Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin hỏi nguồn cho led búp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Anh nhathung cản trở công cuộc sắm bàn ghế miễn phí của tôi rồi... Hôm trước mới đặt gạch đuọc 1 cái ghế, hàng còn đang trên đường, vẫn chưa nhận được.
    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

    Comment


    • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
      Lại dòng quá độ.......
      1- Dòng quá độ là dòng vượt mức qui định của tụ.
      2-Giai đọan quá độ của mạch sẽ sinh ra dòng cá độ.
      Muốn nói đến dòng nào? Chữ nghĩa lập lờ sinh ra cãi nhau.
      Trên tụ cháu chỉ thấy ghi điện áp qui định, chưa bao giờ thấy ghi dòng qui định qua tụ cả. Thí dụ như cái tụ 135 ở trong mạch trên dòng qui định của nó là bao nhiêu? khi nào thì vượt mức qui định?

      Bác giải thích tại sao led lại cháy đen khi bỏ tụ lọc nguồn trong khi đã có tụ mylar 1,3uF có trở kháng 2k45 rồi? lại cần thêm điện trở mấy chục ôm nữa làm gì? Bác có thể làm thí nghiệm kiểm chứng lại.


      Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
      Theo "Tàng Kinh Các" của " Học Viện Hàn Lâm" như sau:
      Tại thời điểm bắt đầu cấp điện, tổng trở tụ xem như bị nối tắt (thí dụ 0,01ohm) thì dòng cá độ lớn, lại thêm cái biến thiên gì đó để nạp tụ, sẽ có dòng cá độ rất lớn làm chết led.

      Sự thật có như thế không?
      1- Theo #55 điện trở 8,2ohm để làm gì? hạn dòng cá độ được không?
      2- Mạch chủ thớt đưa các led dùng áp trên tụ chứ không dùng dòng, vậy dòng cá độ có làm chết led không?
      3- Bỏ tụ đi mục đích biến nguồn cho led từ áp sang dòng để gây chết led, có phải là ngụy biện không?
      Tôi không biết thực hư thế nào, kính nhờ các cao nhân giải đáp hộ.
      1- Theo cháu thì điện trở 82 ôm chỉ đủ hạn dòng cho khỏi chết điốt, không đủ để hạn dòng cho led nên cần có thêm tụ hóa lọc nguồn.
      Theo bác thì đã có trở kháng của tụ 135 là 2k45 rồi thì thêm 82 ôm nữa để làm gì?

      2&3- Nếu giải thích theo dòng, thì một phần dòng điện qua tụ mylar để nạp cho tụ hóa, một phần qua led. Nếu tụ hóa nhỏ, dòng quá độ qua tụ hóa nhỏ -> dòng qua led lớn làm chết led.
      Nếu giải thích theo áp. Khi có điện lượng Q từ tụ mylar chạy sang, tụ càng nhỏ thì áp càng tăng cao, áp cao hơn sức chịu đựng của led thì led chết.

      Bác đã nói làm gì có dòng quá độ, vậy cái gì làm led chết?

      (Dòng quá độ là dòng điện trong giai đoạn quá độ từ chế độ này sang chế độ khác. Dòng quá độ có thể lớn hoặc nhỏ chứ không phải lúc nào dòng quá độ cũng là dòng "lớn quá")

      *

      Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
      Bác bị nhà thông thái đưa vào mê cung % rồi.
      Muốn cho led bền, đơn giản chỉ đo điện thế trên R hạn dòng chia cho điện trở của nó ra dòng của led. Điều chỉnh R để cho dòng nhỏ hơn giá trị của led là ok thôi ( chấp nhận không sáng nhiều). Mấy vấn đề khác bác biết hết rồi.
      Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
      Ai lại nói trở có tác dụng ổn dòng....
      Dòng qua led phụ thuộc vào tụ mylar rồi, cần gì phải có điện trở nữa hả bác vvp?

      Điện trở để ổn dòng cho led khi áp trên tụ bị nhấp nhô. Do đặc tuyến của led rất dốc, áp thay đổi chút xíu sẽ làm dòng thay đổi rất nhiều. Thêm điện trở vô để đặc tuyến nằm thấp xuống, áp thay đổi thì dòng ít thay đổi hơn. Như thế được chưa hả bác nhathung?
      Bây giờ nhờ bác tính hộ con trở bao nhiêu để con led đỏ trong ổ cắm điện có công suất khoảng 0,03W chắc bác cũng chẳng tính được.

      Tóm lại tq là vua ăn bớt. Tại sao nó không dùng cái mạch 2 dãy led ngược chiều với 1 con tụ hạ áp thôi? Nếu tụ lọc nguồn để bớt nhấp nháy thì tq nó đã vứt đi rồi cho dân VN mau hư mắt, nếu mấy con trở vài chục ôm không cần thiết thì nó đã không đưa vào mạch vừa tốn linh kiện vừa tốn công hàn.
      sau.ph

      Comment


      • Nguyên văn bởi maitienloc Xem bài viết
        "Con trở để ổn dòng cho led. Trở càng lớn thì dòng càng ổn nhưng đồng thời cũng tiêu tốn điện năng làm nóng lên. Và cũng còn tùy thuộc vào con tụ hóa trước đó nữa. Tụ càng lớn thì áp ổn định, không cần trở lớn. Theo mình thì nên chọn trở sao cho áp trên nó <10% điện áp của dãy led."
        Vậy thì mình nên chọn bao nhiêu %là đúng và chính xác đây (từ 9%-1%)? Còn một ý nữa lúc khác mình hỏi tiếp bạn Bạn cứ cho mình đáp án của mục này đã. Học cũng phải từ từ
        Chẳng có ai qui định bao nhiêu % cả. <10% là ý kiến riêng của mình (đèn led được quảng cáo là tiết kiệm điện nên phần điện năng tiêu tốn trên trở nên chọn dưới 10%). Số chính xác cũng không có vì còn tùy thuộc vào con tụ hóa trước đó nữa. Như đèn của mình mua về chế lại tụ lớn hơn nhiều lần thì bỏ luôn con trở đó cho đỡ nóng, tiết kiệm điện. Tụ lớn bao nhiêu thì bỏ được con trở đó? Tính được hết. Người không biết thì cho rằng mình dùng tụ lớn là thừa. Mình thì thích đầu tư 1 lần cho led bền và tiết kiệm (ít nóng)

        Trong diễn đàn này thì mình nhận đủ thứ danh hiệu rồi (ngu, tâm thần leo mái nhà, tù lù mù, kiến thức google...) Nhưng những gì mình nói đều có dẫn chứng lý thuyết & công thức, có thật trong thực tế. Nhìn vào mạch bao nhiêu led, tụ bao nhiêu là mình tính ra được dòng nó 60mA hay 70mA. Nhiều người tự nhận nhiều kinh nghiệm, mấy chục năm cầm mỏ hàn (cũng chẳng hơn mình là bao dù mình không chuyên về điện tử) có tính được như vậy không? Kiếm trên google có chỗ nào chỉ cách tính không?

        Vài hôm nữa rảnh rỗi, mình sẽ viết 1 bài về cách tính các linh kiện trong led bulb hoặc tương tự. Tụ bao nhiêu? trở bao nhiêu? Vì sao người ta thường chọn số led nối tiếp là 48 (hoặc 24) ? Bạn không cần hỏi lắc nhắc như vậy nữa.
        sau.ph

        Comment


        • Tôi tâm đắc với bài viết #108 nên tất cả các câu hỏi của Tờ LỜ Mờ tôi không trả lời.
          TỜ LỜ Mờ muốn biết vì sao như thế thì tự suy nghĩ :

          1-Tại sao 2 tụ ráp nối tiếp lại có tụ điện thế gần đỉnh , tụ còn lại chỉ vài chục volt?
          2-Tụ vài chục volt duy trì điện thế đó được bao lâu? có nên cho tụ này lớn không?
          3-Khi không tải tại sao tụ vài chục volt đó lại tăng bằng điện áp đỉnh?

          Mấy suy luận vớ vấn đó gặp hàng ngày khi sửa chữa, không phải là niềm tự hào để khoe mình thông thái.

          Comment


          • Các bác để dành sức mình hỏi tí cũng liên quan đến nguồn, nhưng nguồn của hệ thống SDH siemens, hôm qua nó vừa bị tèo đây. Nguồn hiệu Phoenix. áp vào 85-240vac, ra 48vdc - 20A. Nó bị hỏng phần APFC (phần này có các ic 37324 driver, UCC2819D, LM224DG, HEF4060BT, và 200D4 chạy nguồn. Nó bị cháy bong một đường hồi dòng AC chính về mạch và hình như một em zenner hạn áp nguồn của các ic này. Nhìn chung thấy bộ nguồn xịn. Nó chạy liên tục khoảng 9 năm nay giờ mới hỏng. Mấy IC này chổ mình hơi khó tìm, các bác có cao kiến gì góp ý mình phần APFC này được không, nó làm toàn lk dán nên hơi rối chổ khối bảo vệ bằng LM224 và HEF4060.
            Click image for larger version

Name:	WP_20160712_001.jpg
Views:	1587
Size:	83.3 KB
ID:	1670322
            Click image for larger version

Name:	WP_20160712_002.jpg
Views:	1584
Size:	88.5 KB
ID:	1670323

            Comment


            • Không kiếm được các IC thì chịu thôi. Theo mình bạn nên bỏ hẳn phần PFC cho chạy như nguồn PC với cos phi ~0.6 cũng được, hoặc độ phần PFC mới dùng L6561 cũng không phức tạp và cồng kềnh lắm đâu.

              Comment


              • Còn phần bạn T.L.M và mọi người tranh luận về tụ hoá// dãy led thì chúng ta có thể tính được giá trị này sao cho mục đích chính trong loại hạ áp này là để dãy led không bị "sốc" điện lúc tắt mở công tắc nguồn mà chết chứ không phải là để giảm sự chớp tắt của led( vì tần số 100Hz đã quá tốt với mắt).

                Cụ thể, theo ý mình, tụ lọc nguồn sẽ được tính theo số led nối tiếp cần dùng(để biết áp tối đa của dãy led) và trị số tụ hạ áp theo công thức cầu chia thế. Việc này cứ việc giả sử mạch gồm tụ hạ áp và tụ hoá nối tiếp với nguồn 220V/50Hz, như thế sẽ tính được gía trị tối thiểu của tụ hoá lọc nguồn để khi cấp điện thì áp max trên tụ hoá chỉ cần nhỏ hơn áp dãy led là ổn, đảm bảo không thể chết led được. Cụ thể là, giả sử khi bật công tắc đúng lúc áp AC u=Umax=310V thì vì có tụ hoá nên áp cấp cho dãy led sẽ là áp theo cầu chia thế bởi 2 tụ, còn nếu không có tụ hoá thì ngay lúc đó tụ hạ áp coi như nối tắt, dãy led chịu áp 310V nên chết led.

                Còn về độ bền led, đương nhiên tụ hoá càng lớn thì dòng qua led càng ít biến động, led càng ổn định và bền hơn.

                Comment


                • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                  Còn phần bạn T.L.M và mọi người tranh luận về tụ hoá// dãy led thì chúng ta có thể tính được giá trị này sao cho mục đích chính trong loại hạ áp này là để dãy led không bị "sốc" điện lúc tắt mở công tắc nguồn mà chết chứ không phải là để giảm sự chớp tắt của led( vì tần số 100Hz đã quá tốt với mắt).

                  Cụ thể, theo ý mình, tụ lọc nguồn sẽ được tính theo số led nối tiếp cần dùng(để biết áp tối đa của dãy led) và trị số tụ hạ áp theo công thức cầu chia thế. Việc này cứ việc giả sử mạch gồm tụ hạ áp và tụ hoá nối tiếp với nguồn 220V/50Hz, như thế sẽ tính được gía trị tối thiểu của tụ hoá lọc nguồn để khi cấp điện thì áp max trên tụ hoá chỉ cần nhỏ hơn áp dãy led là ổn, đảm bảo không thể chết led được. Cụ thể là, giả sử khi bật công tắc đúng lúc áp AC u=Umax=310V thì vì có tụ hoá nên áp cấp cho dãy led sẽ là áp theo cầu chia thế bởi 2 tụ, còn nếu không có tụ hoá thì ngay lúc đó tụ hạ áp coi như nối tắt, dãy led chịu áp 310V nên chết led.

                  Còn về độ bền led, đương nhiên tụ hoá càng lớn thì dòng qua led càng ít biến động, led càng ổn định và bền hơn.
                  Tôi nhất trí hoàn toàn với anh dinhthuong80... Đây là câu trả lời trúng trọng tâm vấn đề nhất, đúng với mong muốn của các anh gacon_vn và maitienloc.
                  Cứ như vậy từ đầu thì khỏi tranh luận lan man, cù cưa, mà có thể thực hiện vài phép tính đơn giản là xác định được giá trị cần có của các linh kiện trong mạch...
                  Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                  Comment


                  • Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                    Tôi nhất trí hoàn toàn với anh dinhthuong80... Đây là câu trả lời trúng trọng tâm vấn đề nhất, đúng với mong muốn của các anh gacon_vn và maitienloc.
                    Cứ như vậy từ đầu thì khỏi tranh luận lan man, cù cưa, mà có thể thực hiện vài phép tính đơn giản là xác định được giá trị cần có của các linh kiện trong mạch...
                    - tụ lớn quá ko tốt đâu, khi sốc điện (đóng / ngắt nguồn) nhiều lần gần nhau thì tụ lớn nó chưa xả hết điện cho led dẫn đến tích thêm điện làm tăng áp, khi đủ số lần sốc áp của tụ nó tăng quá giới hạn thế là led tèo...

                    Comment


                    • Không sao đâu mèomướp, nếu tụ lọc càng lớn thì khi đóng/mở điện nhiều lần thì điện áp trên tụ cũng chỉ tăng dần từ 0 đến Vled thôi, sáu đó thì V này sẽ phóng qua led rồi(dòng này là liên tục), nếu đóng/mở tiếp thì do tụ hạ áp sẽ rất nhỏ so với tụ lọc nguồn nên dòng điện tích phóng qua nó để nạp vào tụ hoá sẽ không làm áp trên tụ hoá thay đổi nhiều (vì q=CxV). Tóm lại dù gì đi nữa thì áp 2 đầu dãy led sẽ chỉ xấp xỉ Vmax nhất định mà ta tính ban đầu thôi.

                      Comment


                      • Ý của mèo là tụ hóa lớn, nạp đầy chưa xả, dòng cá độ không qua tụ hòa nưã, xông vào LED... đó là tụ 10.000uF à... Nhà có điều kiện ghê.
                        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                        Comment


                        • - ý tớ là cái tụ lớn đang no điện sẽ tích trữ (nạp) các xung này trong thời gian cực ngắn để phóng qua led trong 1 thời gian đủ dài tiễn led lên đường...

                          Comment


                          • Cũng nhất trí với câu trả lời của dinhthuong nguyên nhân chết led là do sốc điện , tôi sửa nhiều mạch nguồn xung cũng nhân thấy nếu bỏ mạch LC lọc nhiễu đường AC đi thì đóng mở nguồn liên tục sẽ bùm con công suất nguồn .

                            Comment


                            • Anh nhathung1101, anh ngồi canh công chúa giúp tôi một chốc, xong cái này tôi về ngay.

                              ​1. Nói về cái điện trở 82. Điện trở này để bảo vệ các diode nắn.
                              Khi bật điện, nếu đúng thời điểm điện áp nguồn đạt đỉnh 310V và các tụ đang rỗng (= coi dung kháng lúc tụ nạp là 0 Ohm), dòng nạp ban đầu cho các tụ rất lớn: i = 310/82 = 3,78A. Diode 1N4007 chịu được dòng xung ngắn hạn 30A max ---> Các diode được an toàn, hạn chế cháy nổ.

                              2. Nói về cái tụ hóa:
                              - Không có tụ hóa thì LED dễ chết.
                              - Tụ hóa nhỏ quá, LED cũng có thể chết.
                              - Tụ hóa có giá trị "vừa vừa": LED thoát khỏi bị chết do dòng ban đầu, khi bật điện đúng lúc điện áp nguồn là +310V.
                              * "Vừa vừa - nhỏ": LED nhấp nháy. Có để ý thì thấy.
                              * "Vừa vừa - vừa": LED ít nhấp nháy. Người dùng không nhận thấy.
                              * "Vừa vừa - lớn": LED hết nhấp nháy. Điện áp 1 chiều đã được san phẳng hoàn toàn.
                              Tụ hóa có giá trị lớn: LED không bị nhấp nháy, nhưng thời gian xả kéo dài, LED sáng sau khi tắt công tắc nguồn, sau đó lu dần rồi mới tắt hẳn.

                              Trong các giá trị trên, chỉ có "vừa vừa vừa" và "vừa vừa lớn" là các giá trị nên sử dụng.
                              Thế bao nhiêu là vừa đủ đây? Có 1 công thức tính như sau (Tôi có ghi lại từ hồi nẵm, khoảng 1980, từ 1 cuốn "СПРАВОЧНИК РАДИОЛЮБИТЕЛЯ" của Liên Xô in vào những năm 1970's):
                              Để lọc phẳng điện xoay chiều nắn toàn kỳ (Liên Xô, Việt Nam đều dùng điện có tần số 50Hz), với điện áp 1 chiều Uo (V) và dòng tải tối đa Io (mA), cần tụ lọc nguồn có giá trị tối thiểu là
                              Co(uF) = 30(Io/Uo)
                              Với mạch nắn bán kỳ thì giá trị tụ phải tăng lên gấp đôi.


                              Con số 30 (chắc chắn có thứ nguyên gì đó) có lẽ là "hệ số thực nghiệm" ứng với tần số nhấp nháy 100 lần/s. Khi tần số tăng thì hệ số này giảm và ngược lại. Có lẽ là cũng theo tỷ lệ nghịch với độ tăng (giảm) tần số vì để ý so sánh với trường hợp nắn bán kỳ, tần số nhấp nháy 50 lần/s.
                              Từ đâu mà tính ra công thức này; công thức này đến nay có còn đúng hay không,... tôi không biết .

                              Áp dụng công thức với đèn 36 LED; lấy mấy giá trị cho dễ tính toán: Uo = 110V; Io = 55mA thì Co = 15uF.
                              Với đèn 10 LED thì Uo = 33V; Io = 55mA, Co = 50uF
                              Đó là những giá trị "vừa vừa lớn" của tụ hóa để LED hết nhấp nháy trong từng trường hợp trên.

                              Bây giờ, chấp nhận LED có chút nhấp nháy. Lấy giá trị nào của tụ hóa để LED không chết (tức giá trị thấp nhất của tụ trong trường hợp "vừa vừa nhỏ" ) ?
                              Làm 1 bài tính ngược nhé.
                              - Coi 2 tụ: tụ mylar C1 (= 1,3uF) và C2 (= 4,7uF) là 1 mạch phân áp.
                              - Điều kiện: Với điện áp nguồn tại đỉnh, V = 310V thì giá trị C2 thấp nhất là bao nhiêu để áp rơi trên C2 nhỏ hơn 100V.
                              - Tính ra ngay là C2 = (310 - 100)/100*C1 = 2,73uF là giá trị tối thiểu của C2, (LED không bị chết do dòng ban đầu).
                              Trong trường hợp 10 LED, U led = 33V: Nếu cần áp rơi trên C2 nhỏ hơn 30V, thì giá trị tối thiểu của C2 là (310 - 30)/30*C1, tức là lớn hơn C1 khoảng > 9,3 lần.
                              Giả sử, C1 = 1uF thì C2 = 10uF đến 50uF là các giá trị từ "vừa vừa nhỏ" đến "vừa vừa lớn".
                              ---> Vì thế, với đèn 10 LED, tụ hóa 4,7uF là nhỏ, LED dễ chết.

                              Kết luận:
                              - Giá trị tối thiểu của tụ hóa, để nó có tác dụng bảo vệ LED khi bật điện, được tính theo công thức:
                              Cmin > C1*[310 - (sụt áp trên dãy LED)]/(sụt áp trên dãy LED)
                              Có dấu lớn hơn ( > ) là vì đang tính với toàn bộ (sụt áp trên dãy LED)
                              - Giá trị của tụ hóa để LED vừa hết nhấp nháy, (theo công thức của Liên Xô) là
                              Cmax = 30* (dòng qua LED) / (sụt áp trên dãy LED).

                              Một thắc mắc nho nhỏ: Với tụ "vừa vừa" thì LED hơi nhấp nháy (không ảnh hướng lắm), nó tranh thủ tỏa nhiệt; trong khi với tụ lớn, LED không được nghỉ chút nào,... Vì sao trường hợp sau thì LED lại bền hơn ?

                              Cám ơn anh nhathung1101.
                              Last edited by HTTTTH; 12-07-2016, 16:25.
                              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                              Comment


                              • Cho đến giờ này sau khi BĐN vô địch ơ rô mình xin có ý kiến .Trước tiên cám ơn chủ thớt gacon_vn sau là các Mod Hát Tờ Tờ,VVP bạn T.L.M, dinhthuong80 và một số khác đã giải quyết mọi điều mình cần hỏi (vì mình chỉ biết có mỗi mạch này thôi ) đồng thời xin lỗi vì hỏi những điều cỏn con mà làm bao người bực bội.Mình chỉ mong sao khi hỏi điều gì không hiểu các bạn lành nghề và những người có kiến thức chỉ giúp.Chấm
                                Đời là một chiếc bậc thang Sự học là một quyển vở không trang cuối cùng

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                gacon_vn Tìm hiểu thêm về gacon_vn

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X