Như các bạn đã biết trong nghề sửa chữa điện tử, trước khi sửa 1 mạch điện bị hỏng ta thường thoáng hình dung ra các lỗi có thể gặp phải của nó: nổ cầu chì, chập/dò sò công suất/mosfet, chết IC (do đây là các linh kiện công suất phải hoạt động nhiều, nóng và rất dễ hỏng), đứt hoặc tăng trị số điện trở, sau đó mới đến hỏng cầu diode, phù/nổ tụ lọc nguồn và các tụ khác trên mạch thì được ưu tiên cuối cùng vì chúng ít khi hỏng. Vì vậy một khi chúng hỏng thì sẽ mất thời gian kiểm tra vì phải rút 1 chân ra khỏi mạch thì mới đo chính xác được, một số loại tụ chỉ số nhỏ (cỡ nF) thì rất khó đo bằng đồng hồ VOM vì không thấy kim lên. Đối với người chuyên về điện tử có kinh nghiệm sửa chữa lâu năm thì không nói nhưng đối với người không chuyên
thì thực sự khó khăn. Bản thân mình cũng là 1 người không chuyên, tìm đến điện tử vì lòng đam mê, và cũng gặp không ít bệnh "hiểm nghèo". Một ví dụ gần đây nhất là con loa vi tính bị lỗi bass nhỏ: Sau khi kiểm tra hết các trở và thay ic 2030 tình hình vẫn không cải thiện, mình bắt đầu chú ý đến tụ và cuối cùng thì cũng tìm ra 1 con tụ mica 2A104J bị dò, con này nối từ chân out ic lọc bass 4558 đến chân in ic 2030. Mình đọc các tài liệu nói về tụ điện thì chỉ thấy ghi các chức năng chung chung như là lọc nguồn, lọc nhiễu, truyền tín hiệu giữa các tầng khuyếch đại (phân dòng) chứ không có chức năng và ví dụ cụ thể trong từng loại mạch . Vì thế nên mình đăng bài viết này để mọi người cùng thảo luận, trao đổi kỹ hơn về tính chất (ngăn/dẫn điện 1 chiều/xoay chiều) cũng như vai trò của từng loại tụ trong từng loại mạch (mạch lọc nhiễu, mạch dao động) và các pan bệnh do tụ gây ra. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích thêm cho công việc của các bạn.
1. Tụ hóa:
+ Tính chất: tụ hóa là tụ có phân biệt cực tính (nếu phân cực ngược sẽ bị hỏng), tụ hóa có dung môi làm bằng hóa chất nên sau khi sử dụng một thời gian dài sẽ bị khô, làm giảm khả năng phóng/nạp của tụ. Tụ hóa thường có điện dung lớn (cỡ uF).
+ Chức năng:
- Đối với các mạch nguồn xung tụ hóa dùng để lọc nguồn đầu vào (nguồn xoay chiều bên sơ cấp đã được chỉnh lưu) hay lọc nguồn đầu ra (nguồn xoay chiều bên thứ cấp đã được chỉnh lưu), nếu tụ lọc nguồn sơ cấp bị hỏng sẽ gây mất điện áp ra hoặc bị sụt áp, đối với các mạch nguồn dùng 2 tụ lọc sơ cấp để tạo điện áp cân bằng điểm giữa: khi một trong 2 tụ này bị hỏng sẽ gây ra lệch áp gây chết ic nguồn hay đèn công suất.
- Mạch nguồn xung trong đầu đĩa, đầu thu kts thường sử dụng một con tụ hóa 50v40uF nối từ cuộn hồi tiếp vào chân mồi (chân Vcc) của ic nguồn, con tụ này gọi là tụ hồi tiếp, nó là nguồn kích chính của ic, nếu nó chết khi cấp điện chỉ thấy nguồn lên vài giây rồi lịm luôn.
- Đối với các mạch loa (mạch công suất tiếng), khi sử dụng một thời gian dài sẽ có hiện tượng loa một bên to một bên nhỏ, khi đó là có con tụ hóa nào đó bị khô, các bạn cứ thay các con tụ nằm cạnh ic công suất tiếng và các con tụ nằm gần đường output của loa là ok.
2. Tụ kẹo (tụ CBB, tụ film)
+ Tính chất: tụ kẹo là tụ không phân cực, tính chất của nó là cho dòng điện xoay chiều đi qua và cản dòng điện một chiều. Tụ kẹo thường có điện dung nhỏ (cỡ nF).
+ Chức năng: hạ áp. Chúng ta sẽ thấy chúng rất nhiều trong các mạch đơn giản như đèn ngủ, đèn led cầm tay, vợt muỗi…vì các mạch này dùng điện áp và dòng nhỏ nên nếu dùng biến áp để hạ áp thì sẽ rất cồng kềnh và tốn kém, tụ có trị số càng lớn thì sẽ cho dòng điện đi qua càng lớn và ngược lại. Tụ này rất hiếm khi hỏng, và nếu hỏng ta sẽ thấy chúng bị sùi vỏ và tất nhiên là…mất điện ^^
3. Tụ gốm và 5. Tụ gốm đa lớp:
+ Chức năng: phân dòng, lọc nhiễu trong các mạch cao tần, mạch điều khiển số sử dụng IC. Trong một số mạch sử dụng IC để điều khiển rơle, mỗi khi rơle đóng cắt sẽ tạo ra tia lửa điện tạo nhiễu, nếu nhiễu này bị lọt vào IC sẽ gây treo hoặc reset IC.
4. Tụ cao tần :
+ Có đến mấy loại tụ hình dạng giống thế này, 1 loại có trị số từ 1kv-2kv gọi là tụ cao áp, thường kết hợp với 1 con trở + 1 con diode để dập xung cao áp, nó chết cũng không sao cả nhưng nó sống thì các linh kiện khác trên mạch cũng “sống” an toàn hơn trước các xung đỉnh.
Còn một loại nữa gọi là tụ X Y được mắc song song với biến áp xung, một đầu bên sơ cấp một đầu bên thứ cấp nối mass có tác dụng hạn chế tối đa xung rò từ bên sơ cấp sang bên thứ cấp và chống shock điện. Có càng tốt mà không có cũng không sao.
6. Tụ mica:
Tụ này có các chỉ số 2A102J, 3A103J…chịu được dòng cao, tụ này dùng nhiều trong các mạnh cộng hưởng, mạch dao động, hình như dùng nó để hiệu chỉnh tần số giao động nữa thì phải, gặp nhiều trong mạch bóng đèn huỳnh quang, nguồn atx, tụ này cũng hiếm khi chết, mình chưa gặp nó chết bao giờ.
7. Tụ bếp từ, tụ quạt:
+ Tụ không phân cực, trong quạt điện, động cơ điện 1 pha nó có tác dụng làm lệch từ trường để khởi động quạt, nếu nó chết quạt sẽ không quay, sờ tay vào trục sẽ thấy rung rung, lấy tay mồi theo chiều nào trục sẽ quay theo chiều đó.
8. Tụ lọc nhiễu:
+ Tụ sử dụng để lọc nhiễu cao tần, nhiễu cao tần có thể là xung xuất hiện khi sét đánh hoặc do các thiết bị điện khác gây ra đi theo đường điện lưới vào mạch. Các nhiễu này có thể gây hại cho các linh kiện khác, hãy tưởng tượng dòng điện trước khi vào tụ lọc nhiễu là dòng nước bẩn và dòng điện sau khi ra khỏi tụ là dòng nước sạch ^^. Đa số các nguồn xung giá rẻ đều bị rút bỏ tụ này, có thì càng tốt mà không có cũng không sao.
9. Tụ dán SMD
Tụ này có loại phân cực, loại không phân cực, rất nhỏ, phân biệt trị số nhờ màu sắc thân tụ.
10. Tụ chống sét (MOV)
Tụ chống sét hay còn gọi là điện trở phụ thuộc điện áp (VDR), nó được mắc song song với nguồn AC IN và nằm sau cầu chì. Trong điều kiện bình thường điện trở giữa 2 chân của tụ này rất cao. Nhưng khi điện áp dâng lên đột ngột vượt quá thông số quy định của tụ, điện trở giữa 2 chân của tụ giảm còn rất thấp (xấp xỉ bằng 0) làm ngắn mạch và cầu chì sẽ nổ giúp bảo vệ các linh kiện phía sau. Một số trường hợp sửa mạch gặp tụ chống sét bị chết, nhiều người cứ thay cầu chì mới cắm điện lại bị nổ ngay là vì nguyên nhân này. Nên nhớ: cầu chì bảo vệ quá dòng, còn tụ chống sét bảo vệ quá áp.
Ai biết bổ sung thêm nha, cảm ơn mọi người đã quan tâm
thì thực sự khó khăn. Bản thân mình cũng là 1 người không chuyên, tìm đến điện tử vì lòng đam mê, và cũng gặp không ít bệnh "hiểm nghèo". Một ví dụ gần đây nhất là con loa vi tính bị lỗi bass nhỏ: Sau khi kiểm tra hết các trở và thay ic 2030 tình hình vẫn không cải thiện, mình bắt đầu chú ý đến tụ và cuối cùng thì cũng tìm ra 1 con tụ mica 2A104J bị dò, con này nối từ chân out ic lọc bass 4558 đến chân in ic 2030. Mình đọc các tài liệu nói về tụ điện thì chỉ thấy ghi các chức năng chung chung như là lọc nguồn, lọc nhiễu, truyền tín hiệu giữa các tầng khuyếch đại (phân dòng) chứ không có chức năng và ví dụ cụ thể trong từng loại mạch . Vì thế nên mình đăng bài viết này để mọi người cùng thảo luận, trao đổi kỹ hơn về tính chất (ngăn/dẫn điện 1 chiều/xoay chiều) cũng như vai trò của từng loại tụ trong từng loại mạch (mạch lọc nhiễu, mạch dao động) và các pan bệnh do tụ gây ra. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích thêm cho công việc của các bạn.
1. Tụ hóa:
+ Tính chất: tụ hóa là tụ có phân biệt cực tính (nếu phân cực ngược sẽ bị hỏng), tụ hóa có dung môi làm bằng hóa chất nên sau khi sử dụng một thời gian dài sẽ bị khô, làm giảm khả năng phóng/nạp của tụ. Tụ hóa thường có điện dung lớn (cỡ uF).
+ Chức năng:
- Đối với các mạch nguồn xung tụ hóa dùng để lọc nguồn đầu vào (nguồn xoay chiều bên sơ cấp đã được chỉnh lưu) hay lọc nguồn đầu ra (nguồn xoay chiều bên thứ cấp đã được chỉnh lưu), nếu tụ lọc nguồn sơ cấp bị hỏng sẽ gây mất điện áp ra hoặc bị sụt áp, đối với các mạch nguồn dùng 2 tụ lọc sơ cấp để tạo điện áp cân bằng điểm giữa: khi một trong 2 tụ này bị hỏng sẽ gây ra lệch áp gây chết ic nguồn hay đèn công suất.
- Mạch nguồn xung trong đầu đĩa, đầu thu kts thường sử dụng một con tụ hóa 50v40uF nối từ cuộn hồi tiếp vào chân mồi (chân Vcc) của ic nguồn, con tụ này gọi là tụ hồi tiếp, nó là nguồn kích chính của ic, nếu nó chết khi cấp điện chỉ thấy nguồn lên vài giây rồi lịm luôn.
- Đối với các mạch loa (mạch công suất tiếng), khi sử dụng một thời gian dài sẽ có hiện tượng loa một bên to một bên nhỏ, khi đó là có con tụ hóa nào đó bị khô, các bạn cứ thay các con tụ nằm cạnh ic công suất tiếng và các con tụ nằm gần đường output của loa là ok.
2. Tụ kẹo (tụ CBB, tụ film)
+ Tính chất: tụ kẹo là tụ không phân cực, tính chất của nó là cho dòng điện xoay chiều đi qua và cản dòng điện một chiều. Tụ kẹo thường có điện dung nhỏ (cỡ nF).
+ Chức năng: hạ áp. Chúng ta sẽ thấy chúng rất nhiều trong các mạch đơn giản như đèn ngủ, đèn led cầm tay, vợt muỗi…vì các mạch này dùng điện áp và dòng nhỏ nên nếu dùng biến áp để hạ áp thì sẽ rất cồng kềnh và tốn kém, tụ có trị số càng lớn thì sẽ cho dòng điện đi qua càng lớn và ngược lại. Tụ này rất hiếm khi hỏng, và nếu hỏng ta sẽ thấy chúng bị sùi vỏ và tất nhiên là…mất điện ^^
3. Tụ gốm và 5. Tụ gốm đa lớp:
+ Chức năng: phân dòng, lọc nhiễu trong các mạch cao tần, mạch điều khiển số sử dụng IC. Trong một số mạch sử dụng IC để điều khiển rơle, mỗi khi rơle đóng cắt sẽ tạo ra tia lửa điện tạo nhiễu, nếu nhiễu này bị lọt vào IC sẽ gây treo hoặc reset IC.
4. Tụ cao tần :
+ Có đến mấy loại tụ hình dạng giống thế này, 1 loại có trị số từ 1kv-2kv gọi là tụ cao áp, thường kết hợp với 1 con trở + 1 con diode để dập xung cao áp, nó chết cũng không sao cả nhưng nó sống thì các linh kiện khác trên mạch cũng “sống” an toàn hơn trước các xung đỉnh.
Còn một loại nữa gọi là tụ X Y được mắc song song với biến áp xung, một đầu bên sơ cấp một đầu bên thứ cấp nối mass có tác dụng hạn chế tối đa xung rò từ bên sơ cấp sang bên thứ cấp và chống shock điện. Có càng tốt mà không có cũng không sao.
6. Tụ mica:
Tụ này có các chỉ số 2A102J, 3A103J…chịu được dòng cao, tụ này dùng nhiều trong các mạnh cộng hưởng, mạch dao động, hình như dùng nó để hiệu chỉnh tần số giao động nữa thì phải, gặp nhiều trong mạch bóng đèn huỳnh quang, nguồn atx, tụ này cũng hiếm khi chết, mình chưa gặp nó chết bao giờ.
7. Tụ bếp từ, tụ quạt:
+ Tụ không phân cực, trong quạt điện, động cơ điện 1 pha nó có tác dụng làm lệch từ trường để khởi động quạt, nếu nó chết quạt sẽ không quay, sờ tay vào trục sẽ thấy rung rung, lấy tay mồi theo chiều nào trục sẽ quay theo chiều đó.
8. Tụ lọc nhiễu:
+ Tụ sử dụng để lọc nhiễu cao tần, nhiễu cao tần có thể là xung xuất hiện khi sét đánh hoặc do các thiết bị điện khác gây ra đi theo đường điện lưới vào mạch. Các nhiễu này có thể gây hại cho các linh kiện khác, hãy tưởng tượng dòng điện trước khi vào tụ lọc nhiễu là dòng nước bẩn và dòng điện sau khi ra khỏi tụ là dòng nước sạch ^^. Đa số các nguồn xung giá rẻ đều bị rút bỏ tụ này, có thì càng tốt mà không có cũng không sao.
9. Tụ dán SMD
Tụ này có loại phân cực, loại không phân cực, rất nhỏ, phân biệt trị số nhờ màu sắc thân tụ.
10. Tụ chống sét (MOV)
Tụ chống sét hay còn gọi là điện trở phụ thuộc điện áp (VDR), nó được mắc song song với nguồn AC IN và nằm sau cầu chì. Trong điều kiện bình thường điện trở giữa 2 chân của tụ này rất cao. Nhưng khi điện áp dâng lên đột ngột vượt quá thông số quy định của tụ, điện trở giữa 2 chân của tụ giảm còn rất thấp (xấp xỉ bằng 0) làm ngắn mạch và cầu chì sẽ nổ giúp bảo vệ các linh kiện phía sau. Một số trường hợp sửa mạch gặp tụ chống sét bị chết, nhiều người cứ thay cầu chì mới cắm điện lại bị nổ ngay là vì nguyên nhân này. Nên nhớ: cầu chì bảo vệ quá dòng, còn tụ chống sét bảo vệ quá áp.
Ai biết bổ sung thêm nha, cảm ơn mọi người đã quan tâm
Comment