Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nguyên lý điện, hoạt động của cầu diot, relay

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyên lý điện, hoạt động của cầu diot, relay

    Chào cả nhà, em có một số chỗ loanh quanh mãi mà không hiểu, mong các bác hướng dẫn:
    1. Về cầu điot, tại sao khi nguồn ở pha âm nó lại đảo pha thành dương, cụ thể:
    1.1. Trước hết, xin hỏi với điện sinh hoạt 220VAC thì dây lạnh là 0V, dây nóng luôn biến thiên từ -220V lên +220V đúng không ạ?
    1.2. Khi nối biến áp 220/12V (giả sử 2 đầu ra biến áp là A, B) thì điện thế ở mỗi đầu A, B biến thiên thế nào ạ, cả 2 đầu đều biến thiên hay chỉ có 1 đầu biến thiên, còn 1 đầu giống như nguồn 220V (dây lạnh)
    ==> Khi nối A, B với điốt cầu, các bác giải thích giúp tại sao khi AB ở pha âm (hình sin) thì bên đầu ra lại chuyển thành pha dương

    http://www.vatlyphothong.net/_/rsrc/...u_hinh_sin.png

    http://www.upsieutoc.com/image/w04rq
    2. Về relay:
    - Em xem một số module relay bao giờ cũng có transitor, tại sao không kích trực tiếp luôn vd: qua nút bấm 5V bấm phát nối điện luôn; như trong hình dưới sao ko thay thế luôn cực 4,5 nối với nguồn 5V bằng nút bấm mà lại phải nối nút bấm vào S1 hoặc S2 để kích transitor?
    - Trong module này có con diot, tác dụng của nó để làm gì ạ; trong hình dưới cùng tại sao dùng 2 con transitor, sao không bỏ con Q1 đi a
    http://farm9.staticflickr.com/8477/8...f826d5a1_z.jpg

    hoặc con diot này

    cám ơn cả nhà. (diễn đàn bị sao nhỉ post mãi ko được)

  • #2
    Thân chào, xin trả lời các câu hỏi của bạn theo hiểu biết hạn hẹp của mình. Mình ko đi theo hàn lâm nên mọi kiến thức mình có dựa trên các lần cháy nổ thực tế, có gì thiếu sót hoặc ko đúng mong các cao nhân vào chỉ giáo thêm.
    1. Đó là chức năng bẩm sinh của cầu diode.
    Tại sao thì hãy xem cái link youtube hết sức trực quan xem các electron nó chạy thế nào nhé.
    https://www.youtube.com/watch?v=p5DLEpDRBYk
    1.1 Không đâu, điện áp tại đỉnh sẽ cao hơn 1 chút xíu từ -311 đến +311 (220 chỉ là con số mà máy đo tính trung bình ra thôi).
    1.2 Chỉ có 1 đầu biến thiên, phụ thuộc vào chiều quấn dây và mấy cái quy tắc đinh ốc gì đó. Cơ chế nắn áp cái link youtube đã thể hiện tất cả rất rõ ràng.
    2. Transistor là linh kiện bán dẫn nên đóng ngắt không sinh ra tia lửa điện, tạo trạng thái đóng mở rất dứt khoát.
    Bạn có thể hoàn toàn thay trans bằng 1 cái nút bấm trực tiếp cấp điện cho relay, lúc đó bạn sẽ thấy các hiện tượng :
    . Khi nhấn nút không dứt khoát relay sẽ nhảy loạn xạ, lúc thả tay ra cũng vậy, có tải cao sẽ làm cháy tiếp điểm relay và hỏng thiết bị tải.
    .Còn cái nút nhấn khi nhấn cũng sinh tia lửa điện do tải cuộn coil, nhấn 1 thời gian (thật ra chỉ vài lần với tải cao) là hư cái nút.
    Hai con diode có tác dụng xả áp và dòng ngược cho cuộn coil khi ngắt điện. Bạn tưởng tượng bạn cấp nguồn 5V 50mA để đóng relay, khi ngắt nguồn để nhả relay thì cuộn coil sinh ra dòng phản kháng khoảng 50V 500mA tức thời, nếu ko xả nó gây hại cho cuộn coil.
    Bỏ con trans Q1: Bậy nào, bỏ nó mạch này ko chạy được đâu. Nếu mình bỏ Q1 và nối cực B của Q2 vào chỗ Q1 thì chuyện gì xảy ra là: Khi có nguồn sáng mạnh chiếu vào LDR thì Relay đóng (sai chức năng cái mạch hoàn toàn luôn). Khi đặt LDR vào bóng tối, relay im lìm (điều này chẳng có ý nghĩa gì cả). Khi trời lâm râm thì relay thích thì đóng, ko thích thì nhả và nó làm lạch tạch vậy cả ngày.
    Có thể bó Q1 và chỉ dùng 1 trans được nhưng phải ráp mạch theo kiểu khác và độ ổn định cũng ko cao.
    Cái mạch này là mạch mở đèn tự động khi trời tối dùng quang trở, mọi linh kiện không dư thừa đâu, bạn bình tĩnh phân tích mạch sẽ thấy rõ.
    Chúc vui vẻ.
    Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
    Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi hoahauvn2 Xem bài viết
      .........
      cảm ơn bác, em vẫn chưa rõ lắm
      1- Câu hỏi đầu tiên chưa được trả lời, dây lạnh (mass) của điện sinh hoạt có điện thế là 0V đúng ko ạ
      2- như theo cái video của bác thì phải hai đầu ra của Biến áp đều biến thiên, nhưng ngược chiều nhau, nghĩa là đầu kia ở đỉnh dương thì đầu này ở đỉnh âm thì khi đó điện đầu ra mới lắn dòng toàn pha dương được (nhưng thế thì hiệu điện thế lại là 2U?). Nếu chỉ 1 đầu biến thiên như bác nói, thì đầu còn lại tạm gọi là mass (0V) bác cứ thử cho đầu biến thiên chạy xem, em thấy đầu ra nó vẫn có pha âm.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi 123456q Xem bài viết
        cảm ơn bác, em vẫn chưa rõ lắm
        1- Câu hỏi đầu tiên chưa được trả lời, dây lạnh (mass) của điện sinh hoạt có điện thế là 0V đúng ko ạ
        2- như theo cái video của bác thì phải hai đầu ra của Biến áp đều biến thiên, nhưng ngược chiều nhau, nghĩa là đầu kia ở đỉnh dương thì đầu này ở đỉnh âm thì khi đó điện đầu ra mới lắn dòng toàn pha dương được (nhưng thế thì hiệu điện thế lại là 2U?). Nếu chỉ 1 đầu biến thiên như bác nói, thì đầu còn lại tạm gọi là mass (0V) bác cứ thử cho đầu biến thiên chạy xem, em thấy đầu ra nó vẫn có pha âm.
        Chào, xin trả lời các thắc mắc của bạn:
        1- Hoàn toàn chính xác, tại các nhà máy điện, trạm điện, máy biến áp tổng, thì cái dây MASS / N (Neutral) / Nguội này được đóng trực tiếp vào hệ thống tiếp địa.
        2-Rất tốt, bạn đã xem đoạn phim kĩ, trước tôi cũng thắc mắc giống bạn và đã được giải đáp. Tôi trước đây cũng như bạn hiện tại đang HIỂU LẦM bản chất của đoạn phim. Đoạn phim trình bày hoàn toàn chính xác theo đúng tiêu chuẩn khoa học về chức năng chỉnh lưu của cầu diode.
        -Ở bán kì đầu bạn thấy nguồn AC được biểu thị bởi một dây đỏ và một dây xanh đúng ko? Vô tình trong tâm trí chưa đắc đạo khoa học của chúng ta gán ngay cho dây đỏ là dây L và dây xanh là dây N. Như vậy cũng được, cũng ko hẳn là sai hoàn toàn.
        -Đến bán kì sau cái đoạn phim đổi cái dây xanh thành đỏ và đỏ thành xanh, đến đây chúng ta bị loạn và đuối. Họ đổi màu dây như vậy vì họ đang muốn thể hiện cho chúng ta thấy mức logic của điện áp các dây so với nhau cũng như hướng chuyển động của dòng điện. Cái dây L hay N ở đây không có ý nghĩa gì cả, đó là do ta tự quy ước và vô tình hiểu lầm thôi.
        Khó hiểu phải ko? Thực tế đơn giản thế này thôi, ta quy ước với 2 dây dẫn, dây nào có mức điện áp cao hơn là dây đỏ, thấp hơn là dây xanh.
        Ở bán kì đầu nếu điện áp đỉnh tại dây L là + 311V, dây N là 0V thì mặc nhiên L đỏ, N xanh.
        Ở bán kì sau điện áp đỉnh tại dây L là - 311V, dây N vẫn 0V như lúc này theo quy ước thì L xanh, N đỏ. Vậy đó mặc dù vẫn là 0V, không giật nếu sờ nhầm nhưng bạn N đã chuyển đỏ máu me theo quy ước, bạn L được gắn mác xanh hiền dịu sẽ giật tung chảo dựng tóc nếu sờ nhầm.
        Chúc vui vẻ với kiến thức mới.
        Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
        Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi 123456q Xem bài viết
          Chào cả nhà, em có một số chỗ loanh quanh mãi mà không hiểu, mong các bác hướng dẫn:
          ==> Khi nối A, B với điốt cầu, các bác giải thích giúp tại sao khi AB ở pha âm (hình sin) thì bên đầu ra lại chuyển thành pha dương
          Cái này chẳng qua là chọn "hệ quy chiếu". Lấy điểm nào làm gốc để so sánh (các) điểm còn lại với nó. Click image for larger version

Name:	Untitled1.png
Views:	8280
Size:	26.8 KB
ID:	1677573
          Last edited by HTTTTH; 07-11-2016, 11:40.
          Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi hoahauvn2 Xem bài viết
            ......
            Bác có thể giải thích cụ thể hơn chút không. Giả sử nguồn điện xoay chiều như hình. Khi ở bán cầu dương thì đầu ra DC là điện dương là rõ. Khi ở bán cầu âm, bên dây N coi là dây dương, dòng điện đi từ dương sang âm. giả sử đỉnh ở dây L = -220V. tại sao chiều dòng điện từ N ra DC lại đảo chiều lên thành dương, rõ ràng bên N là 0V (tức mass), thì ra DC là 0 V chứ (theo hình thì nó = điện áp cực L =220v (gỉa sử qua điot sụt áp ko đáng kể)), còn bên dây mass đầu ra nó ra tương ứng với bán cầu âm, nhưng tại sao nó lại là 0V (theo đường đi thì nó là -220V mới đúng chứ nhỉ?? em chỉ không hiểu tại sao khi ở bán cầu âm thì nó lại đảo được cực lên thôi.
            2. Trong trang web này http://tbe.vn/3136-dong-dien-ac.html nói đây mass được nối đất từ nhà máy phát điện, không có điện. xin hỏi tại sao không bỏ dây mass trong quá trình truyền tải từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ, khi đến nơi tiêu thụ thì cắm xuống đất làm mass, đỡ bao nhiêu tiền dây điện.?
            Mong các bác giải thích giúp

            Comment


            • #7
              Thánh này chắc sắp tẩu hỏa nhập ma rồi , âm dương lẫn lộn
              Xem bài của mod ở trên kìa.
              Vẫn chưa hiểu nữa thì đơn giản thế này. Dòng điện chảy từ cao xuống thấp.
              Dù dây N là 0V nhưng 0V này ko phải giá trị tuyệt đối. Cái mà cầu diode nhìn thấy là chênh lệch điện áp giữa 2 dây L và N, nó ko nhìn thấy N có giá trị tuyệt đối 0V. Khi áp trên dây L chạy về bán âm, giả sử bạn là diode, bây h bạn chỉ thấy dây N có điện áp hình sin và cao hơn dây L.
              Bí kíp là để hiểu là dây N ko phải 0V tuyệt đối mà là:
              1. Bán dương nếu so vs dây N, dây L sóng sin +220V
              2. Đến bán âm nếu so vs dây N thì dây L sóng sin -220V hoặc có thể hiểu khác đi nếu so vs dây L thì dây N có sóng sin +220V.

              Chúc vui và sớm tẩu hỏa nhập ma

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi htc2k14 Xem bài viết
                Thánh này chắc sắp tẩu hỏa nhập ma rồi , âm dương lẫn lộn
                ...
                ặc ặc! thì rõ ràng sờ vào dây N (lạnh) không bị giật thì coi điện thế trên đó là 0V. "2. Đến bán âm nếu so vs dây N thì dây L sóng sin -220V hoặc có thể hiểu khác đi nếu so vs dây L thì dây N có sóng sin +220V" đang ko hiểu tại sao có thể hiểu so với dây L thì dây N sóng sin +220V.
                đúng dòng điện chảy từ nơi điện thế cao xuống nơi điện thế thấp, khi ở bán cầu âm, thì điện thế ở L là -220V, ở N là 0 dòng điện sẽ chảy ngược lại từ 0V xuống -220V. vậy thì điện thế qua điot từ 0 V chạy xuống mass ( lại giống với dòng điện qua 1 đi ốt).
                Em chỉ mắc tại sao khi ở bán cầu âm, điện áp ở dây N (không có điện) chạy qua diot nó lại quay ngược bán cầu âm lại thành bán cầu dương

                Comment


                • #9
                  blah blah... blah...

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi 123456q Xem bài viết
                    ặc ặc! thì rõ ràng sờ vào dây N (lạnh) không bị giật thì coi điện thế trên đó là 0V. "2. Đến bán âm nếu so vs dây N thì dây L sóng sin -220V hoặc có thể hiểu khác đi nếu so vs dây L thì dây N có sóng sin +220V" đang ko hiểu tại sao có thể hiểu so với dây L thì dây N sóng sin +220V.
                    đúng dòng điện chảy từ nơi điện thế cao xuống nơi điện thế thấp, khi ở bán cầu âm, thì điện thế ở L là -220V, ở N là 0 dòng điện sẽ chảy ngược lại từ 0V xuống -220V. vậy thì điện thế qua điot từ 0 V chạy xuống mass ( lại giống với dòng điện qua 1 đi ốt).
                    Em chỉ mắc tại sao khi ở bán cầu âm, điện áp ở dây N (không có điện) chạy qua diot nó lại quay ngược bán cầu âm lại thành bán cầu dương
                    Nguyên văn bởi htc2k14 Xem bài viết
                    Thánh này chắc sắp tẩu hỏa nhập ma rồi , âm dương lẫn lộn
                    Xem bài của mod ở trên kìa.
                    Vẫn chưa hiểu nữa thì đơn giản thế này. Dòng điện chảy từ cao xuống thấp.
                    Dù dây N là 0V nhưng 0V này ko phải giá trị tuyệt đối. Cái mà cầu diode nhìn thấy là chênh lệch điện áp giữa 2 dây L và N, nó ko nhìn thấy N có giá trị tuyệt đối 0V. Khi áp trên dây L chạy về bán âm, giả sử bạn là diode, bây h bạn chỉ thấy dây N có điện áp hình sin và cao hơn dây L.
                    Bí kíp là để hiểu là dây N ko phải 0V tuyệt đối mà là:
                    1. Bán dương nếu so vs dây N, dây L sóng sin +220V
                    2. Đến bán âm nếu so vs dây N thì dây L sóng sin -220V hoặc có thể hiểu khác đi nếu so vs dây L thì dây N có sóng sin +220V.

                    Chúc vui và sớm tẩu hỏa nhập ma
                    Thành viên 123456q vui lòng đọc lại sách vật lý phổ thông để hiểu về khái niệm điện, điện thế, điện tích ... một cách thấu đáo.

                    Thứ nhất, thắc mắc rằng tại sao cực N không có điện mà vẫn có dòng chạy từ cực N qua đi-ốt ở bán kỳ âm.
                    Xin thưa là không tồn tại khái niệm "có điện" hay "không có điện", chỉ tồn tại "điện thế". Điện thế của cực N rất gần với điện thế của đất - nơi chân người đứng lên, vì thế đứng trên đất, sờ vào cực N không bị giật.

                    Thứ nhì, không tồn tại cái điểm mà điện thế bằng 0. Người ta quy ước rằng điện thế của điểm ở vô cực bằng 0, nhưng rõ ràng điểm này không tồn tại thực. Người ta tạm coi rằng điện thế của đất bằng 0, nhưng thực ra nó luôn khác 0. Cực N nối với đất ở đầu trạm biến áp nên điện thế cũng gần bằng 0, và vì người đứng trên mặt đất nên điện thế của người và điện thế của cực N gần bằng nhau => sờ vào cực N không giật. Chứ không phải vì "cực N không có điện".
                    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                    Comment


                    • #11
                      Tại sao điện thế của cực N được coi bằng 0 mà vẫn có dòng điện chảy từ nó ra, qua đi-ốt ?

                      Bởi vì phía đầu kia của đi-ốt điện thế dưới 0. Cái đi-ốt không quan tâm điện thế cực N đặt vào đầu A của nó là 0 hay là bao nhiêu. Cái đi-ốt chỉ quan tâm rằng nếu chênh lệch điện thế gi ữa đầu A và đầu K của nó lớn hơn điện áp mở của đi-ốt (0.61 - 0.7V) thì nó mở thông dẫn dòng điện.

                      Tại sao cực N "không có điện" mà vẫn có dòng điện chạy từ nó ra được ?

                      Bởi vì bản chất dòng điện sẽ xuất hiện khi có sự chênh lệch về điện thế giữa 2 điểm nối với nhau bởi bất kỳ thứ gì đó dẫn điện. Sự chênh lệch này gọi là "điện áp". Nó không quan tâm tới đầu nguồn hay cuối nguồn "có điện" hay không. Điện thế bằng 0, lớn hơn 0, nhỏ hơn 0 ... thế nào cũng được; miễn là có độ chênh điện thế.
                      Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi 123456q Xem bài viết
                        Bác có thể giải thích cụ thể hơn chút không. Giả sử nguồn điện xoay chiều như hình. Khi ở bán cầu dương thì đầu ra DC là điện dương là rõ. Khi ở bán cầu âm, bên dây N coi là dây dương, dòng điện đi từ dương sang âm. giả sử đỉnh ở dây L = -220V. tại sao chiều dòng điện từ N ra DC lại đảo chiều lên thành dương, rõ ràng bên N là 0V (tức mass), thì ra DC là 0 V chứ (theo hình thì nó = điện áp cực L =220v (gỉa sử qua điot sụt áp ko đáng kể)), còn bên dây mass đầu ra nó ra tương ứng với bán cầu âm, nhưng tại sao nó lại là 0V (theo đường đi thì nó là -220V mới đúng chứ nhỉ?? em chỉ không hiểu tại sao khi ở bán cầu âm thì nó lại đảo được cực lên thôi.
                        2. Trong trang web này http://tbe.vn/3136-dong-dien-ac.html nói đây mass được nối đất từ nhà máy phát điện, không có điện. xin hỏi tại sao không bỏ dây mass trong quá trình truyền tải từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ, khi đến nơi tiêu thụ thì cắm xuống đất làm mass, đỡ bao nhiêu tiền dây điện.?
                        Mong các bác giải thích giúp[ATTACH=CONFIG]temp_89291_1479218151828_925[/ATTACH]
                        Thân chào, mình xin phép trả lời các thắc mắc của bạn, phần lớn các thắc mắc đã được các cao thủ giải đáp cho bạn rõ ràng rồi không rõ tại sao bạn chưa hiểu, mình xin thích theo cách của mình.
                        _N ko bao giờ được coi là dây dương, bạn đã hiểu lầm bản chất của nó. Mấy cái màu xanh, đỏ chỉ là quy ước cho dễ hiểu thôi chứ ko phải âm dương gì ở đây hết.
                        _Tại sao điện đảo cực khi qua cầu diode: Bạn lại hiểu lầm, ở đây chẳng có cực nào cả và cũng chẳng có cái gì đảo cực cả mà chính xác bản chất của cầu diode là lái dòng điện theo hướng khác trên cùng 1 tuyến đường mà thôi.
                        Bạn tưởng tượng thế này nhé: Tôi có một con đường, con đường này tôi uốn mềm mại theo hình sin, thế là tất cả các xe cộ lưu thông trên con đường sin mềm mại của tôi cũng phải chạy theo lộ trình hình sin.
                        Một ngày đẹp trời tôi không thích nhìn xe cộ chạy theo kiểu sin này nữa, tôi cho chỉnh lại con đường và nâng tất cả các nơi sin lõm thành sin lồi, thế là tôi có con đường hình mông và tất cả các xe lưu thông trên tuyến đường này phải chạy theo lộ trình hình mông (định nghĩa được copy của bác HTTTT).
                        Vậy đó con cầu diode nắn dòng điện lại theo yêu cầu của con người thôi.
                        https://www.youtube.com/watch?v=PKy5ghLiz6I
                        Đây là video về chiều chuyển động của các electron (dòng xe cộ) khi đi qua cầu diode (con đường nắn) rất rất rất khoa học và rõ ràng.
                        _Tại sao ko bỏ dây mass trong quá trình truyền tải: hì hì cái dây mass theo định nghĩa của bạn thì trong truyền tải ngoài chức năng lấy 0V cho lưới điện, nó có chức năng chính cực kỳ quan trọng đó là hệ thống chống sét cho lưới điện, nó chạy song song trên toàn tyến đường dây để bảo vệ dây dẫn tải trước các cơn thịnh nộ của ông trời.
                        _Tại sao ko thể bỏ dây mass để đến hộ tiêu dùng tự đóng cọc nối mass cho đỡ hao dây: Bạn có biết tiêu chuẩn tiếp đất cho lưới điện nó phức tạp thế nào ko? Mình có trả lời cho một bạn mua thiết bị chống sét cho các thiết bị gia dụng, bạn có thể tìm tham khảo để biết quy chuẩn nối đất nó khắt khe thế nào. Tóm lại với ý thức, kiến thức và cách làm thủ công của các hộ gia đình nếu tự đóng cọc tiếp đất 99% là ko đạt yêu cầu, các hệ lụy sau đó chỉ buồn và tốn kém thêm mà thôi.
                        Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
                        Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

                        Comment


                        • #13
                          Tôi có 1 anh bạn kéo 1 đường dây từ ổ cắm tường ra ổ cắm ngoài. Anh ta dùng 3 sợi dây: 1 sợi nối vào chốt "N"; 2 sợi nối vào chốt "L".
                          Anh này đã tốt nghiệp Khoa Điện của 1 trường ĐH Bách khoa đấy ạ.

                          Bây giờ tôi đã hiểu được suy nghĩ của anh bạn tôi khi nối dây như vậy...
                          Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi hoahauvn2 Xem bài viết

                            T...
                            Cảm ơn tất cả các bác!
                            Nếu xét về chiều của dòng điện thì em hiểu rồi, dòng chảy từ nơi cao đến nơi thấp, đúng theo chiều của diot. Xét Biến áp 220/12V. hai đầu ra (hai đầu A, B) của biến áp có hiệu điện thế (điện áp) xoay chiều +-12V. Trong các tài liệu: Khi AB qua diot (hoặc diot cầu) luôn luôn có 1 đầu dương (đầu C) và 1 đầu âm (đầu D), như Accquy. đầu âm có chỗ nói là ground điện thế =0V, đầu C điện thế là +12V. Về dòng điện xoay chiều trong các tài liệu vẽ hình sin trục tung là điện thế V, là dòng biến thiên về điện thế, chiều dòng diện.
                            Về chiều dòng điện, đúng là qua diot cầu luôn luôn không đổi, sẽ chảy ra 1 chiều, cái này thì đã hiểu. Nhưng không hiểu ở đây là BIẾN THIÊN HIỆU ĐIỆN THẾ,: khi điện thế biến thiên ở pha âm đầu A (g/sử là -12V), thì đầu B là bao nhiêu V, có phải là 0V đúng ko, nếu đúng thì tại sao dòng điện chạy từ B sang C điện thế lại biến thành +12V (trong khi đó điện thế ở B đang là 0V, chạy qua đó là 0V chứ nhỉ), từ quay về A đang là -12V lại thành mass (0V) (nó đang âm thì điện thế nó cũng âm chứ nhỉ). (cứ coi sụt áp qua diot không đáng kể đi)
                            Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                            T
                            ... Bởi vì bản chất dòng điện sẽ xuất hiện khi có sự chênh lệch về điện thế giữa 2 điểm nối với nhau bởi bất kỳ thứ gì đó dẫn điện. Sự chênh lệch này gọi là "điện áp". Nó không quan tâm tới đầu nguồn hay cuối nguồn "có điện" hay không. Điện thế bằng 0, lớn hơn 0, nhỏ hơn 0 ... thế nào cũng được; miễn là có độ chênh điện thế.
                            Ở đây xét về khía cạnh điện thế xoay chiều, đúng là nó có dòng chảy khi có chênh lệch điện thế, vấn đề ko rõ là đang ở điện thế âm qua cầu diot nó lải chuyển thành pha dương (trên đồ thị).
                            (Nếu có máy đo vẽ sóng, so cực C với cọc nối đất (ko phải D), và cực D với cọc nối đất thì thế nào nhỉ, chắc C so với đất thì có hình ^^ còn D so với đất chắc ko có hình vẽ nào trên máy)
                            Mong các bác chỉ giáo thêm chút nữa, có hiểu được chút ít nhưng vẫn còn mập mờ.

                            Comment


                            • #15
                              bạn đang bị các điều sai lệch về bản chất dòng điện , pha , hiệu điện thế ăn sâu vào tư tưởng , nên bạn không thoát ra ngoài vòng lẩn quẩn được , BIẾN THIÊN HIỆU ĐIỆN THẾ thì như bạn nói pha âm ở đầu A -12v, thì đầu B là 0v là đúng . bạn lại thắc mắc là tại sao dòng điện lại chạy từ B sang C , điện thế lại biến thành + 12v , bạn bị nhầm lẫn chỗ này , khi A là pha âm thì B là pha dương , nếu bạn cho A là -12v, thì B là 0v , thì nó là dương so với A , vì A đang là âm mà . vì thế dòng điện từ B (0v) vẫn chạy qua C được , đến đây mà bạn chưa hiểu thì đúng là bó tay luôn .

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              123456q Tìm hiểu thêm về 123456q

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X