Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin hỏi nguồn cho led búp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết

    Thế bác đã đo bao giờ chưa mà đã khẳng định dòng luôn nhỏ hơn 3A? Dòng này chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn chưa tới 1us như bác dinhthuong80 đã tính.

    Mô phỏng không tuyệt đối chính xác, nhưng ít ra cũng cho ta thấy hiện tượng xảy ra như thế nào. Chọn thông số càng gần thực tế thì kết quả ra càng chính xác thôi.
    trong công việc hàng ngày của tôi thì việc dòng điện chạy qua tụ dưới nhiều dạng khác nhau đều gặp cả , có đo và không đo cũng vậy, tôi không dùng lý thuyết suông đâu , dòng điện 30A của 220vac không phải là nhỏ vừa vừa đâu , cho dù thời gian ngắn đến đâu .trong mạch điện thực tế đều có tải dù lớn hay nhỏ , vì thế "cái dòng 30A tưởng tượng đó" không thể có được .

    Comment


    • Làm thế nào để "chọn thông số càng gần thực tế", khi mà linh kiện chung (ví dụ tụ 135 mylar) là dữ liệu trong thư viện.
      Mà dữ liệu xuất ra từ thư viện thì đâu có phân biệt cái tụ của châu Âu có chứng chỉ VDE, với cái tụ TQ mà các anh mua ngoài chợ... ?
      Thực tế, dòng truyền qua tụ bị giới hạn bởi mật độ dòng. Và dòng thì tỷ lệ thuận với diện tích bản tụ. Mà diện tích bản tụ là 1 giá trị không phải là vô hạn. Do đó, dòng cực đại qua tụ không thể lớn đến bao nhiêu cũng được.
      Thứ hai, tốc độ tăng điện áp trên tụ cũng bị giới hạn, không phải là vô hạn (xem datasheet sẽ rõ). Do đó không phải ngay tức thì mà đạt được 310V.
      Bác Quocthaibmt ạ, hình như bác có nhầm về cách trình bày của mấy anh ở phần trên rồi.
      Last edited by HTTTTH; 13-07-2016, 11:44. Lý do: Sửa lỗi
      Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

      Comment


      • Mô phỏng thì các bác cứ áng chừng nội trở của nguồn, tụ điện, dây dẫn... Có tới 10 ôm không.

        Hoặc là hỏi bác itx, thời gian xả tụ qua đèn flash là bao nhiêu. Từ đó tính ra cường độ dòng điện.

        Bác nào có oscillo thì lần lượt mắc nối tiếp tụ với trở 100 ôm, 10 ôm, 1 ôm... Rồi đo dạng điện áp trên trở, suy ra dòng điện như thế nào.
        sau.ph

        Comment


        • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết

          Đọc cái này sao không thấy bác vi van pham giãy nảy lên nhỉ. Nếu không có điện trở thì dòng max có thể lớn hơn 30A được không? So với dòng bình thường 60mA thì >30A có gọi là gấp ngàn lần không?
          Tôi không giãy nảy vì tôi không muốn làm con bò dù con bò bị cá sấu ăn thịt. Bây giờ TLM thử nói dòng cá độ 30A trong 1us là chết led xem tôi có chém không? tôi chém không đẹp không ăn tiền.
          Last edited by vi van pham; 13-07-2016, 14:47.

          Comment


          • Cãi nhau nữa làm gì.

            Comment


            • các bác lấy cái máy đo dòng hioki để ở chế độ đo peak. rồi cho áp lưới 310vdc nạp vào cái tụ xem là biết liền mà. Cái nguồn máy tính 12vdc/17A đã vô hiệu hóa bảo vệ. Mình quẹt 2 cực với nhau dòng peak lên 140A?.

              Comment


              • điện áp 310V, điện trở nội tụ 0.01ohm
                dòng qua tụ: 310/0.01= 31.000A ?
                Lấy dây điện đường kính bằng dây tóc, trở 0.01 ohm cấp điện lúc 310v dòng là 31.000A?

                Bác HTTTTH đã giải thích từ luồng nào đó đến luồng này vẫn còn giải thích, vậy mà vẫn có người không hiểu. May là tôi không muốn làm con bò, dù là con bò bị cá sấu ăn thịt , nếu không tôi đã mắng là NGU lâu thế.

                Comment


                • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                  Không kiếm được các IC thì chịu thôi. Theo mình bạn nên bỏ hẳn phần PFC cho chạy như nguồn PC với cos phi ~0.6 cũng được, hoặc độ phần PFC mới dùng L6561 cũng không phức tạp và cồng kềnh lắm đâu.
                  Kiểm tra trước mắt thấy tèo (chập Vcc-GND) 2 em ic ucc2819 và 200d4. mấy ic này chắc bó tay.

                  Comment


                  • Nguyên văn bởi TP_Electro Xem bài viết
                    Kiểm tra trước mắt thấy tèo (chập Vcc-GND) 2 em ic ucc2819 và 200d4. mấy ic này chắc bó tay.
                    UCC2819 của T.I, 200D4 (tên đầy đủ là NCP1200D4) của ON Semiconductor bán đầy trên Digikey. Bạn có thể nhờ bên RP của ông F mua giúp, có gì mà bó tay với mấy linh kiện thông dụng ?

                    Comment


                    • Lý thuyết thì dòng điện có thể vô cùng lớn. Thực tế thì nó còn tùy thuộc vào nhiều điều kiện. Thí dụ hiệu ứng bề mặt, rồi khi tiếp điểm chưa tiếp xúc một phần điện tích đã phóng qua không khí dưới dạng tia lửa... Nếu nối bằng cọng dây mảnh như tóc thì dòng điện chưa kịp đạt max nó đã đứt rồi.

                      Tạm cho là cái máy của TP-Electro đo sai. Vậy theo bác vi van pham thì tại sao bỏ tụ hóa lọc nguồn ra, led lại cháy đen khi cắm điện? (Bật công tắc cho đèn sáng ổn định trước rồi mới cắt tụ thì led lại không bị cháy, hoặc dùng điện trở có giá trị tương đương trở kháng của tụ thì led không bị cháy).
                      sau.ph

                      Comment


                      • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                        Lý thuyết thì dòng điện có thể vô cùng lớn. Thực tế thì nó còn tùy thuộc vào nhiều điều kiện. Thí dụ hiệu ứng bề mặt, rồi khi tiếp điểm chưa tiếp xúc một phần điện tích đã phóng qua không khí dưới dạng tia lửa... Nếu nối bằng cọng dây mảnh như tóc thì dòng điện chưa kịp đạt max nó đã đứt rồi.

                        Tạm cho là cái máy của TP-Electro đo sai. Vậy theo bác vi van pham thì tại sao bỏ tụ hóa lọc nguồn ra, led lại cháy đen khi cắm điện? (Bật công tắc cho đèn sáng ổn định trước rồi mới cắt tụ thì led lại không bị cháy, hoặc dùng điện trở có giá trị tương đương trở kháng của tụ thì led không bị cháy).
                        Dòng màu xanh: Bác Quocthaibmt và bác HTTTTH cũng đã phân tích chán chê rồi.
                        Lập lại chán lắm, tôi hỏi cái mới nè:
                        Ngay lúc cấp điện, chỉ 1us là tụ 105 đầy điện 310VDC , vậy lúc đó tụ hóa 4.7uf bao nhiêu volt?

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                          ​1. Nói về cái điện trở 82. Điện trở này để bảo vệ các diode nắn.
                          Khi bật điện, nếu đúng thời điểm điện áp nguồn đạt đỉnh 310V và các tụ đang rỗng (= coi dung kháng lúc tụ nạp là 0 Ohm), dòng nạp ban đầu cho các tụ rất lớn: i = 310/82 = 3,78A. Diode 1N4007 chịu được dòng xung ngắn hạn 30A max ---> Các diode được an toàn, hạn chế cháy nổ.
                          Cháu không tranh luận với bác HTTTTH nữa, vì bác ấy đã đồng ý với cháu là lúc mới cắm điện tụ xem như nối tắt, dòng nạp ban đầu cho tụ rất lớn. Còn bác thì nói không có dòng lớn, vì đã có trở kháng của tụ.

                          Bây giờ cháu cần bác xác nhận rõ:
                          - Khi vừa cắm điện, tụ xem như nối tắt hay có trở kháng?
                          - Dòng nạp ban đầu cho tụ rất lớn hay bình thường?

                          Cháu cần phải biết quan điểm của bác thì trả lời tiếp được.
                          sau.ph

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                            Cháu không tranh luận với bác HTTTTH nữa, vì bác ấy đã đồng ý với cháu là lúc mới cắm điện tụ xem như nối tắt, dòng nạp ban đầu cho tụ rất lớn. Còn bác thì nói không có dòng lớn, vì đã có trở kháng của tụ.

                            Bây giờ cháu cần bác xác nhận rõ:
                            - Khi vừa cắm điện, tụ xem như nối tắt hay có trở kháng?
                            - Dòng nạp ban đầu cho tụ rất lớn hay bình thường?

                            Cháu cần phải biết quan điểm của bác thì trả lời tiếp được.
                            TLM khiêu khích tôi 2 vấn đề:

                            1-Vấn đề thứ 1 dòng nạp rất lớn:
                            TLM đã nói ,khi nạp tụ dòng rất lớn, nhất là cái biến thiên U/t x C dòng lên đến hàng ngàn Ampe. Bây giờ chính TLM xác nhận từ lý thuyết đến thực tế xa vời, dòng nạp không lên đến hàng ngàn Ampe là đủ rồi, không cần đến ý kiến cá nhân của tôi.

                            Trước khi bàn đến trở kháng của tụ, tôi cần TLM tái xác nhận không có dòng qua tụ lớn đến hàng ngàn Ampe như đã tuyên bố, để các luồng khác không nhắc lại vấn đề này.

                            Comment


                            • Thằng chúa ăn bớt đã phải lắp các điện trở, tụ hóa ...; thì những linh kiện đó là không thể ăn bớt được.

                              Vấn đề mà các anh gacon_vn và maitienloc cần hỏi là: tác dụng, giá trị tối thiểu của các linh kiện trên; cách tính toán.
                              Các anh ấy cũng đã biết tác dụng các linh kiện này, khoảng giá trị của chúng là bao nhiêu.
                              Nếu các bác thấy còn điều gì liên quan đến những điều trên thì tiếp tục. Không thì thôi.

                              Đề nghị adm bqviet theo dõi luồng này, nếu vấn đề chuyển sang chuyện tâm tình thì cắt sang "Tâm tình ..."; nếu Tào Lao Mãi thì mời anh MHz cho nhập hộ khẩu.
                              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                              Comment


                              • T.L.M nói dòng có thể gấp ngàn lần bình thường chứ không phải hàng ngàn Ampe. Như hình dưới tụ 1uF dòng bình thường là 70mA. T.L.M đo được đỉnh gai dòng là 40A (trở shunt 1 ôm, thang đo 2V/div , que đo x10) Đó mới là tụ hàng chợ, triac chợ + 2 mét dây nhỏ chứ chưa phải là tối ưu.

                                Vậy bây giờ bác vvp có thể nói dòng đỉnh qua tụ là bao nhiêu? Căn cứ vào đâu ra con số đó?
                                sau.ph

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                gacon_vn Tìm hiểu thêm về gacon_vn

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X