trên GG.
            Bên cạnh đó có cái hình này: Click image for larger version

Name:	MACH-BAT-DEN-KHI-TROI-TOI.jpg
Views:	1300
Size:	19.9 KB
ID:	1668147


            Có lẽ bạn có thấy, nhưng bạn chọn cái sơ đồ đơn giản hơn, nên bị thầy "bác đơn"
            Nếu bài ra yêu cầu dùng nguồn 6V thì tính lại các điện trở một chút.
            Bạn cũng có thể dùng tụ nối song song với rơ-le như ý kiến anh TLM để giảm "rè rè" lúc trời nhá nhem, nhập nha nhập nhoạng...
            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
              Đúng vậy. Mạch đơn giản như vậy thì chỉ dùng đóng ngắt đèn hành lang được thôi.
              Sinh viên năm thứ nhất nên bài làm đơn giản vậy thôi.

              Đóng ngắt được rơ-le theo ánh sáng là thành công về mặt thực nghiệm.
              Trình bày nguyên lý và phân tích được mạch điện, tính được giá trị các linh kiện là thành công về lý thuyết.
              Miễn là có 1 cái 'tiểu tiện', à quên, 'tiểu luận' dài khoảng chục trang (trong đó có 5-7 trang hình vẽ - datasheet, sơ đồ,... nộp cho thầy là xoa tay được. Còn nó rè rè hay không rè rè thì còn phụ thuộc vào trình độ của thầy có biết mà "hoạnh họe" hay không.

              Có nhiều thầy, không biết xử lý 1 cái mạch khuếch đại tín hiệu micro cho khỏi bị méo tiếng mà vẫn cứ leo lên bục dạy con người ta cứ như thật... Trình thực nghiệm còn thua cả tôi chưa dỗ tú tài . Thật đấy.
              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

              Comment


              • #22
                Với em thì năm 1 mà tính được cái này là siêu rồi vì em vẫn còn vật lộn với toán, lý, hóa, quân sự, kinh tế chính trị...
                sau.ph

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                  Làm mạch để chấm điểm thì nên làm theo mạch chính thống. Ráp thực tế nếu làm theo cách của em thì em sẽ bảo đảm không bao giờ rè nếu tụ đủ lớn (thích thì có thể dùng hàng ngàn uF) Kể cả khi sau cầu điốt không có tụ lọc nguồn. Nếu chỉ dùng điốt dập xung + thêm tụ chân B + thêm trở RB RE thì trong trường hợp này không thể nào khử hết rung được.

                  Vấn đề đóng ngắt thì em cũng dám đảm bảo là nó dứt khoát. Vì nắp từ của rờ le là cân bằng không bền. Nó chỉ có thể chạy về vị trí NC hoặc NO chứ không thể nằm lơ lửng ở giữa được. Giữa nắp từ và tiếp điểm cũng có 1 khoảng lệch. Tức là nắp từ rời khỏi lõi cuộn dây một khoảng nhỏ thì tiếp điểm mới ngắt. Theo quán tính nắp từ sẽ tiếp tục rời xa lõi chứ không giật ngược lại được.

                  Bác nào làm mạch thật mà nó bị rè, đóng ngắt không dứt khoát. Em xin lấy đầu ra cho các bác làm ghế ngồi.
                  Thầy bớt nói láo 1 chút cho đàn em nhờ.
                  Khi OFF tải cảm, hồ quang xảy ra tại tiếp điểm, dù tiếp điểm đã hở, dòng vẫn duy trì đến khi mất hồ quang. Dù thời gian ngắn cũng không thể nói relay đóng mở dứt khóat. ( Lại sắp sửa cãi là do mất nguồn đột ngột dI/dt. L mới cho ra điện áp ngược đây)
                  Thầy cứ đem mấy cái lý thuyết mà thiếu thực hành giảng dạy làm hư cả thế hệ đấy

                  Comment


                  • #24
                    tôi nghĩ chúng ta - tôi và các bác đã đi quá xa đề của chủ thớt mong muốn rồi , chủ thớt mong muốn có ai đó đủ trình độ để giảng giải phần lý thuyết cho cậu ấy để làm bài , vậy mà chúng ta lại bàn bạc những chuyện bên lề quá , thôi giờ bác nào cảm thấy đủ nhiệt tình vào giúp cho cậu cử tương lai hướng đi đúng để thực hành bài tập đi nào

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                      Thầy bớt nói láo 1 chút cho đàn em nhờ.
                      Khi OFF tải cảm, hồ quang xảy ra tại tiếp điểm, dù tiếp điểm đã hở, dòng vẫn duy trì đến khi mất hồ quang. Dù thời gian ngắn cũng không thể nói relay đóng mở dứt khóat. ( Lại sắp sửa cãi là do mất nguồn đột ngột dI/dt. L mới cho ra điện áp ngược đây)
                      Thầy cứ đem mấy cái lý thuyết mà thiếu thực hành giảng dạy làm hư cả thế hệ đấy
                      Để chống hồ quang thì người ta dùng RC mắc song song với cặp tiếp điểm hoặc dùng contactor có buồng dập hồ quang. Bác có mạch lái rờ le nào mà chống được hồ quang thì cho cháu xin để học hỏi. Hay là dùng mạch ngắt rờ le lúc dòng điện đi qua điểm 0 để tránh hồ quang?
                      sau.ph

                      Comment


                      • #26
                        Bác pham lại nhầm ở chỗ này. Ý anh TLM là nói về chỗ cuộn dây trong rờ le. Bác thì nói về cuộn dây ở tải.
                        Nhưng tôi cũng thấy là đo đỏ chỗ cái bài mà bác pham đã quote đó chưa "hay".
                        Vì rơ le có 1 trạng thái cân bằng bền là khi "OFF", lò xo kéo cho tiếp điểm hở.
                        Khi có dòng đủ lớn chạy qua cuộn dây thì lực hút của từ trường do cuộn dây sinh ra thắng được lực kéo của lò xo, tiếp điểm của rờ le mới đóng, rờ le chuyển sang "ON".
                        Khi trời nhá nhem, điện trở của quang trở ở vùng biến thiên nhanh, dòng qua rờ le ở trạng thái trồi sụt trong vùng "nửa nạc nửa mỡ", lực hút và lực kéo đang "cạnh tranh gay gắt" nên rờ le "lưỡng lự" không biết theo "nạc" hay theo "mỡ" và do đó nó "rè rè"...
                        Khi xưa, tôi cũng đã từng "nghịch" cái mạch này rồi. Mạch dùng C828. Tôi dùng cái rờ le 12V có sẵn trong TV nội địa, nguồn 15VDC. Thêm tụ 100uF song song với cuộn rờ le thì nó vẫn rè rè. Thay bằng tụ 220uF thì lâu lâu mới bị rè rè. Đến khi thay bằng tụ 470uF thì thỉnh thoảng mới bị rè. Đặc biệt có lúc (nhìn thấy) tiếp điểm của rờ le "lơ lửng", tức là chưa đóng được mà cũng không cắt nổi (coi như cắt).

                        Cuối cùng chuyển sang dùng mạch khác, kiểu "hysteresis"... đóng dứt khoát và ngắt dứt khoát. Tuy nhiên, không bàn ở đây vì "ngoài luồng".
                        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                          Làm mạch để chấm điểm thì nên làm theo mạch chính thống. Ráp thực tế nếu làm theo cách của em thì em sẽ bảo đảm không bao giờ rè nếu tụ đủ lớn (thích thì có thể dùng hàng ngàn uF) Kể cả khi sau cầu điốt không có tụ lọc nguồn. Nếu chỉ dùng điốt dập xung + thêm tụ chân B + thêm trở RB RE thì trong trường hợp này không thể nào khử hết rung được.

                          Vấn đề đóng ngắt thì em cũng dám đảm bảo là nó dứt khoát. Vì nắp từ của rờ le là cân bằng không bền. Nó chỉ có thể chạy về vị trí NC hoặc NO chứ không thể nằm lơ lửng ở giữa được. Giữa nắp từ và tiếp điểm cũng có 1 khoảng lệch. Tức là nắp từ rời khỏi lõi cuộn dây một khoảng nhỏ thì tiếp điểm mới ngắt. Theo quán tính nắp từ sẽ tiếp tục rời xa lõi chứ không giật ngược lại được.

                          Bác nào làm mạch thật mà nó bị rè, đóng ngắt không dứt khoát. Em xin lấy đầu ra cho các bác làm ghế ngồi.
                          Nếu nói cái relay đóng mở không dứt khóat phải thêm cái tụ // với cuộn dây mới hết rè rè thì tụ nhỏ sẽ không hết,tụ lớn mới hết rè rè. Nhưng khi off do cuộn dây có điện trở tụ xả điện dần dần cái relay vẫn bị rè rè.

                          TLM chụp hình cái đầu gởi lên trang điện tử y sinh cho tôi.

                          Comment


                          • #28
                            Hai bác Phạm vs TLM sao thế! Luồng kia close rồi các bác ko nên "thọt lét" nhau chứ!. Đọc bài phân tích về người Việt trong Tổ quốc ăn năn của Ngô Giá Kiểng, thấy ổng phân tích chổ này đúng quá. Nói người Việt chúng ta có bản tính thích ăn thua đủ với nhau, xem thường lẫn nhau, thiếu đoàn kết, ko có định nghĩa về từ phương pháp nên ko có đc các dự án lớn kể cả xưa đến nay.

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

                              Nếu nói cái relay đóng mở không dứt khóat phải thêm cái tụ // với cuộn dây mới hết rè rè thì tụ nhỏ sẽ không hết,tụ lớn mới hết rè rè. Nhưng khi off do cuộn dây có điện trở tụ xả điện dần dần cái relay vẫn bị rè rè.

                              TLM chụp hình cái đầu gởi lên trang điện tử y sinh cho tôi.
                              Cháu nghĩ bác nên quay cái cờ nhip cho nó trực quan, nếu nó rè nhanh quá ko quay kịp thì bác mắc nó vào cục pin cho nó xả từ từ để cái thời gian rè rè lâu hơn quay cho nó dễ.Lúc đấy nói có sách mách có chứng bác TLM đưa đầu lên cũng thấy tâm phục khẩu phục

                              Comment


                              • #30
                                Khi hút thì lá đồng gắn tiếp điểm bị cong xuống. Nếu lực hút không đủ thì nó sẽ bật lên chứ không có chuyện rè được. Ai cũng có thể làm thử được mà. Dùng nguồn DC chỉnh được áp ra ấy. Nhớ mắc song song với tụ.
                                sau.ph

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                QuenTenRoi Tìm hiểu thêm về QuenTenRoi

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X