Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin hỏi về việc đo dòng (A) nguồn DC.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xin hỏi về việc đo dòng (A) nguồn DC.

    Mình là dân IT chuyên về phần mềm, giờ chuyển sân thích vọc vạch điện đóm, điện tử, mạch miếc và đang học lại kiến thức vật lý cơ bản nên có gì hỏi ngô nghê mong anh em đừng cười. Mình có một số câu hỏi sau, mong anh em chỉ giáo giải đáp cho ạ.

    1. Mình thấy nhiều tài liệu bảo là không được cắm trực tiếp 2 que đo của đồng hồ VOM vào nguồn điện (cả AC và DC) khi đo dòng A vì khi đó nó sẽ làm ngắn mạch (gọi là chập điện) gây cháy linh kiện ở thang đo dòng đó. Muốn đo dòng thì bắt buộc phải đấu nối tiếp với 1 tải (ví dụ như bóng đèn hay động cơ điện...), có phải không ạ?
    2. Trường hợp dòng của nguồn điện thấp (ví dụ như pin chỉ có 0,5A) mà mình cắm 2 que đo trực tiếp vào 2 đầu pin rồi để thang đo 2,5A hay 10A thì đồng hồ có hỏng không ạ? Theo mình hiểu thi đương nhiên là cái linh kiện ở thang đo nó sẽ bị nóng lên, nếu để lâu thì sẽ cháy, đúng không ạ?
    3. Nếu công suất của tải nhỏ (ví dụ nguồn cấp tổ ong có thể cấp ra DC 12V 30A) cắm vào 1 mô tơ ghi thông tin trên nhãn là 12V 0,3A, tức là công suất P=12x0,3=3,6W. Mình muốn hỏi là khi đo đồng hồ VOM nó sẽ hiển thị ra là 30A hay 0,3A? Theo mình hiểu nó sẽ hiển thị ra giá trị 0,3A (tức là giá trị dòng sử dụng bởi tải) có đúng không ạ? Vậy khi để đồng hồ ở thang đo 2,5A hay 10A thì đồng hồ sẽ đo ok và không hỏng đúng không ạ?
    4. Ngược lại nếu công suất của tải lớn (ví dụ mô tơ 775 12V nó chạy ăn đến hơn 150W tương đương với 150/12=12,5A, nguồn 30A vẫn cấp ok), vậy nếu đo với thang đo 2,5A hay kể cả 10A thì đồng hồ sẽ hỏng ngay, có đúng không ạ? Nếu muốn đo được thì phải lắp 1 con điện trở song song với tải để giảm dòng, điều này đúng không ạ? Nếu đúng thì sử dụng điện trở có giá trị như thế nào với trường hợp trên ạ?

    Cám ơn anh em đã đọc và giải đáp!

  • #2
    1. Đúng, vì ampe kế có điện trở rất nhỏ, nếu cắm trực tiếp vào nguồn áp thì sẽ có dòng điện rất lớn chạy qua.

    2. Về nguyên tắc thì dòng điện nhỏ hơn thang đo thì không làm cháy đồng hồ được, trừ khi đồ dỏm. Như trường hợp cục pin có dòng nhỏ thì không làm hư đồng hồ mà làm hư pin, có thể nổ pin.

    3. Đúng, đồng hồ sẽ hiển thị dòng tiêu thụ của tải.

    4. Nếu dòng lớn gấp vài lần thang đo, cắm vào rút ra ngay thì có thể đồng hồ chưa bị đứt. Nếu chỉ lớn hơn vài chục% đồng hồ tốt có thể chịu đựng trong thời gian dài, tất nhiên kim sẽ vọt lố hoặc hiện chữ OL.

    Muốn mở rộng thang đo phải biết được điện trở nội của ampe kế. Thí dụ mắc điện trở shunt song song có giá trị bằng với điện trở của ampe kế thì dòng tải sẽ bị chia đôi, một nửa qua ampe kế và một nửa qua điện trở shunt song song. Như vậy đồng hồ 10A có thể đo được tải 20A. Số đọc được trên đồng hồ phải nhân 2 để ra được dòng tải.

    Nếu dùng điện trở có giá trị bằng 1/2 điện trở của ampe kế, thì dòng qua trở shunt lớn gấp đôi dòng qua ampe kế. Dòng qua tải sẽ bị chia làm 3 phần: 2/3 qua điện trở shunt và 1/3 qua ampe kế. Ampe kế loại 10A có thể đo được tải 30A. Số đọc được trên ampe kế phải nhân cho 3. Tương tự như vậy mà tính ra các trường hợp khác.

    Trường hợp không biết điện trở nội của ampe kế là bao nhiêu thì cứ mắc song song đại 1 điện trở shunt nào đó, rồi so sánh chỉ số lúc trước và sau khi gắn điện trở. Thí dụ lúc đầu đo được 6A, sau khi gắn điện trở shunt thì nó chỉ số 1,5. Như vậy là thang đo được mở rộng gấp 4 lần.

    Còn 1 cách đo dòng nữa là dùng điện trở nhỏ (khoảng 0,1 ôm) mắc nối tiếp với tải , dùng vôn kế đo điện thế trên trở rồi tính ra dòng tải I=U/R. Chọn điện trở sao cho sụt áp ít thôi, và CS điện trở phải đủ to để không bị cháy.
    sau.ph

    Comment


    • #3
      Dòng điện được sinh ra khi có tải mắc vào nguồn điện,
      Đồng hồ VOM loại bác nói là loại dùng dây để đo nối tiếp với tải, nên khi đo dòng phải mắc nối tiếp với tải và phép đo phải trong phạm vi cho phép là 2,5A hoặc 10A vượt quá tất nhiên sẽ gây hỏng thiết bị đo.
      Bác có thể dùng loại VOM kìm, loại này có thể đo hàng trăm hàng nghìn A mà không cần đụng chạm tới tải hoặc dây dẫn, cách đo chỉ cần kẹp vào dây cần đo, ít nguy hiểm hơn cái VOM trên của bác nếu đo điện áp lớn.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi TeppiVN Xem bài viết
        Mình là dân IT chuyên về phần mềm, giờ chuyển sân thích vọc vạch điện đóm, điện tử, mạch miếc và đang học lại kiến thức vật lý cơ bản nên có gì hỏi ngô nghê mong anh em đừng cười. Mình có một số câu hỏi sau, mong anh em chỉ giáo giải đáp cho ạ.

        1. Mình thấy nhiều tài liệu bảo là không được cắm trực tiếp 2 que đo của đồng hồ VOM vào nguồn điện (cả AC và DC) khi đo dòng A vì khi đó nó sẽ làm ngắn mạch (gọi là chập điện) gây cháy linh kiện ở thang đo dòng đó. Muốn đo dòng thì bắt buộc phải đấu nối tiếp với 1 tải (ví dụ như bóng đèn hay động cơ điện...), có phải không ạ?
        2. Trường hợp dòng của nguồn điện thấp (ví dụ như pin chỉ có 0,5A) mà mình cắm 2 que đo trực tiếp vào 2 đầu pin rồi để thang đo 2,5A hay 10A thì đồng hồ có hỏng không ạ? Theo mình hiểu thi đương nhiên là cái linh kiện ở thang đo nó sẽ bị nóng lên, nếu để lâu thì sẽ cháy, đúng không ạ?
        3. Nếu công suất của tải nhỏ (ví dụ nguồn cấp tổ ong có thể cấp ra DC 12V 30A) cắm vào 1 mô tơ ghi thông tin trên nhãn là 12V 0,3A, tức là công suất P=12x0,3=3,6W. Mình muốn hỏi là khi đo đồng hồ VOM nó sẽ hiển thị ra là 30A hay 0,3A? Theo mình hiểu nó sẽ hiển thị ra giá trị 0,3A (tức là giá trị dòng sử dụng bởi tải) có đúng không ạ? Vậy khi để đồng hồ ở thang đo 2,5A hay 10A thì đồng hồ sẽ đo ok và không hỏng đúng không ạ?
        4. Ngược lại nếu công suất của tải lớn (ví dụ mô tơ 775 12V nó chạy ăn đến hơn 150W tương đương với 150/12=12,5A, nguồn 30A vẫn cấp ok), vậy nếu đo với thang đo 2,5A hay kể cả 10A thì đồng hồ sẽ hỏng ngay, có đúng không ạ? Nếu muốn đo được thì phải lắp 1 con điện trở song song với tải để giảm dòng, điều này đúng không ạ? Nếu đúng thì sử dụng điện trở có giá trị như thế nào với trường hợp trên ạ?

        Cám ơn anh em đã đọc và giải đáp!
        1. Dĩ nhiên vì thang đo A có điện trở rất nhỏ, khi gắn trực tiếp vào nguồn điện có khả năng cấp dòng cao hơn mức chịu đựng của đồng hồ thì I = U/R sẽ rất lớn phá hỏng đồng hồ.
        2. Không sao và không có gì trong đồng hồ nóng quá mức cả vì nó nằm trong phạm vi cho phép.
        3. Dĩ nhiên hiển thị 0.3A (là dòng chạy qua tải lẫn đồng hồ - khi mắc nối tiếp thì dòng điện chạy qua các thành phần là như nhau), dĩ nhiên để thang 2.5A hay 10A thì đến mùa quýt năm sau nó cũng chưa hỏng.
        4. Khả năng là có hỏng, Nếu muốn đo thì lắp điện trở SONG SONG VỚI ĐỒNG HỒ, còn lắp song song với tải chỉ làm dòng tăng thêm thôi. VD để thang 10A thì ta sẽ cho 6.25A (1 nửa dòng tải) đi qua đồng hồ và 6.25A đi qua điện trở, giá trị được được sẽ nhân 2 lên, còn trị số điện trở ngoài đúng bằng trị số điện trở giữa 2 dây đồng hồ (2 dây đồng hồ ở thang A chính là 2 đầu điện trở bên trong).
        Nếu để thang 2.5A thì ta lấy 12.5A chia cho 2.5 được 5, ta sẽ cho 4 phần dòng tải đi qua điện trở, 1 phần dòng tải đi qua đồng hồ, giá trị đo được sẽ nhân 5 lần lên, trị số điện trở ngoài bằng 1/4 trị số điện trở trong đồng hồ.

        Comment


        • #5
          Vâng cảm ơn anh em đã giải đáp. Giờ thì mình hiểu hoàn toàn rồi ạ. Chả trách hồi trước ngu ngơ lơ mơ cắm 2 que đo vào cái nguồn tổ ong, ngửi thấy khét khét ở đồng hồ mà chả hiểu tại sao? May mà cái đồng hồ nó cũng ít xèng.

          Comment


          • #6
            Nếu để ở nấc đo dòng mà cả hai que cắm vào 2 dây nguồn ( nếu nguồn nhỏ, Ampe nhỏ thì chưa cháy được, nhưng dòng trên 1A nổ như pháo luôn tung hết đồng trong mạch in) tóm lại đo dòng là đấu nối tiếp với phụ tải. Chỉ số đo được là dòng của nguồn (kiến thức phổ thông mà bạn. Đo áp đấu// đo dòng đấu nối tiếp
            Đời là một chiếc bậc thang Sự học là một quyển vở không trang cuối cùng

            Comment

            Về tác giả

            Collapse

            TeppiVN Tìm hiểu thêm về TeppiVN

            Bài viết mới nhất

            Collapse

            Đang tải...
            X