Thông báo

Collapse
No announcement yet.

[Help] Rơle (Relay)

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16

    Comment


    • #17
      Tôi nghĩ mạch điện này không chính xác lắm. Thứ nhất, nên đưa relay lên cực collector của BJT. cực E nối xuống mass. Nguồn cung cấp cho relay phải đủ áp để lái relay. Thứ hai, tụ 100uF phải chuyển qua cực B của BJT. Thứ ba, cần tính giá trị biến trở chính xác để đủ dòng lái cực B và tạo cho BJT nằm trong trạng thái bảo hòa

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi Thanh Ng Xem bài viết

        Tôi nghĩ mạch điện này không chính xác lắm. Thứ nhất, nên đưa relay lên cực collector của BJT. cực E nối xuống mass. Nguồn cung cấp cho relay phải đủ áp để lái relay. Thứ hai, tụ 100uF phải chuyển qua cực B của BJT. Thứ ba, cần tính giá trị biến trở chính xác để đủ dòng lái cực B và tạo cho BJT nằm trong trạng thái bảo hòa
        Cái đầu đúng cái sau thì tụ ngay ngỏ vào thì mới nạp đầy nhanh để xả ra từng sau , khi kích bảo hòa thì giá trị biến trở không quan trọng lắm bao nhiêu cũng chạy .

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi mèomướp Xem bài viết
          Anh @thang... về điện áp thì anh cứ yên tâm ạ. Chọn tụ có áp cao hơn áp nguồn là được. Nó sẽ tích điện áp tối đa bằng áp nguồn thôi ạ. Theo cảm quan của e thì để nuôi rơ le tầm 2 giây thì chỉ cần ko quá 10 con tụ 2200 mi thôi ạ...
          Ý bạn kia là điện áp cao hơn thì tụ sẽ xả lâu hơn và ngược lại, tóm lại là thời gian tụ giữ trạng thái của relay còn phụ thuộc điện áp điều khiển trước đó chứ không chỉ dung lượng không thôi, mà điện áp có thể bị thay đổi.

          Comment


          • #20
            Dạ như các bác nói thì đúng ạ. Cơ bản cái mạch của em nó cũng tương tự vậy thôi, nhưng số lượng tụ giảm và cái điều khiển như vậy nó cũng nhẹ nhàng phần nào cho ic thôi ạ.
            Còn việc Vr của em thì với nguồn 4,8VDC thì lắp Vr 1k ohm rồi chỉnh thử cũng được ạ, tuy nhiên nenếu bạn thớt sài relay 5V thì chắc bó chiếu đấy, nên như ban đầu em cũng nói chuyển qua relay 3V rồi làm sụt áp qua diode là vừa, đơn giản như yêu cầu bạn ý.
            Còn bác Thanh Ng Ng thì như bác nói relay mắc tại C hay E ở trường hợp này là như nhau thôi ạ. Cực B em đã dùng tụ kích và xả bão hòa qua Vr thôi, giá trị nguồn ảnh hưởng rất cao trong mạch này nên em mới nói bạn thớt thử lại mà.

            ​​​​​​​Hi có gì chưa đúng các cao nhân chỉ giáo và lượng thứ ạ.

            Comment


            • #21
              - e góp ý xíu về cái mạch của a thang... ạ, về nguyên lý thì đơn giản là lấy điện từ tín hiệu đóng của mcu tích vào tụ rồi dùng điện của tụ để kích tran khi mcu thôi cấp lệnh. vậy thì tụ sẽ nối vào chân mcu, biến trở sẽ mắc song song với tụ để ăn bớt điện của tụ (nhiều ít tùy mức vặn), và cực B của tran sẽ ăn nguồn kích này qua 1 con trở vài chục ôm (để cho Vbe tầm dưới 1 vôn gì đó)...

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi mèomướp Xem bài viết
                - e góp ý xíu về cái mạch của a thang... ạ, về nguyên lý thì đơn giản là lấy điện từ tín hiệu đóng của mcu tích vào tụ rồi dùng điện của tụ để kích tran khi mcu thôi cấp lệnh. vậy thì tụ sẽ nối vào chân mcu, biến trở sẽ mắc song song với tụ để ăn bớt điện của tụ (nhiều ít tùy mức vặn), và cực B của tran sẽ ăn nguồn kích này qua 1 con trở vài chục ôm (để cho Vbe tầm dưới 1 vôn gì đó)...
                Hi bác meomuop Ý của em vốn là thế mà, có điều em k hiểu ý bác nói chỗ Vr song song với tụ điện. Và Rb là vài chục ohm? Hi cái này cũng được mà đúng k ạ, có điều Rb của em được nối chia áp qua 2 trở Vr và R10k thôi ạ. Cách của bác em cũng từng biết, tuy nhiên đôi khi tránh những trường hợp hiếm là áp của ic xuất ra chưa đủ lớn vậy tụ sẽ nạp và nếu Vr vạn khá nhỏ thì điện áp tích trong tụ khó vượt ngưỡng để kích cực B trans do bị xả rất nhanh.
                Cách của em làm là dùng R10k kéo xuống GND chống nhiễu cực B, không nhằm mục đích xả tụ. Còn Rb là Vr thì tùy chỉnh vì áp nguồn 4,8v không quá lớn. Chỉ cần Rb vài chục ohm là vô tư k hư trans, mà có hơi lớn hơn xíu cũng k sao ạ.
                Cái Vr là Rb với R10k của em tạo như mạch so dòng để kích trans thôi ạ. Hi cái này em cũng mò ra lâu rồi và thấy cũng khá hơn. Không biết lý thuyết của em vậy có quá sai k mong các bác chỉ giáo ạ. Hi

                Comment


                • #23
                  - dạ, cách mắc của a thì năng lượng tụ của a là cố định, khi biến trở thay đổi là thay đổi dòng kích qua tran ạ, như vậy tăng điện trở đồng nghĩa dòng kích tran sẽ nhỏ theo và kéo dài thời gian tran dẫn ở chế độ tuyến tính(do ăn ít điện từ tụ)
                  - còn cách mắc như e nói thì thay đổi biến trở đồng nghĩa thay đổi luôn giá trị năng lượng của tụ tích được, cũng tương tự như là điều chỉnh điện dung của tụ ấy ạ. về chống nhiễu cực B thì cách của e đã có biến trở + tụ, tuy nhiên vấn đề nhiễu cần quan tâm ở đây là nhiễu từ tiếp điểm của rơ le đóng cắt mạch công suất ấy ạ...

                  Comment


                  • #24
                    Hi. Vậy là đều dùng dc đúng k bác Mèo?
                    Còn chuyện nhiễu do tiếp điểm thì theo bác cách gì đơn giản nhất phù hợp cho bạn thớt mà giảm tối thiểu k à? Hi cái này nói thêm thôi chứ yêu cầu của bạn thớt tới đây có lẽ ổn rồi. Hi

                    Comment


                    • #25
                      - dạ, về cách mắc của anh thì dùng chắc vẫn dùng được nhưng hông ổn lắm ạ
                      - cụ thể trường hợp GIẢ ĐỊNH:
                      1. tụ cần thiết để nuôi tran dẫn đủ dòng nuôi rơ le (ko nhất thiết tran phải bão hòa vì rơ le ăn dòng rất nhỏ) trong 2 giây là A mi. nhưng vì 1 lý do nào đó (thiếu linh kiện, ngại tính hay vội hay gì gì đó chọn theo cảm tính...) dùng tụ lớn hơn nhiều lần có giá trị là XXX mi.
                      2. vậy thì năng lượng ấy sẽ kích tran dẫn quá lâu
                      3. để giảm thời gian xuống tầm 2 giây thì anh sẽ phải giảm biến trở để cực B tran ăn dòng kích nhiều hơn nhưng sẽ chỉ giảm đến mức nào đó tầm vài trục ôm chẳng hạn thì phải dừng do đã đạt giá trị Ib max
                      4. khi ấy nếu năng lượng của tụ vẫn dư sức kích tran dẫn gấp nhiều lần thời gian 2 giây thì sẽ phải thay tụ khác ạ
                      5. vậy thì tại sao hông mắc luôn con biến trở song song vào tụ ạ, khi ấy chọn tụ thoải mái có to cỡ nào thì biến trở nó cũng dư sức ăn cho hết điện ạ...

                      Comment


                      • #26
                        - à còn về chống nhiễu thì anh cứ mắc thêm vài con tụ giấy vào rơ le, tải. rồi thì lọc nguồn nuôi mcu kỹ kỹ xíu là được ạ, cái thứ này chắc hông đến nỗi xung cao áp hay đóng cắt dòng lớn trăm, ngàn am pe lên cũng hông cần quan tâm nhìu ạ...

                        Comment

                        Về tác giả

                        Collapse

                        tranvu18 Tìm hiểu thêm về tranvu18

                        Bài viết mới nhất

                        Collapse

                        Đang tải...
                        X