Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin hỏi nguồn cho led búp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đây, bác cứ cố tình hiểu sai làm gì, xem đồ thị dòng qua led sẽ rõ!!!!
    Attached Files

    Comment


    • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
      Đây, bác cứ cố tình hiểu sai làm gì, xem đồ thị dòng qua led sẽ rõ!!!!
      Không "cố tình...", thì cứ nghe điệp khúc "theo tôi nghĩ..." cho đến kỳ EURO sau luôn đó.
      Cứ "đích mục sở thị" như thế, có phải đỡ cù cưa không ?
      Cám ơn anh dinhthuong80 nhé.
      Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

      Comment


      • Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
        Một thắc mắc nho nhỏ: Với tụ "vừa vừa" thì LED hơi nhấp nháy (không ảnh hướng lắm), nó tranh thủ tỏa nhiệt; trong khi với tụ lớn, LED không được nghỉ chút nào,... Vì sao trường hợp sau thì LED lại bền hơn ?
        Nó không chết lúc tranh thủ tỏa nhiệt, mà nó chết vì quá sức khi làm bù cho lúc nghỉ ngơi. Bác có thích nghỉ 1 ngày, rồi hôm sau làm bù 16 tiếng không?

        Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
        Còn về độ bền led, đương nhiên tụ hoá càng lớn thì dòng qua led càng ít biến động, led càng ổn định và bền hơn.
        *

        Cách tính tụ lọc, bác vẫn chưa tính đến trường hợp xấu nhất. Và chưa tính đến chất lượng của tụ hóa so với tụ mylar.
        sau.ph

        Comment


        • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
          Nó không chết lúc tranh thủ tỏa nhiệt, mà nó chết vì quá sức khi làm bù cho lúc nghỉ ngơi. Bác có thích nghỉ 1 ngày, rồi hôm sau làm bù 16 tiếng không?
          Vui lòng đọc kỹ #136, #137
          Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

          Comment


          • Luồng nào có tụ vs led cũng có mấy anh HTT..., vi van pham và Thằng-Lắm-Mồn vào cãi nhau. Ban bớt đi.

            Comment


            • Xin lỗi bác HT vì lúc gõ #138 thì chưa thấy xuất hiện #136 & #137. Bác thấy #140 có đúng không?
              sau.ph

              Comment


              • Anh dinhthuong80 giải quyết vấn đề rõ ràng mọi sự như trăng rằm... Tôi rất khâm phục.
                Anh maitienloc đã "chấm." rồi. Anh gacon chắc cũng đang ngủ bù sau kỳ EURO.
                Sợ banned quá. Tôi chấm dứt tại đây.
                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                Comment


                • Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                  ​1. Nói về cái điện trở 82. Điện trở này để bảo vệ các diode nắn.
                  Khi bật điện, nếu đúng thời điểm điện áp nguồn đạt đỉnh 310V và các tụ đang rỗng (= coi dung kháng lúc tụ nạp là 0 Ohm), dòng nạp ban đầu cho các tụ rất lớn: i = 310/82 = 3,78A. Diode 1N4007 chịu được dòng xung ngắn hạn 30A max ---> Các diode được an toàn, hạn chế cháy nổ.
                  Đọc cái này sao không thấy bác vi van pham giãy nảy lên nhỉ. Nếu không có điện trở thì dòng max có thể lớn hơn 30A được không? So với dòng bình thường 60mA thì >30A có gọi là gấp ngàn lần không?
                  sau.ph

                  Comment


                  • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết

                    Đọc cái này sao không thấy bác vi van pham giãy nảy lên nhỉ. Nếu không có điện trở thì dòng max có thể lớn hơn 30A được không? So với dòng bình thường 60mA thì >30A có gọi là gấp ngàn lần không?
                    bác này buồn ngủ rồi phải không ? Bác HT nói là diode 1N4007 chịu được dòng xung ngắn hạn 30A max , thế mà bác lại nói nếu không có điện trở thì dòng max có thể lớn hơn 30A được không? cứ như vậy bảo sao lai không bị dèm pha .

                    Comment


                    • Trong mạch đang là con trở 82 ôm. Nếu cho con điện trở đó giá trị min là 0 ôm thì dòng sẽ có giá trị max chứ gì nữa bác. Nếu dòng không bao giờ vượt quá 30A thì cần gì phải có con trở đó nữa.
                      sau.ph

                      Comment


                      • Tôi thấy vì có tụ hoá nên họ dùng con trở ấy cho "chắc ăn" thôi, đề phòng trường hợp con 1N4007 nào đó kém hay con tụ hoá kém (có nội trở khá nhỏ như bị thông chẳng hạn) thì nó có tác dụng như cầu chì an toàn, không gây chạm chập cháy nổ chứ thực ra không có con trở đó thì diot cũng dư sức an toàn vì theo công thức I=Q/t với tụ 1,3uF thì dòng điện 30A chỉ duy trì được chưa tới 1us trong khi diot 4007 chịu được xung tới 8,2ms.

                        Bác T.L.M nói chưa xét trường hợp chất lượng tụ milar và tụ hoá thì không cần thiết lắm bởi tụ hoá luôn có điện trở nối tiếp tương đương nhỏ hơn tụ milar rất nhiều rồi.
                        Attached Files

                        Comment


                        • Em cũng chưa biết nội trở của tụ hóa là khoảng bao nhiêu nhưng trước giờ vẫn nghĩ tụ mylar dẫn dòng cao tần và dòng xung tốt hơn tụ hóa.

                          Vấn đề tranh cãi từ luồng cũ là có "dòng nạp ban đầu lớn gấp ngàn lần dòng bình thường" không? Nhờ bác mô phỏng dòng điện đóng mạch lúc AC220V đang ở đỉnh để mọi việc rõ như trăng rằm, mọi người khỏi phải cù cưa cãi nhau nữa.
                          sau.ph

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                            Tôi thấy vì có tụ hoá nên họ dùng con trở ấy cho "chắc ăn" thôi, đề phòng trường hợp con 1N4007 nào đó kém hay con tụ hoá kém (có nội trở khá nhỏ như bị thông chẳng hạn) thì nó có tác dụng như cầu chì an toàn, không gây chạm chập cháy nổ chứ thực ra không có con trở đó thì diot cũng dư sức an toàn vì theo công thức I=Q/t với tụ 1,3uF thì dòng điện 30A chỉ duy trì được chưa tới 1us trong khi diot 4007 chịu được xung tới 8,2ms.

                            Bác T.L.M nói chưa xét trường hợp chất lượng tụ milar và tụ hoá thì không cần thiết lắm bởi tụ hoá luôn có điện trở nối tiếp tương đương nhỏ hơn tụ milar rất nhiều rồi.
                            trong thực tế với tụ 1,3uF (tụ hạ áp AC 220v) thì chẳng bao giờ có dòng cao hơn 3A bao giờ (ở mọi thời điểm cắm điện), mà bác nói đến những 30A (ở điện áp 220vac) thì liệu có chấp nhận được không , datasheet thì nói diode 1n4007 chịu được dòng xung 30A cấp thời , thì không có nghĩa là mạch điện có nó, chạy có dòng 30A !!!

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                              Em cũng chưa biết nội trở của tụ hóa là khoảng bao nhiêu nhưng trước giờ vẫn nghĩ tụ mylar dẫn dòng cao tần và dòng xung tốt hơn tụ hóa.

                              Vấn đề tranh cãi từ luồng cũ là có "dòng nạp ban đầu lớn gấp ngàn lần dòng bình thường" không? Nhờ bác mô phỏng dòng điện đóng mạch lúc AC220V đang ở đỉnh để mọi việc rõ như trăng rằm, mọi người khỏi phải cù cưa cãi nhau nữa.
                              Đã định rửa tay, nhưng thấy anh TLM vẫn còn thích công kích bác vi van pham, nên tôi đành phát biểu thêm:

                              Các kết quả mô phỏng hoàn toàn chỉ là mô phỏng, do phần mềm tính toán với linh kiện lý tưởng. Vì thế tôi chỉ xem xét ở đó những nội dung mang tính so sánh, như anh dinhthuong80 đã làm. Đừng bao giờ lấy kết quả mô phỏng bằng số để chứng minh một điều gì. Bởi vì nếu đòi kết quả thật giống như kết quả mô phỏng là phi thực tế. Mong anh TLM cũng nên nhận thức điều đó.

                              Tính toán của tôi là dựa trên "mô hình", trong đó coi dung kháng ban đầu của tụ rỗng là bằng 0 Ohm, nên mới có kết quả như vậy. Và tôi cố tình cho mọi giả thiết về lý tưởng, để có kết quả là max, nhằm chấm dứt tranh cãi cù cưa. Bây giờ, nếu điện trở trong sơ đồ đó nhỏ hơn 10 Ohm (thực tế vẫn có)... thì tôi lại trở thành "chàng ngọng" à ?

                              Riêng cái việc kéo luồng này vào luồng khác cũng đã thể hiện sự cù cưa vô lối, hết thuốc chữa.

                              Anh TLM đồng nhất dòng xung với dòng nạp của tụ à ? Hay thật, mới thật...
                              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
                                trong thực tế với tụ 1,3uF (tụ hạ áp AC 220v) thì chẳng bao giờ có dòng cao hơn 3A bao giờ (ở mọi thời điểm cắm điện), mà bác nói đến những 30A (ở điện áp 220vac) thì liệu có chấp nhận được không , datasheet thì nói diode 1n4007 chịu được dòng xung 30A cấp thời , thì không có nghĩa là mạch điện có nó, chạy có dòng 30A !!!
                                Thế bác đã đo bao giờ chưa mà đã khẳng định dòng luôn nhỏ hơn 3A? Dòng này chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn chưa tới 1us như bác dinhthuong80 đã tính.

                                Mô phỏng không tuyệt đối chính xác, nhưng ít ra cũng cho ta thấy hiện tượng xảy ra như thế nào. Chọn thông số càng gần thực tế thì kết quả ra càng chính xác thôi.
                                sau.ph

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                gacon_vn Tìm hiểu thêm về gacon_vn

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X