Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sự khác nhau giữa tụ phân cực và tụ thường ?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sự khác nhau giữa tụ phân cực và tụ thường ?

    Trong 1 số mạch điện em thấy có tụ phân cực , mà ko hiểu chức năng của nó có điểm gì khác tụ thường ko (em phân tích các mạch đó thì vẫn hiểu chức năng như tụ thường và vẫn thấy đúng), tại sao người ta lại dùng tụ phân cực mà ko phải là tụ thường .
    Vd : tụ phân cực lắp với thạch anh để tạo xung dao động cho 8051 ? trong mạch đó có thể dùng tụ thường được ko?
    Các bác có thể cho em biết sự khác nhau giữa 2 loại tụ này được ko ạ ? và cho ví dụ trong 1 mạch cụ thể khi đó là tụ thường và khi thay bằng tụ phân cực thì tốt quá .
    Em xin cảm ơn nhiều .

  • #2
    Bạn nhớ nhầm rồi,ở mạch dao động thạch anh, người ta mắc tụ thường chứ ko phải tụ phân cực

    Tụ phân cực thì nó cấu tạo gồm 2 cực:+ và -. Nhất thiết khi thiết kế, mạch điện phải đảm bảo yếu tố này. Nếu trái cực rất dễ bị hỏng.Ví dụ bạn ko thể cho điện áp 5V vào cực - và GND vào cực + được.
    -Người ta dùng tụ phân cực để lọc nguồn.
    -Nó thường có trị số cao.
    -Nó thường có hiệu ứng tốt ở tần số thấp. Thường có hiệu ứng tốt với dải tần âm thanh trở xuống. Nếu tần số cao, tụ này rất có ít tác dụng.
    -Một số mạch trong âm thanh, người ta vẫn dùng tụ phân cực để truyền tín hiệu, nhưng phải đảm bảo áp cực +> áp cực âm.

    Tụ thường: thì 2 cực có vai trò như nhau, có thể tráo đổi...

    Tụ thường có thể thay thế được tụ phân cực, nhưng tụ phân cực thì thường ko thay thế được tụ thường.

    Comment


    • #3
      Cảm ơn TTT nhé , uhm ,vậy cũng ko có khác biệt nhiều nhỉ .

      Comment


      • #4
        nhân tiện bác 3T có thể nói rõ hơn cấu tạo của tụ phân cực giúp em được o vậy
        tại sao lại có hai cực vậy
        thanks




        Last edited by d_quy05; 01-03-2006, 19:20.

        Comment


        • #5
          Tụ thường cũng có thể phân biệt cực, nhưng ở đây không phải + hay - mà là trong hay ngoài.
          Các Bạn có để ý, trong một số sơ đồ, người ta vẽ 1 con tụ có 1 bản cực là 1 vạch thẳng, 1 bản cực là 1 đường cong không? đường cong đó thể hiện bản cực đó bao quanh phía bên ngoài tụ điện, và bản cực này phải đấu với phần mạch có điện thế thấp hay đất để tránh phóng điện hay bị nhiễu.
          Hồi xưa khi còn dùng đèn điện tử có điện áp cao, người ta hay làm tụ có chỉ rõ cực nào là phía ngoài thể hiện bằng 1 vạch đen bên phía của cực đó, nhưng nay thì ít thấy loại tụ như vậy nữa. Không biết khi sản xuất, người ta có qui định cực bên ngoài là bên trái hay bên phải không?

          Comment


          • #6
            Tụ bây giờ vẫn làm như vậy đó, vạch đen thì dĩ nhiên là cực âm rồi.
            - Tính chất quan trọng nhất của tụ hóa là chúng có trị số điện dung rất lớn (có những tụ to đến nỗi mà vỏ của nó được dùng làm gầu múc nước đó).
            Giá trị tiêu chuẩn của các tụ hóa nằm trong khoảng từ 1 đến 100000uF.
            Cấu trúc cơ bản của một tụ hóa gồm hai lá nhôm mỏng làm hai bản cực đặt cách nhau bằng lớp vải mỏng được tẩm chất điện phân (dung dịch điện phân), sau đó được quấn lại và cho vào trong một khối trụ bằng nhôm để bảo vệ.Khi sử dụng, điện áp một chiều được đặt giwax hai chân tụ điện và điều này dẫn đến việc tạo ra một lớp oxit nhôm mỏng trên bề mặt của tấm dương kế tiếp ở chất điện phân. Chất oxit nhôm là chất điện môi và chất điện phân cùng tấm lá âm và tấm lá dương chính là các tấm bản cực của tụ. Lớp cách điện oxit nhôm rất mỏng sẽ cho một giá trị điện dung rất lớn.
            Tụ hóa có cực tính phân biệt nên khi sử dụng phải chú ý cực tính để ráp vào mạch cho đúng chiều. [B]Nếu đấu không đúng, chất khí được tạo ra ở bên trong chất điện phân làm tụ điện có thể bị nổ tung.
            Điện áp làm việc thông dụng của tụ hóa thường là lớn, nhược điểm của tụ hóa là dòng rò tương đối lớn
            Ở đời khác thường, làm sự nghiệp phi thường...Cùng thì tự tốt lấy ta, đạt thì đem hạnh phúc cho thiên hạ.---(Gia Cát Khổng Minh)

            Comment


            • #7
              cảm ơn bác THERAINMAN
              em đã hiểu rồi

              Comment


              • #8
                Tiện đây hỏi các bác tí, Hàn Thuyên họ bán con tụ dán 106, loại giống như tụ gốm dán! Sao mà điện dung nó to thế được nhỉ????
                PNLab
                Mạch nạp/debug ULink2, Jlink ARM USB
                Mạch nạp AVR, PIC, 8051, MSP430 USB
                Mạch phát triển STM32, ARM9, ARM11
                more...www.pnlabvn.com

                Comment


                • #9
                  cách biến tụ phân cực thành ko phân cực:các bạn lấy 2 tụ phân cực ráp theo kiểu nối tiếp -/+/+/- hoặc +/-/-/+
                  nhược điểm:điện dung cưa đôi
                  ưu điểm:điện áp chịu đựng tăng gấp đôi

                  Comment


                  • #10
                    cho minh hoi ve con pic 16f877, chan so 1 cua pic la chan gang nut reset, nut reset duoc gắng song song với 1 tu khong phan cuc và mọt biến trở duoc gang voi nguon duong cua dien ap vay cai tu va dien trở do de lam gi zạy

                    ==========
                    Yêu cầu bạn không lạc đề

                    PT.
                    Last edited by phanta; 07-01-2010, 17:02.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi TheRainMan Xem bài viết
                      Tụ bây giờ vẫn làm như vậy đó, vạch đen thì dĩ nhiên là cực âm rồi.
                      - Tính chất quan trọng nhất của tụ hóa là chúng có trị số điện dung rất lớn (có những tụ to đến nỗi mà vỏ của nó được dùng làm gầu múc nước đó).
                      Giá trị tiêu chuẩn của các tụ hóa nằm trong khoảng từ 1 đến 100000uF.
                      Cấu trúc cơ bản của một tụ hóa gồm hai lá nhôm mỏng làm hai bản cực đặt cách nhau bằng lớp vải mỏng được tẩm chất điện phân (dung dịch điện phân), sau đó được quấn lại và cho vào trong một khối trụ bằng nhôm để bảo vệ.Khi sử dụng, điện áp một chiều được đặt giwax hai chân tụ điện và điều này dẫn đến việc tạo ra một lớp oxit nhôm mỏng trên bề mặt của tấm dương kế tiếp ở chất điện phân. Chất oxit nhôm là chất điện môi và chất điện phân cùng tấm lá âm và tấm lá dương chính là các tấm bản cực của tụ. Lớp cách điện oxit nhôm rất mỏng sẽ cho một giá trị điện dung rất lớn.
                      Tụ hóa có cực tính phân biệt nên khi sử dụng phải chú ý cực tính để ráp vào mạch cho đúng chiều. [B]Nếu đấu không đúng, chất khí được tạo ra ở bên trong chất điện phân làm tụ điện có thể bị nổ tung.
                      Điện áp làm việc thông dụng của tụ hóa thường là lớn, nhược điểm của tụ hóa là dòng rò tương đối lớn
                      Bác xem lại chổ này nha!
                      Cấu trúc cơ bản của một tụ hóa gồm hai lá nhôm mỏng làm hai bản cực đặt cách nhau bằng lớp vải mỏng được tẩm (dầu, sáp, . .) Cái này không thể là cấu tạo của tụ phân cực được.

                      Chúc vui.

                      Comment


                      • #12
                        Vậy theo các bác lấy tụ 104 để thay tụ phân cực .1uf hoặc ngược lại đc ko vậy các bác, và trường hợp nào có thể thay và ko thể thay.
                        Thanks các bác nhiều.

                        0988467839

                        Comment

                        Về tác giả

                        Collapse

                        hvktqs1987 Tìm hiểu thêm về hvktqs1987

                        Bài viết mới nhất

                        Collapse

                        Đang tải...
                        X