Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ai giúp em tính mạch ghép tầng khuếch đại với

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #76
    Đứng từ dưới dây nguội, nhìn lên dây nóng thì 2 con tụ đó là nối tiếp. Đứng từ phía mạch, nhìn về phía nguồn thì đó là 2 con tụ mắc song song. Bác Thevenin đã bảo thế.

    Về chống nhiễu thì cứ coi như cháu thua đi. Vì cháu không thích đôi co với người nhiều chuyện, nay nói thế này, mai nói thế khác.
    sau.ph

    Comment


    • #77
      Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
      Đứng từ dưới dây nguội, nhìn lên dây nóng thì 2 con tụ đó là nối tiếp. Đứng từ phía mạch, nhìn về phía nguồn thì đó là 2 con tụ mắc song song. Bác Thevenin đã bảo thế.

      Về chống nhiễu thì cứ coi như cháu thua đi. Vì cháu không thích đôi co với người nhiều chuyện, nay nói thế này, mai nói thế khác.
      về 2 con tụ bác nói thì còn chưa rõ ràng lắm , tôi cũng đang băn khoăn vì không xem kỹ bác nói con tụ nào trong nguồn máy tính , 2 con tụ khoảng 1000pF hay 2 con tụ lọc nguồn chính , nên dễ gây hiểu nhầm cho người cố ý soi mói , và câu bác viết " đứng từ phía mạch , nhìn về phía nguồn đó là 2 con tụ mắc song song" thì chẳng ai hiểu được bác đang nói gì đâu , vì thế mà sinh ra cãi nhau đấy .

      Comment


      • #78
        Em mới học hôm qua, có thể trả lời bác Quocthaibmt như thế này ạ:
        Khi phân tích mach một chiều theo mạch tương đương kiểu Thevenin thì 2 đầu ngoài của 2 cái tụ nối tiếp mà nối với 2 cực nguồn (có trở nội r rất nhỏ) thì coi như chúng được nối song song với nhau.
        Em chưa nghe thầy phân tích mạch xoay chiều theo Thevenin, nên em chưa biết bác ạ.
        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

        Comment


        • #79
          Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
          Em mới học hôm qua, có thể trả lời bác Quocthaibmt như thế này ạ:
          Khi phân tích mach một chiều theo mạch tương đương kiểu Thevenin thì 2 đầu ngoài của 2 cái tụ nối tiếp mà nối với 2 cực nguồn (có trở nội r rất nhỏ) thì coi như chúng được nối song song với nhau.
          Em chưa nghe thầy phân tích mạch xoay chiều theo Thevenin, nên em chưa biết bác ạ.
          Cảm ơn Bác HT đã thông tin , nhưng thực ra không có cái hình minh họa nên tôi vẫn còn mù mờ lắm , vì không hiểu điều bác TLM nói có giống với điều Ngài Thevenin gì đó đã nói không thôi .

          Comment


          • #80
            Bác Quocthaibmt, em thấy trên Google (https://en.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A9venin%27s_theorem) nói thế này:

            As originally stated in terms of DC resistive circuits only, Thévenin's theorem holds that:
            Click image for larger version

Name:	Thevenin_equivalent.png
Views:	1785
Size:	3.4 KB
ID:	1668371
            • Any linear electrical network with voltage and current sources and only resistances can be replaced at terminals A-B by an equivalent voltage source Vth in series connection with an equivalent resistance Rth.
            • The equivalent voltage Vth is the voltage obtained at terminals A-B of the network with terminals A-B open circuited.
            • The equivalent resistance Rth is the resistance that the circuit between terminals A and B would have if all ideal voltage sources in the circuit were replaced by a short circuit and all ideal current sources were replaced by an open circuit.
            • If terminals A and B are connected to one another, the current flowing from A to B will be Vth/Rth. This means that Rth could alternatively be calculated as Vth divided by the short-circuit current between A and B when they are connected together.
            Bộp chộp trích dẫn đưa lên và em đang còn nhờ thằng em nó dịch hộ ạ .
            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

            Comment


            • #81
              Cảm ơn Bác HT , nhưng tôi đọc 2-3 lượt mà không thấy nói đến MỘT cái tụ cụ thể nào hoặc 1 cái tụ tưởng tượng nào cả vậy nhỉ . hay là mình không đọc được tiếng nước ngoài chăng !

              Comment


              • #82
                Bác Quocthaibmt ,
                Em chỉ dịch được cái câu in đậm thôi, mà chỉ cần 2 từ: "DC ... only" nên "bộp chộp trích dẫn đưa lên"

                Em thấy 1 bài vềThevenin trong điện xoay chiều đây rồi:
                http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu...ic/acthev.html

                Vào đó em thấy toàn là chữ " j ". Mà em là em sợ mấy phép toán có chữ " j " lắm, vì trình của em có hạn.

                Thằng em dịch hộ em bài trên (#80), nó bảo "cái này chỉ có DC thôi anh ạ, mà DC là gì vậy anh".
                May tìm được cái AC, nên em bảo nó "Thôi, chú không cần dịch nữa"...
                Nó mừng lắm, trả lời : "OK anh, em đỡ hại não".
                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                Comment


                • #83
                  Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                  Bác Quocthaibmt ,
                  Em thấy 1 bài vềThevenin trong điện xoay chiều đây rồi:
                  http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu...ic/acthev.html

                  Vào đó em thấy toàn là chữ " j ". Mà em là em sợ mấy phép toán có chữ " j " lắm, vì trình của em có hạn.

                  Thằng em dịch hộ em bài trên (#80), nó bảo "cái này chỉ có DC thôi anh ạ, mà DC là gì vậy anh".
                  May tìm được cái AC, nên em bảo nó "Thôi, chú không cần dịch nữa"...
                  Nó mừng lắm, trả lời : "OK anh, em đỡ hại não".
                  Chết thật , có bấy nhiêu mà anh em mình bảo chú ấy dịch , chú ấy chưa biết DC là gì nữa thì đúng là "hại não " thật đấy!..... Tôi cũng vừa vào xem qua , thấy toàn nói về tổng trở của nguồn DC và AC , nhưng ý tôi là muốn biết về mấy con tụ mà bác TLM nói kìa , nhìn và đọc cũng chẳng thấy đả động gì đến 2 con tụ nên buồn quá , thôi thì thoát ra đi sửa mấy cái tivi cho khách xem bóng đá để họ còn rơi vãi ít lúa mình nhặt vào bị vậy .

                  Comment


                  • #84
                    Thiết nghĩ nên tạo ra mấy Thread (Stick vào) mang tính chuẩn chung (như cái thread tạo nguồn xung Flyback đơn giản) để đừng mất tgian cãi nhau nữa mọi người ạ. Cho cả lý thuyết và thực tế (Mô phỏng và/hoặc mạch thực tế). Chứ đi từ thread này đến thread khác thấy cãi nhau nhiều thật...

                    Comment


                    • #85
                      Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
                      Cảm ơn Bác HT , nhưng tôi đọc 2-3 lượt mà không thấy nói đến MỘT cái tụ cụ thể nào hoặc 1 cái tụ tưởng tượng nào cả vậy nhỉ . hay là mình không đọc được tiếng nước ngoài chăng !
                      Thế này, bác Quocthaibmt ạ:
                      Mạch phân tích tương đương một mạch khuếch đại sẽ coi 2 điểm Vcc và GND là nối với nhau, vì giữa chúng là nội trở của nguồn.
                      Đầu tiên, ta đã biết, khi phân tích mạch bằng sơ đồ tương đương, 2 điện trở (R1 và R2) nối tiếp để tạo thiên áp chân B của transistor một mạch khuếch đại, thì trong sơ đồ tương đương 2 điện trở này lại nối song song với nhau, như trong hình sau: (Em copy/ paste từ https://voer.edu.vn/m/mach-khuech-dai-ban-dan/1386dd95).
                      Click image for larger version

Name:	26345.png
Views:	1832
Size:	8.5 KB
ID:	1668390 Click image for larger version

Name:	26364.png
Views:	1931
Size:	7.6 KB
ID:	1668391

                      Trường hợp 2 tụ nối tiếp nhau như; ví dụ có một mạch mà có 1 tụ (C1) nối từ E (của transistor) lên Vcc; 1 tụ nữa (C2) nối từ chân E đó xuống GND, song song với điện trở Re,
                      thì khi xây dựng sơ đồ tương đương, ta sẽ thấy Re nối song song với cả 2 tụ (C1 và C2), mặc dù nhìn trên sơ đồ thì ta lại thấy C1 nối tiếp với C2 .
                      Khi phân tích bằng sơ đồ tương đương xoay chiều, các tụ này biến mất vì chúng (được coi như) có trở kháng bằng 0 đối với tín hiệu xoay chiều, và do đó Re cũng biến mất. Trên hình 2.8 bác chẳng còn thấy Re và mấy cái tụ: Cp1, Cp2 và Ce

                      Cái đường link mà em trích dẫn trên kia (#80), là lý thuyết (định lý) Thevenin, nên không minh họa được chuyện của 2 cái tụ này... Em nhầm, bắt bác "hại não" nữa rồi.
                      Last edited by HTTTTH; 20-06-2016, 17:53.
                      Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                      Comment


                      • #86
                        Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
                        về 2 con tụ bác nói thì còn chưa rõ ràng lắm , tôi cũng đang băn khoăn vì không xem kỹ bác nói con tụ nào trong nguồn máy tính , 2 con tụ khoảng 1000pF hay 2 con tụ lọc nguồn chính , nên dễ gây hiểu nhầm cho người cố ý soi mói , và câu bác viết " đứng từ phía mạch , nhìn về phía nguồn đó là 2 con tụ mắc song song" thì chẳng ai hiểu được bác đang nói gì đâu , vì thế mà sinh ra cãi nhau đấy .
                        Là 2 con tụ nho nhỏ khoảng 1000p 1KV đấy bác ạ.
                        sau.ph

                        Comment


                        • #87
                          Nguyên văn bởi htc2k14 Xem bài viết
                          Thiết nghĩ nên tạo ra mấy Thread (Stick vào) mang tính chuẩn chung (như cái thread tạo nguồn xung Flyback đơn giản) để đừng mất tgian cãi nhau nữa mọi người ạ. Cho cả lý thuyết và thực tế (Mô phỏng và/hoặc mạch thực tế). Chứ đi từ thread này đến thread khác thấy cãi nhau nhiều thật...
                          Nguồn xung mặc dù bắt đầu có từ những năm 70 nhưng thực ra vẫn còn nhiều thứ người ta chưa hiểu hết, ví dụ như ảnh hưởng của điện cảm rò và dòng từ hoá tới hoạt động. Thiết kế riêng phần snubber cho nguồn, dù có nhiều tài liệu, thực tế vẫn phải thí nghiệm và dò dẫm theo kiểu thử-sai; chưa nói tới cả cái nguồn. Vì thế không có cái gọi là luồng mang tính chuẩn chung.

                          Kể cả có cái gọi là chuẩn chung đấy, vẫn có người "không phục" và đưa ra nhận định kiểu cảm tính của mình và sẽ cãi sống chết cho bằng được, dùng đủ mọi phép nguỵ biện trong tranh luận. Ví dụ rõ ràng nhất là luồng "điện trở có tiêu hao" và luồng về cách ghép tầng với transistor bão hoà thế nào cho sâu.

                          Điện trở, tụ điện là phần tử cơ bản nhất của mạch, mà vẫn còn lèo lái được. BJT được phát minh từ những năm 50 thế kỷ trước, người ta tưởng như biết rõ đến chân tơ kẽ tóc nó rồi, thế mà ở xứ Vịt Ngan vẫn còn có người cho rằng bão hoà sâu nó phải thế này thế kia nó mới ... thật là sâu, sâu hoắm, sâu không phải dạng vừa đâu ... chứ không phải bão hoà sâu bình thường. Đối với kiểu cãi nhau như vậy, làm gì có cái gọi là chuẩn kiến thức ở đây ?
                          Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                          Comment


                          • #88
                            Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                            Đứng từ dưới dây nguội, nhìn lên dây nóng thì 2 con tụ đó là nối tiếp. Đứng từ phía mạch, nhìn về phía nguồn thì đó là 2 con tụ mắc song song. Bác Thevenin đã bảo thế.

                            Về chống nhiễu thì cứ coi như cháu thua đi. Vì cháu không thích đôi co với người nhiều chuyện, nay nói thế này, mai nói thế khác.
                            Bạn làm ơn phân tích theo lý thuyết mạch dùm xem bằng cách nào mà 2 cái tụ đó nhìn từ phía nguồn lại thành mắc song song với.

                            Chẳng nhẽ chúng ta được học các định luật Thevenin khác nhau ...
                            Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                            Comment


                            • #89
                              Bác hiểu sai rồi. Đứng về phía nguồn thì từ dây nóng tới dây nguội 2 tụ đó mắc nối tiếp chứ đâu có song song.

                              Đối với tín hiệu nhiễu từ ngoài đi vào điểm giữa 2 tụ, thì 2 tụ đó mắc song song. Giải thích thực tế thì như bác HTTTTH đã nói: là do nội trở của nguồn rất nhỏ, ngoài ra còn phải kể đến hàng đống tải của cả khu phố trên lưới nữa.

                              Nếu giải thích theo lý thuyết mạch thì khi giải bài toán mạch có 2 hay nhiều nguồn theo nguyên lý xếp chồng thì ta phải ngắn mạch 1 nguồn và tính tác động của nguồn còn lại. Khi tính tác động của nguồn nhiễu thì ta phải ngắn mạch nguồn 220V lại.

                              Về bão hòa của transistor. Khi tính toán ra Rb sao cho khi kéo rờ le thì transistor ở trạng thái bão hòa. Nhưng khi gắn thêm tụ lớn song song với rơ le thì nó không còn bão hòa nữa vì có thêm dòng nạp tụ. Cho đến khi tụ nạp đầy thì transistor mới là bão hòa.
                              sau.ph

                              Comment


                              • #90
                                Cho điện trở nguồn rất nhỏ.---> Hai tụ nối tiếp đã được nạp điện trái chiều nhau ---> hai tụ ráp // vậy tụ ngắn mạch?

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                QuenTenRoi Tìm hiểu thêm về QuenTenRoi

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X