Bạn xem cái này, tôi vẽ không được đẹp nhưng cố trình bày vấn đề theo cách hiểu của tôi. Vấn đề là "hệ quy chiếu".
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Nguyên lý điện, hoạt động của cầu diot, relay
Collapse
X
-
Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viếtBạn xem cái này, tôi vẽ không được đẹp nhưng cố trình bày vấn đề theo cách hiểu của tôi. Vấn đề là "hệ quy chiếu".
[ATTACH=CONFIG]n1678043[/ATTACH]
1. 1 Cục pin 12V nếu lấy đồng hồ đo, dây đỏ vào + và dây đen vào - thì đo được +12V
2. Vậy nếu lấy dây đỏ dí vào - và dây đen dí vào + thì giá trị bây h là bao nhiêu?
Câu hỏi là dấu + của cục pin nó luôn là +12V và dấu - luôn là 0V đúng hay sai? Nếu đúng tại sao khi đảo chiều đồng hồ đo lại ra -12V? Cục pin này là +12V hay là -12V ? hại não đâyyyyy.....
Comment
-
Tôi qua thời gian dài sửa radio kiếm ăn. Thời trước toàn dùng transistor Germanium pnp, điểm chung nguồn ("mass") là dương nguồn. Mọi giá trị đo được đều có dấu âm. Khi đo phải nối que đỏ vào "mass", que đen dò các điểm cần đo.
Sau này dùng toàn là transistor Silicium npn, ngược lại.
Cũng có 1 ông bạn già làm thợ, dùng đồng hồ đo kim. Khi sửa radio dùng vi mạch, ông toàn làm cong kim vì cứ cắm que đỏ vào "mass" nguồn theo thói quenChưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.
- 1 like
Comment
-
Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viếtbạn đang bị các điều sai lệch về bản chất dòng điện , pha , hiệu điện thế ăn sâu vào tư tưởng , nên bạn không thoát ra ngoài vòng lẩn quẩn được , BIẾN THIÊN HIỆU ĐIỆN THẾ thì như bạn nói pha âm ở đầu A -12v, thì đầu B là 0v là đúng . bạn lại thắc mắc là tại sao dòng điện lại chạy từ B sang C , điện thế lại biến thành + 12v , bạn bị nhầm lẫn chỗ này , khi A là pha âm thì B là pha dương , nếu bạn cho A là -12v, thì B là 0v , thì nó là dương so với A , vì A đang là âm mà . vì thế dòng điện từ B (0v) vẫn chạy qua C được , đến đây mà bạn chưa hiểu thì đúng là bó tay luôn .
Comment
-
Nguyên văn bởi 123456q Xem bài viếtCái chiều dòng điện thì em hiểu rồi, không có gì thắc mắc. cái không hiểu là điện thế, hiệu điện thế kia: Điện thế ở B (0V) cao hơn ở A (-12V) thì đương nhiên dòng điện chạy từ B sang A rồi, không có gì bàn cãi. Nhưng không hiểu là tại sao điện thế ở đầu ra sau khi qua diot điện thế của nó lại thành +12V mà ko phải là 0V, còn đầu kia dòng chảy về lại ko phải là âm mà lại là mass (0V). Không rõ cái biến thiên +-12 V (nguồn 12AC), biến thiên ở đây em hiểu đó là biến thiên về điện thế, hiệu của hai điện thế ở 2 đầu là hiệu điện thế, ko biết có bị sai bản chất không?
Để mình thử giải thích xem thế nào, bạn cố đừng ngộ nhận nha, thực ra ko tồn tại âm dương hay cực kiết + - gì đâu.
_Cái nguồn có điện áp 12V AC là cái nguồn chính, nguồn áp sinh ra dòng điện (dòng chuyển dời của các hạt mang điện tích hay là electron trong trường hợp này) công suất. Dòng điện này khi qua cầu diode nó được nắn lại và bản chất nó thay đổi hoàn toàn, lúc này chính dòng điện mới này kiến tạo nên một nguồn điện áp với tính chất hoàn toàn mới là điện DC. 12V AC nắn lọc xong ra 16.9V DC chứ ko phải 12V DC nha.
_Bạn thắc mắc ở bán kì âm của AC mà bạn cho là -12V mà sao qua cầu diode lại ra +12V đúng ko? Xin trả lời là như bạn nói thì bạn khẳng định là bạn đã hiểu về chiều dòng điện và cách mà mấy viên bi electron lăn rồi đúng chứ, với nguồn AC như bạn thấy ở bán kì âm của sin (-12V), các electron vẫn lăn với cùng tốc độ như ở bán kì sin dương, chỉ khác là chúng lăn ngược chiều lại thôi. Khi chúng lắn qua con cầu diode, các viên bi electron ở mỗi bán kì được lăn vào nắn ở 2 con đường hầm diode khác nhau (cực kì lưu ý là cả 2 bán kì sin đều được nắn nên chuyện sin âm hay dương, + hay -, xanh hay đỏ hoàn toàn ko có ý nghĩa khoa học ở đây nên đừng cố ngộ nhận).
Sau khi ra khỏi hai con đường hầm cầu diode, các electron di chuyển cùng một chiều bình đẳng như nhau trên một quốc lộ DC chung và ko dính líu gì đến bạn sin AC nữa (mình cố tình nói như vậy cho bạn bớt ngộ nhận thôi, chứ thật ra vẫn còn dính líu nhiều thứ chẳng hạn như tốc độ lăn của electron). Lúc này tụi electron mới nắn này sẽ vẫn lăn vèo vèo do năng lượng quán tính từ sự biến thiên điện áp của nguồn mẹ AC chính việc tụi electron được phân luồng giao thông này vẫn lăn và cách chúng nó lăn khác hoàn toàn với electron của sin AC đã tạo nên điện áp định danh riêng của tụi nó là 16.9VDC (lúc này nguồn dòng sinh ra điện áp) tuy nhiên tốc độ lăn của tụi nó sẽ bị giảm đi một ít do tốn sức chạy qua đường hầm nắn diode (sụt áp 0.6V qua diode), sụt áp vậy mà tụi nó lên đến 16.9V là do hai dòng electron trước đây ngược chiều nhau (đối thủ) giờ đã cùng chí hướng (đồng minh) do công của cầu diode, nếu không có suy hao, tổn thất và cách đo DC thì đúng ra nó phải gấp đôi thằng sin mới phải.( nhưng các nhà khoa học đã chứng minh nó chỉ = căn 2 giá trị thằng sin ).
Dòng eletron của bán kì sin âm (-12V) giờ đây đã cùng tính chất, cùng hướng, cùng cường độ với dòng electron của bán kì sin dương (+12V) thì tại sao trong tâm tưởng lệch lạc của bạn cho thằng bán kì sin +12V qua cầu diode ra +12VDC, mà thằng bán kì sin -12V qua cầu diode bạn nghĩ nó ra 0V, Bạn phân biệt chủng tộc và lệch tư tưởng quá (đùa chút cho vui)
Bí quyết cho bạn: Ko xanh, ko đỏ, ko +, ko -, ko L, ko N, ko mass. Thực tế chỉ có bi Electron lăn từ chỗ này sang chỗ nọ thôi, nó lăn thế nào, lăn từ đâu và lăn đến đâu thì sẽ quyết định sự việc, hiện tượng đến đó.
.Ra đường bị sét đánh chết là do bị các ion dương plasma từ trên trời rớt xuống trúng đầu.
.Về nhà rờ vào ổ điện bị giật chết là do bị các electron lạng lách đánh võng tông trúng. Học điện phải hiểu như vậy mới là gọi là hiểu thật sự (mình nghiêm túc đấy).
Bạn mà ko hiểu nữa thì bó tay thôi, là do bạn ko muốn hiểu chứ ko phải ko hiểu đâu.
Chúc vui và hiểu vấn đề.Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...
Comment
-
Nguyên văn bởi 123456q Xem bài viếtCái chiều dòng điện thì em hiểu rồi, không có gì thắc mắc. cái không hiểu là điện thế, hiệu điện thế kia: Điện thế ở B (0V) cao hơn ở A (-12V) thì đương nhiên dòng điện chạy từ B sang A rồi, không có gì bàn cãi. Nhưng không hiểu là tại sao điện thế ở đầu ra sau khi qua diot điện thế của nó lại thành +12V mà ko phải là 0V, còn đầu kia dòng chảy về lại ko phải là âm mà lại là mass (0V). Không rõ cái biến thiên +-12 V (nguồn 12AC), biến thiên ở đây em hiểu đó là biến thiên về điện thế, hiệu của hai điện thế ở 2 đầu là hiệu điện thế, ko biết có bị sai bản chất không?
Để khỏi bận tâm cực L , N gây nhầm lẫn, tôi minh họa mạch nắn từ biến áp, không quy ước điểm nào là masse (GND), thêm điện trở tải để mạch hoàn chỉnh.
Để dễ hiểu, ta có thể quy ước khi A đang là bán kỳ dương thì B sẽ có bán kỳ âm và ngược lại. Do vậy, khi A là bán kỳ dương diode D1 dẫn qua R qua D4 vè B để cho pha dương đầu tiên. Khi A chuyển sang bán kỳ âm, thì B sẽ là bán kỳ dương, diode D2 sẽ dẫn qua R qua D4 về A nên cho ra pha dương thứ 2. Cứ như vậy tiếp tục khi A trở lại bán kỳ dương...
Bây giờ ở C và D mới là điện áp một chiều. Ở đây tôi chưa cho điểm nào là masse (GND) cả. Nếu bạn cho D là masse (quy ước là 0V) thì C sẽ là điện áp dương (+). Ngược lại bạn cho C là masse (cũng quy ước là 0V) thì D là điện áp âm (-).
Comment
-
Thấy anh THL dùng từ masse, tôi xin tản mạn một chút về chữ và nghĩa.
Thực tình thì tôi rất không hiểu chữ "mát" trong các từ "tiếp mát" rồi "cực mát" trong ngành điện.
Hôm nọ có một anh đi học nước ngoài về đã có một bài trên "Tâm tình..." phản ứng các thành viên dùng từ "mass" để chỉ bản cực "Ground" (GND) nên tôi cũng khá dè dặt . Ít ra thì anh ta cũng từng được học ở "Tây", bằng số tiền nhiều hơn học ở "Ta"
Bây giờ ... Tôi đành tra từ điển xem sao.
- Từ tiếng Anh "massé" dùng trong "nghề" chơi billard. từ này xuất xứ từ Pháp, có 1 nghĩa duy nhất là: a stroke made with an inclined cue, imparting swerve to the ball. (a massé shot)
- Một trong các định nghĩa của "mass": a coherent, typically large body of matter with no definite shape.
Có lẽ từ "mass" có thể dùng được, các bác nhỉ. Nó chỉ phần mạch lớn nhất trong bản mạch ... mà các nhà thiết kế mạch in thường dùng cho đường mạch "GND".
Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.
Comment
-
Dây mass trong điện sinh hoạt có điện thế 0v đối với đất thôi. Còn hiệu điện thế giữa 2 dây (dây lửa và dây mass) u=Va-Vb. Khi dây lửa có điện thế cao hơn đất thì hiệu điện thế (+), khi dây lửa có điện thế thấp hơn đất thì hiệu điện thế (-). Cái U mà ta đo được giữa 2 đầu dây là hiệu điện thế hiệu dụng của điện xoay chiều (bạn xem lại lý thuyết về giá trị hiệu dụng nhé)
Trong điện 1 chiều thì ta có hiệu điện thế (-) và hiệu điện thế (+) (hay còn gọi là điện áp âm và điện áp dương). Giữa 2 điểm A, B có Va, Vb. Uab = Va-Vb. Quy ước Vb=0V, Uab =Va (Uab>0 nếu Vb>0; Uab<0 nếu Vb<0). Trong trường hợp nguồn có điểm giữa O (B - O - A), ta có thể quy ước:
- Vo=0V, khi đó Uoa =Va >0; Uob=Vb<0), giả sử Va=12v, Vb=-12v ta có nguồn đối xứng +- 12v. Lấy đồng hồ đo, đặt que đen vào O, que đỏ vào A thì ta đo được +12v, chuyển que đỏ sang B ta đo được -12v.
- Vb=0v, thì Va>Vo>0. Lấy que đen của đồng hồ đặt vào B, que đỏ vào O ta đo được +12v, chuyển que đỏ sang A ta đo được +24v.
Comment
-
Trả lời cho câu này:
Nguyên văn bởi 123456q Xem bài viếtChào cả nhà, em có một số chỗ loanh quanh mãi mà không hiểu, mong các bác hướng dẫn:
1.2. Khi nối biến áp 220/12V (giả sử 2 đầu ra biến áp là A, B) thì điện thế ở mỗi đầu A, B biến thiên thế nào ạ, cả 2 đầu đều biến thiên hay chỉ có 1 đầu biến thiên, còn 1 đầu giống như nguồn 220V (dây lạnh)
Trong trường hợp này, bạn chỉ có thể so sánh giữa 2 dây A, B với nhau.
Tôi cùng với bạn xem từng câu một nhé:
- Người ta thường dùng dao động ký (oscilloscope) để xem dạng tín hiệu - nó hiển thị điện áp như ta thường thấy bằng hình vẽ...
Trong dao động ký, đầu đo có 2 dây: 1 dây nối GND (hay mass), một dây đo tín hiệu tại điểm cần đo.
- Nếu bạn nối A với dây mass, nối B với đầu đo thì bạn sẽ quan sát được điện áp 12V tại B so với A, nó có dạng sin như chúng ta thường vẽ. Khi đó A coi như điểm 0V.
Ngược lại, nếu bạn nối B với dây mass thì điện áp tại A cũng có dạng sin trông giống hệt như vậy, nhưng đảo ngược bán kỳ âm thành bán kỳ dương và ngược lại (ta gọi là ngược pha). Lúc này, B lại được coi là điểm 0V.
Nếu bạn hiểu đến đây thì ta mới có thể đi tiếp.
- Bây giờ tôi giả sử như bạn dùng 1 cái đồng hồ đo AC có 2 dây đo cùng màu. Tất nhiên bạn đo chiều nào cũng được 12V, vì đồng hồ chỉ có trách nhiệm hiển thị giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều đặt vào 2 dây đo. Đồng hồ có 2 dây bình đẳng với nhau, nó không cần biết dây nào là 0V, dây nào là 12V. Lúc này ta chỉ biết được điện áp XOAY CHIỀU HIỆU DỤNG GIỮA 2 DÂY A và B, không có dây nào được gọi là 0V vì ta chưa cột vào một mốc nào cả.
- Bạn khoan hãy dùng diode cầu, hãy dùng 1 diode để nắn bán kỳ. Giả sử đầu A nối với Anode của diode. Khi đó tại Kathode của diode là các bán kỳ DƯƠNG của tín hiệu so với B. Ta gọi B là dây âm; K của diode nối ra dây dương của nguồn. Nếu nối B vào 1 điểm nào đó làm mốc, ta có thể gọi B là điểm 0v; dây nối với K của diode là đường dây dương... và ngược lại. Như vậy đối với các đầu ra của thứ cấp biến áp, phải có 1 điểm mốc để được gọi là 0V thì mới có thể so sánh điện áp của các điểm khác với nó được.
- Trong trường hợp nắn cầu từ điện áp xoay chiều lấy từ 2 đầu ra của biến áp, đầu âm nguồn thường được chọn làm mốc và đó là điểm 0V DC. Hãy đọc kỹ câu màu đỏ trên đây để đừng lấn bấn gì về "điểm 0V AC".
Nguyên văn bởi 123456q Xem bài viết2. Về relay:
- Em xem một số module relay bao giờ cũng có transitor, tại sao không kích trực tiếp luôn vd: qua nút bấm 5V bấm phát nối điện luôn; như trong hình dưới sao ko thay thế luôn cực 4,5 nối với nguồn 5V bằng nút bấm mà lại phải nối nút bấm vào S1 hoặc S2 để kích transitor?
- Trong module này có con diot, tác dụng của nó để làm gì ạ; trong hình dưới cùng tại sao dùng 2 con transitor, sao không bỏ con Q1 đi a
hoặc con diot này
cám ơn cả nhà. (diễn đàn bị sao nhỉ post mãi ko được)
- Kích relay qua transistor có ưu điểm là dùng dòng nhỏ để điều khiển và có tốc độ cao nên độ chính xác cao hơn nhiều so với nhấn nút bằng tay.
- Bạn bỏ cais diode song song với relay thì transistor dễ chết do xung ngược sinh ra trên cuộn dây của relay khi relay đóng ngắt.
- Bạn bỏ Q1 đi thì mạch này sẽ bật đèn khi trời sáng và tắt đèn khi trời tối; Khi nhá nhem thì relay đóng ngắt không dứt khoát.Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.
Comment
-
Cám ơn các bác. Sau khi nghiên cứu lại, thấy tài liệu viết thế này:
* Dòng điện quy ước, còn gọi là dòng Franklin, chiều chảy của dạng dòng điện này là cho chảy từ cực dương về cực âm. Vì lúc đó người ta tương đồng dòng điện như dòng nước, nước chảy từ cao xuống thấp thì dòng điện cũng chảy từ cực dương, mức cao, về cực âm, mức thấp. Tuy chiều chảy của dòng này này không đúng với bản chất của dòng điện thật, nhưng do dùng quen nên hiện vẫn còn được ưa dùng. Một mạch điện đang "sống" là trong mạch đang có dòng chảy trong mạch. Trong hầu hết các loại mạch điện, dòng điện chính là sự chảy của các hạt điện tử, vì điện tử mang điện tích âm, nên khi chảy nó bị hút về cực dương của nguồn.
Do lúc phát hiện ra dòng điện, người ta chưa biết thật sự là cái gì đang chảy, và cũng do quan niệm là cực dương của pin là ở mức volt cao hơn mức volt âm và cho đồng dạng dòng điện với nước chảy từ cao xuống thấp, nên lúc đó người ta cho là dòng điện cũng chảy từ cực dương về cực âm. Sau này khi biết dòng điện chảy trong mạch chính là dòng electron, người ta gọi dòng điện chảy từ cực dương về cực âm là dòng điện quy ước. Và gọi dòng electron là dòng điện thực hay dòng vật lý.
==> Cứ dòng chảy từ A sang B (dòng electron) thì A là cực âm, B là cực dương. Vì thế, trước điot cầu đang ở bán cầu âm, sau khi qua diot lại chuyển thành bán cầu dương do 2 thằng có chiều ngược nhau, năng lượng hay điện thế (ở đây là động năng (tạm gọi là thế)) như nhau (ko xét thất thoát qua diot). Tất cả chỉ là quy ước, gốc dễ là dòng chuyển động, nếu quy ước dòng chuyển động (của các hạt electron) từ A-B có năng lượng là +U thì dòng ngược lại B-A có năng lượng là -U.
Xin hỏi thêm các bác: trong mạch hạ áp bằng tụ điện, có con điện trở mắc song song với tụ để triệt tiêu dòng điện của tụ khi tụ xả (rút điện) để khỏi bị giật. Ngoài chức năng trên nó còn có chức năng tăng thêm công suất cho mạch (mặc dù ko đáng kể) đúng ko ạ, vì khi hoạt động thì có đồng thời dòng qua trở và qua tụ? Mắc song song như vậy thì điện trở giảm xuống đúng ko, xét mạch cụ thể giả sử khi chỉ có tụ, dung kháng 3000 Ohm, mạch ra là 12 V, nếu lắp thêm con trở 3000 ohm song song vào con tụ, thì giá trị điện trở tương đương còn 1.500 Ohm, thì Ura tăng lên 24V đúng ko ạ (giá trị tương đối nhé ko phải tuyệt đối). Tóm lại Zc và R khi mắc nối tiếp và song song có theo quy tắc của điện trở hay không?
- Các tụ điện thì cho dòng điện tối đa đi qua là bao nhiêu, trong mạch hạ áp thấy họ nói mạch có công suất rất nhỏ do tụ chỉ cho dòng qua nhỏ, đọc tài liệu ko thấy họ nó là bao nhiêu (như điện trở thì có, điện trở thường công suất thường rất nhỏ <1W, vd thế)Last edited by 123456q; 20-11-2016, 00:50.
Comment
-
Nguyên văn bởi 123456q Xem bài viết... ==> Cứ dòng chảy từ A sang B thì A là cực âm, B là cực dương. Vì thế, trước điot cầu đang ở bán cầu âm, sau khi qua diot lại chuyển thành bán cầu dương do 2 thằng có chiều ngược nhau, năng lượng hay điện thế (ở đây là động năng (tạm gọi là thế)) như nhau (ko xét thất thoát qua diot). Tất cả chỉ là quy ước, gốc dễ là dòng chuyển động, nếu quy ước dòng chuyển động từ A-B có năng lượng là +U thì dòng ngược lại B-A có năng lượng là -U.
...
- Cứ xem 2 cái tô đậm ở quote trên là thấy cãi nhau chan chát.
- Đúng là anh này tẩu hỏa nhập ma thật rồi. Thảo nào mà mắt mũi trợn ngược hết cả lênChưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.
Comment
-
Thật ra dòng điện qui ước cũng không hẳn là sai bởi vì vẫn có khi có dòng chảy của các hạt ion dương (dung dịch điện ly, plasma...)
Dòng (electron) chạy từ A đến B thì vẫn chưa đủ để kết luận A âm B dương.
Phát biểu đầy đủ là: Bên ngòai nguồn ( tức là tải ) thì dòng điện (qui ước) chạy từ dương sang âm. Bên trong nguồn thì dòng điện chạy từ âm sang dương. Giải tóan mà cứ nhắm mắt cho chiều dòng điện từ dương sang âm thì kết quả sai hết.sau.ph
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
bởi Hieudt09Các cao nhân tứ phương giúp em câu này với ạ...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
hôm nay, 01:35 -
-
Trả lời cho Hỏi về bơm màng bldcbởi nhathung1101Nguyên lý cái bơm này cũng như cái bơm cho máy lọc nước RO, hoặc máy phun sương.
Khác là nó dùng loại động cơ này để có thể chỉnh tốc độ theo ý muốn, để đạt lưu lượng theo yêu cầu.
Còn loại bơm RO nó phệt thẳng...-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
Hôm qua, 17:52 -
-
Trả lời cho Hỏi về bơm màng bldcbởi khoine9899vì hiện tại em đang gặp vấn đề về phần động cơ nên em mới show ảnh phần rotor, stator và mạch điện bên trong liên quan. Ngoài ra em xin phép gửi thêm cơ cấu bơm cũng như thêm thông tin để các anh và mọi người tham khảo thêm ạ
...-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
Hôm qua, 10:47 -
-
Trả lời cho Hỏi về bơm màng bldcbởi nhathung1101Thì đây là 4r điên nặng điện mà, nên họ show phần điện thôi. Phần "cốt lõi" có cái tay biên chắc sang Văn Môn rồi....
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
30-11-2024, 18:54 -
-
Trả lời cho Chọn dây dẫn cho điện DC?bởi nhathung1101Điện DC đương nhiên là khác với AC rồi. Chỉ cần biết mặt chữ là thấy khác như gà trống với gà mái mà.
Còn về bản chất, AC là dòng điện hoạt động theo tần số. Tần số càng cao thì dây dẫn càng mỏng, nhẹ, vì hiệu ứng...-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
30-11-2024, 18:46 -
-
Trả lời cho Công thức điện tửbởi nhathung1101Ăn ít => Nói nhiều.
Nói nhiều => Làm ít.
Làm ít => Vợ mắng.
Vợ mắng => Cáu nhiều.
Cáu nhiều => Ngủ ít.
Ngủ ít => Râu nhiều.
Râu nhiều =>...-
Channel: Tâm tình dân kỹ thuật
30-11-2024, 18:39 -
-
Trả lời cho Chọn dây dẫn cho điện DC?bởi mèomướpDạ vài chục mét thì chú tính như vậy được ạ. Chứ chuẩn thì phải tính cả điện trở của toàn bộ chiều dài dây dẫn nhân với dòng điện xem sụt áp có trong khoảng chấp nhận đc hông ạ. Trong mạch điện tử khoảng cách ngắn và mạch...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
30-11-2024, 14:49 -
-
bởi vietroadTheo mình biết thì chọn dây dẫn dựa vào dòng tải. Thường thì tiết diện 1mm2 cho dòng 6A. Nhưng trong các mạch điện tử, như mạch nguồn tổ ong chẳng hạn, dòng đến vài chục Ampe mà đường mạch mỏng dính. Phải chăng điện DC nó khác với...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
30-11-2024, 14:19 -
-
Trả lời cho Hỏi về bơm màng bldcbởi vi van phamPhải xem cơ cấu bơm, chứ xem cơ cấu rotor, thì chỉ làm thầy bói xem voi.
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
29-11-2024, 08:19 -
-
Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptopbởi yname11vg, cám ơn bác...........
-
Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
28-11-2024, 14:37 -
Comment