Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Ai giúp em tính mạch ghép tầng khuếch đại với
Collapse
X
-
Theo mình người ta đưa ra một số thông số cơ bản như áp Vcc=6v, relay loại 6vdc. Cứ ra công công thức tính làm sao cho Q2 dẫn bão hoà thì có gần 6v ở hai đầu cực relay là đc. Từ đó chọn Ic và beta cho Q2 rồi tính lùi về. Chứ cứ phải đo thì cần gì tính nữa!? Ko ai đi đk relay ở đây ở chế độ khuếch đại của Q2 cả.
Comment
-
Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
Giải thích "trớt quớt".
Thí dụ relay 6volt, tại 5volt relay vẫn ON được.Dưới 5volt lực nam châm cân bằng với lực kéo của lò so tao ra tiếng rè rè. Dưới 4volt relay không ON được.
Sắp sửa nghe lời quanghao, cãi tụ xả nhanh không nghe tiếng rè rè đây.
Nhận sai đi, tôi không cần lấy đầu TLM làm ghế ngồi đâu.
- 1 like
Comment
-
Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
Cháu đã nói là nó cân bằng không bền. Nắp từ của rờ le khi dính vào lõi từ thì lực hút rất lớn. Khi đã rời khỏi lõi từ, có khe hở không khí là lực hút giảm rất nhanh. Dòng và áp trên rờ le ổn định thì không có lực nào hút nó dính ngược trở lại được.
Đang xét trong trường hợp rờ le mắc song song với tụ nhé. Không tính trường hợp điện AC.
Cái trò mắc tụ song song với rờ le là do T.L.M tự nghĩ ra. Không biết đã có ai cùng ý tưởng, đã có ai từng lắp mạch như vậy chưa? Chưa làm thì xin đừng phán. Không cãi chay nữa. Ai làm mạch như trên mà bị rè thì T.L.M chịu thua.
- 1 like
Comment
-
Nguyên văn bởi quanghao Xem bài viếtRole 6v thì 4v nó bắt đầu đóng rồi bố ạ. Và khi nó đóng dưới 2v nó mới chịu nhả ra, ở đó mà 5v rè rè. Điện trồi sụt mới chứ nó ổn định thay đổi từ từ thìcó rè vào mắt
Nếu dùng tụ lớn, lúc trời nhá nhem tối, thời gian xả của tụ qua cuộn dây có thể lên đến hàng giây. Lúc đó rờle sẽ nhảy lạch tạch chứ không gọi là rè được. Mà với khoảng cách giữa 2 mức ngưỡng là 2V thì cũng khó làm cho nó nhảy, trừ khi trong nhà mở nhạc disco, đèn màu chớp lập lòe.
Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viếtTôi cũng đồng ý với anh TP_E, rằng là cái tính thích kèn cựa nó từng hại cả một nền thể thao của chúng ta.sau.ph
Comment
-
Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
Muốn tính được thì trước tiên phải biết cuộn dây rờ le có điện trở là bao nhiêu. Giả sử là 100 ôm
Dòng qua rờ le khi Q2 đóng là Ic=(6V-VCE)/100
Vì VCE khi Q2 đóng rất nhỏ, nếu bỏ qua VCE thì Ic= 6/100=60mA (Nếu thầy không chịu bỏ qua thì tra bảng datasheet xem VCEsat là bao nhiêu rồi điền vô)
Giả sử Q2 có hệ số kđ dòng là 200 thì dòng Ib là 60mA/200=0,3mA
Để bảo đảm Q2 bão hòa thì cần phải tăng Ib lên khoảng gấp 3 lần bình thường, tức là ta chọn Ib=1mA
Có Ib thì tính được R1=(Vcc-VBE)/Ib=(6V-0,7V)/1mA=5,3K. (Thực tế ngoài chợ thường bán điện trở 5,1K hoặc 5,6K)
Muốn tính R3 thì phải biết R1 là bao nhiêu ( R1 là điện trở của LDR khi trời sáng, phải đo thực tế). Tính R3 sao cho cầu phân áp có điện thế khoảng 0,6V. Giả sử R1=10K thì R3 khoảng 1K.. Nếu tính chi tiết thì còn phải tính sụt áp của cầu do dòng Ib của Q1 nữa. Thực tế thì Ib của Q1 khoảng 1mA/200=5uA rất nhỏ nên có thể bỏ qua.
Chú ý là mạch này chỉ sử dụng trong nhà. Nếu đem ra ngoài nắng, LDR dẫn mạnh có thể làm đứt LDR hoặc đứt Q1 như bác HTTTTH nói
Comment
-
Vc = 0V tức là Q2 bão hòa. Điều đó là mong muốn của mạch lái rơ le. Người ta còn cho Q2 bão hòa sâu, cho nên chọ dòng Ic lớn hơn cả dòng bão hòa tính từ công thức Vc = Vcc - Ic.Rc = 0.
Ví dụ: Rơ le có điện trở cuộn dây là 100Ohm, thì thay vào công thức trên bạn sẽ tính ra Ic = 60mA. Đó là điều kiện bão hòa của transistor Q2. Muốn Q2 bão hòa sâu thì Ic lớn hơn 60mA vài lần, chẳng hạn bạn chọn Ic = 120mA. Khi đó, vẫn có Vc = 0 (chứ không phải là -6V theo kết quả tính bằng bài toán số học thông thường nha)Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.
- 1 like
Comment
-
Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết... Nếu dùng tụ lớn, lúc trời nhá nhem tối, thời gian xả của tụ qua cuộn dây có thể lên đến hàng giây. Lúc đó rờle sẽ nhảy lạch tạch chứ không gọi là rè được. Mà với khoảng cách giữa 2 mức ngưỡng là 2V thì cũng khó làm cho nó nhảy, trừ khi trong nhà mở nhạc disco, đèn màu chớp lập lòe.
Hiện tượng rơ-le "phân vân" giữa đóng và ngắt là có thật, và là nhược điểm của mạch điện đơn giản này.
Tụ mắc song song với cuộn rơ-le chỉ kéo dài thời gian giữ trạng thái ON của rơ-le khi Q2 "OFF", sau thời hằng xả của mạch tụ và rơ-le mắc song song, rơ-le cũng đành "OFF" theo. Đến khi Q2 "ON" lại, rơ le đóng (hít) gần như tức thì vì tụ được nạp qua Q2 bão hòa sâu nên thời hằng nạp rất nhỏ.
Mà khi trời nhá nhem, Q2 chuyển trạng thái giữa "ON" và "OFF" liên tục với tần suất 0,1s/lần hay chậm hơn là điều kiện khách quan, do "Trời định", vì người ta sẽ lấy ánh sáng bên ngoài để kích thích cảm biến LDR.
Lúc ánh sáng nhấp nhổm chung quanh mức ngưỡng, có lúc Q2 làm việc ở chế độ khuếch đại; lực hút do dòng Ic của Q2 qua rơ-le "co kéo" với lực kéo của lò xo và rơ-le chẳng đóng, cũng chẳng ngắt.
Cho đến khi ánh sáng thấp (hoặc cao) hơn mức ngưỡng, thì Q2 mới ổn định được trạng thái của nó.
...Bác không nên đánh đồng như vậy. Có người thích đạp người khác xuống để ngoi lên. Còn T.L.M chỉ bới lá tìm sâu để người ta nhìn lại bản thân trước khi chửi người khác ngu. T.L.M hay kiếm chuyện với người nào bác cũng hiểu rồi mà.Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.
- 1 like
Comment
-
Bác nào làm mạch thật mà nó bị rè, đóng ngắt không dứt khoát. Em xin lấy đầu ra cho các bác làm ghế ngồi. Phải thêm nhiều cái trừ khi như ở # 51vô không thì nộp đầu rồi vì có rất nhiều thứ có thể xảy ra không tính trước được đâu tôi khi xưa cũng hay nói giống TLM cho đến khi bị chỉnh : Nói tiếng Việt đi đó .:
Comment
-
Bác nào làm mạch thật mà nó bị rè, đóng ngắt không dứt khoát. Em xin lấy đầu ra cho các bác làm ghế ngồi. Phải thêm nhiều cái trừ khi như ở # 51vô không thì nộp đầu rồi vì có rất nhiều thứ có thể xảy ra không tính trước được đâu , tôi khi xưa cũng hay nói giống TLM cho đến khi bị chỉnh : Nói tiếng Việt đi đó .:
Comment
-
Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
Thì ở bài #9 T.L.M cũng đã nói như vậy rồi mà. T.L.M dám đem đầu ra đặt cược tức là T.L.M đã từng làm và hiểu rõ về nó. Tất nhiên là T.L.M cũng có thể sai, và ai chứng minh được cái sai thì T.L.M sẵn sàng giữ lời. Phải như vậy thì mới nhớ bài lâu được.
Nếu dùng tụ lớn, lúc trời nhá nhem tối, thời gian xả của tụ qua cuộn dây có thể lên đến hàng giây. Lúc đó rờle sẽ nhảy lạch tạch chứ không gọi là rè được. Mà với khoảng cách giữa 2 mức ngưỡng là 2V thì cũng khó làm cho nó nhảy, trừ khi trong nhà mở nhạc disco, đèn màu chớp lập lòe.
Bác không nên đánh đồng như vậy. Có người thích đạp người khác xuống để ngoi lên. Còn T.L.M chỉ bới lá tìm sâu để người ta nhìn lại bản thân trước khi chửi người khác ngu. T.L.M hay kiếm chuyện với người nào bác cũng hiểu rồi mà.
Tiểu nhân mới hay làm chuyện vạch lá tìm sâu mà con sâu và con tằm không biết phân biệt thí dụ như:
1-Đem tế bào quang điện chân không ra cãi với tế bào quang điện máy sinh hóa.
2- Dạy thiên hạ chống nhiễu bằng cách nối masse vào nguồn điện xoay chiều.
3-Hãng Memmert chuyên sản xuất tủ sấy, làm cái lỗ thóat hơi ẩm để nhiệt tăng nhanh cứ cãi vô lý.
4-Người ta lấy đầu đèn xquang ct thay cho đầu đèn xquang thường quy lại nói ngược lại, lấy đầu đèn xquang thường quy thay cho đầu đèn ct.
5-Không phân biệt được bầu tăng sáng, đèn nhân quang điện là gì, giống và khác nhau điểm nào, cứ bám để nói nhảm đến nổi phát cáu không muốn trả lời.
...và còn rất nhiều nữa..... khi người ta đã tự nhận là tiểu nhân bám theo để vạch lá tìm sâu tôi không còn chấp nữa.
- 1 like
Comment
-
Mời các bác xem hình minh họa để dễ hiểu ý của em. Hình 1 là trạng thái rơle đóng dứt khoát. Hình 2 là rơle ở trạng thái không dứt khoát, hai tiếp điểm chỉ chạm hờ vào nhau. Bậy giờ bác nào chỉnh điện áp giảm từ từ sao cho rơle chuyển từ trạng thái 1 sang trạng thái 2 và giữ ở trạng thái đó trong 1 thời gian ngắn thì T.L.M xin chịu thua và đóng học phí bằng cái đầu. T.L M tin rằng cái nắp mà rời khỏi cái lõi thì lò xo và thanh gắn tiếp điểm sẽ bắn tiếp điểm lên ngay chứ không dừng lại giữa chừng như vậy đâu. Xin nhớ là đang nói trường hợp cuộn dây rờ le nối với tụ đủ lớn.
Anh TLM: Chẳng lẽ tôi phải dùng tất cả các loại từ tượng thanh như: rè rè, tạch tạch, tành tạch, cạch cạch, cành cạch, bành bạch, lạch tạch ... để chỉ hiện tượng rơ-le đóng ngắt không dứt khoát?
Hiện tượng rơ-le "phân vân" giữa đóng và ngắt là có thật, và là nhược điểm của mạch điện đơn giản này.
Tụ mắc song song với cuộn rơ-le chỉ kéo dài thời gian giữ trạng thái ON của rơ-le khi Q2 "OFF", sau thời hằng xả của mạch tụ và rơ-le mắc song song, rơ-le cũng đành "OFF" theo. Đến khi Q2 "ON" lại, rơ le đóng (hít) gần như tức thì vì tụ được nạp qua Q2 bão hòa sâu nên thời hằng nạp rất nhỏ.
Mà khi trời nhá nhem, Q2 chuyển trạng thái giữa "ON" và "OFF" liên tục với tần suất 0,1s/lần hay chậm hơn là điều kiện khách quan, do "Trời định", vì người ta sẽ lấy ánh sáng bên ngoài để kích thích cảm biến LDR.
Lúc ánh sáng nhấp nhổm chung quanh mức ngưỡng, có lúc Q2 làm việc ở chế độ khuếch đại; lực hút do dòng Ic của Q2 qua rơ-le "co kéo" với lực kéo của lò xo và rơ-le chẳng đóng, cũng chẳng ngắt.
Cho đến khi ánh sáng thấp (hoặc cao) hơn mức ngưỡng, thì Q2 mới ổn định được trạng thái của nó.
Dòng gấp 3 lần thì mới là bão hòa bình thường, phải gấp chục lần mới là bão hòa sâu bác ạ. Lúc tính R1 em cũng đã liệu đến trường hợp này rồi, để cho áp trên tụ không thay đổi đột ngột và dòng nạp tụ không quá lớn làm chết Transistor.sau.ph
Comment
-
Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
TLM nói cái relay lúc đó nhảy slow chứ không phải chachacha. Nếu nó nhảy chachacha mới đem đầu ra cho làm ghế ngồi.
Tiểu nhân mới hay làm chuyện vạch lá tìm sâu mà con sâu và con tằm không biết phân biệt thí dụ như:
1-Đem tế bào quang điện chân không ra cãi với tế bào quang điện máy sinh hóa.
2- Dạy thiên hạ chống nhiễu bằng cách nối masse vào nguồn điện xoay chiều.
3-Hãng Memmert chuyên sản xuất tủ sấy, làm cái lỗ thóat hơi ẩm để nhiệt tăng nhanh cứ cãi vô lý.
4-Người ta lấy đầu đèn xquang ct thay cho đầu đèn xquang thường quy lại nói ngược lại, lấy đầu đèn xquang thường quy thay cho đầu đèn ct.
5-Không phân biệt được bầu tăng sáng, đèn nhân quang điện là gì, giống và khác nhau điểm nào, cứ bám để nói nhảm đến nổi phát cáu không muốn trả lời.
...và còn rất nhiều nữa..... khi người ta đã tự nhận là tiểu nhân bám theo để vạch lá tìm sâu tôi không còn chấp nữa.
1) Bác không nói tế bào loại gì nên cháu mới thắc mắc. Mà tế bào loại gì đi nữa thì dòng quang điện cũng tỉ lệ với cường độ ánh sáng. Lần đó bác thua rồi nhắc lại làm chi.
2) Vậy máy vi tính nó nối vào làm gì?
3) Cái lỗ ấy chắc gì để làm nhiệt tăng nhanh hơn. Trong bài lò sấy sơn cháu đã chứng minh bằng số liệu rằng hơi nước và không khí có nhiệt dung xấp xỉ nhau tức là nó dễ tăng nhiệt độ như nhau rồi còn gì.
4) Thì chính bác nói CT cần bóng công suất lớn mà. Cháu đã đưa datasheet cho thấy công suất bóng X quang thường qui lớn hơn bóng CT.
5) Đèn nhân quang điện cho ra điện chứ đâu cho ra hình ảnh? Bác nói tầm bậy nên không giải thích được. Có cần cháu đưa cái sơ đồ máy C-arm lên để bác chỉ bóng nhân quang điện nằm ở đâu không?sau.ph
- 1 like
Comment
-
Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
Bác đã nói không thèm đọc và trả lời T.L.M. Vậy mà bác vẫn cứ đi bới lá tìm sâu người khác. Như vậy gọi là người gì?
1) Bác không nói tế bào loại gì nên cháu mới thắc mắc. Mà tế bào loại gì đi nữa thì dòng quang điện cũng tỉ lệ với cường độ ánh sáng. Lần đó bác thua rồi nhắc lại làm chi.
2) Vậy máy vi tính nó nối vào làm gì?
3) Cái lỗ ấy chắc gì để làm nhiệt tăng nhanh hơn. Trong bài lò sấy sơn cháu đã chứng minh bằng số liệu rằng hơi nước và không khí có nhiệt dung xấp xỉ nhau tức là nó dễ tăng nhiệt độ như nhau rồi còn gì.
4) Thì chính bác nói CT cần bóng công suất lớn mà. Cháu đã đưa datasheet cho thấy công suất bóng X quang thường qui lớn hơn bóng CT.
5) Đèn nhân quang điện cho ra điện chứ đâu cho ra hình ảnh? Bác nói tầm bậy nên không giải thích được. Có cần cháu đưa cái sơ đồ máy C-arm lên để bác chỉ bóng nhân quang điện nằm ở đâu không?
2-Thấy chưa? chuyên gia nói nhảm. Nhiễu điện từ trong không khí phải cho mạch vào shield, hàn shield vào dây đất. Xúi người ta hàn masse qua tụ vào điện thế 220v.
3- Lại cãi nhảm, tài liệu sử dụng chỉ như thế, TLM thông minh , tài giỏi hơn hãng Memmert nên qua Đức làm chuyên gia cho Memmert.
4-Tôi nói những bóng có HU cao là bóng có công suất lớn và tôi đã từng lấy nó thay cho bóng xquang thường quy. Nếu nói bóng CT công suất nhỏ hơn bóng xquang thường quy tại sao tôi vẫn thay thế được, không tin cá độ đi tôi dẫn đến bv lớn trong tpHCM để xem.
5- Lại nói nhảm nữa. Bầu tăng sáng là cái bóng nhân quang điện,có thêm màn hùynh quang ở tần cuối cùng để camera chụp lại ảnh.
Bao nhiêu đó đủ để anh em nhận xét .
Xin lỗi bác chủ thớt nhé, đăng bài không liên quan, chỉ để làm sáng tỏ vài vấn đề .
- 1 like
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
Trả lời cho tìm mua đồng hồ vạn năngbởi mèomướpDạ chú mua cái kẹp dòng ấy ạ. Chị hàng xóm nhà cháu có 1 cái thấy lâu lâu rùi chưa hỏng ạ. Ví dụ như mẫu này trên shoppee đầy ạ...
https://vn.shp.ee/dWYVgq7-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
Hôm qua, 12:48 -
-
Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45Abởi vi van phamBác Đinh Vặn sai rồi,bây giờ con nít mẫu giáo đã giải phương trình 2 ẩn số rồi.
Tôi chứng minh bác lên youtube đầy video đơn giản tựa rất hot, chỉ 1 transistor hay 1 con diode và hướng dẩn cách làm, tác giả không vẽ sơ đồ mạch điện...-
Channel: Điện tử công suất
Hôm qua, 11:55 -
-
Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45Abởi nguyendinhvanBây giờ mới có tháng giêng, bao giờ mới đến tháng mười ?
Các cháu mẫu giáo mới lên lớp 1 được có 4 tháng. Nên đừng lấy lý do chúng nó đã đi học rồi để bắt nó viết một bài luận văn, hay là giải bài toán hàm. Phải kiên nhẫn...-
Channel: Điện tử công suất
Hôm qua, 00:47 -
-
Trả lời cho tìm mua đồng hồ vạn năngbởi nguyendinhvanKhông có loại nào đủ một vạn chức năng đâu. Nó chỉ được 2345678 , hoặc khủng lắm thì được 10 chức năng.
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
Hôm qua, 00:16 -
-
bởi since0501Cảm ơn bác đã chia sẻ!...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
19-01-2025, 19:00 -
-
bởi Lê Gia TứMình muốn tìm mua đồng hồ vạn năng giá khoảng 200k có đo tần số cao khoảng 0~1mhz mọi người tư vấn giúp mình với
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
19-01-2025, 15:47 -
-
Trả lời cho Mạch tự động bật nguồnbởi davidcopyChỉ cần dùng R C mắc vô phím power là ok....
-
Channel: Điện tử gia dụng
18-01-2025, 20:47 -
-
Trả lời cho Hỏi cách điều chế xungbởi davidcopydùng mach khuếch opamp...
-
Channel: Kỹ thuật điện tử tương tự
18-01-2025, 20:42 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về hạ áp cho adapter laptopbởi davidcopy
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
18-01-2025, 18:56 -
-
bởi bqvietĐấy gọi là cái "điểm gãy" trong đồ thị điện áp - dung lượng còn lại. Dùng điện áp hở cực để xác định sắp hết hoặc gần đầy thì vẫn tạm ổn. Dùng để đo SOC/DOD thì đừng. Ngay cả số km đã đi cũng chả xác định được...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
17-01-2025, 21:36 -
Comment