Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Vấn đề công suất của điện trở mắc nối tiếp hoặc song song

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết

    bạn có hiểu thế nào là công suất của điện trở không và ta dùng cái công suất của điện trở để làm gì không ?
    Theo mình hiểu thì công suất ghi trên điện trở là giá trị chịu được của (điện áp và dòng tương ứng với điện áp) đi qua điện trở đó. Với điện áp lớn thì dòng sẽ phải nhỏ thì điện trở mới không cháy hỏng. Còn dùng cái công suất của điện trở làm gì thì mình chưa hiểu lắm.
    Tóm lại bạn tính giúp mình (giải thích bằng công thức tính toán toán học) với bài toán là mình có 3 con điện trở 250 ohm có công suất ghi trên nó là 1W thì khi ghép nối tiếp hoặc song song thì giá trị công suất tổng của 3 con điện trở đó là bao nhiêu (theo ý kiến của bạn thì vẫn là 1W), bạn chứng minh và giải thích giúp mình điều này được không?

    Tất nhiên mình hiểu là dòng điện đi qua điện trở sẽ bị tiêu thụ bởi bản thân điện trở (điện trở sẽ nóng lên toả nhiệt "hao phí điện" và cái này được gọi là công suất tiêu thụ của điện trở) và nếu cứ tăng điện áp hoặc dòng điện lên thì điện trở càng nóng tới mức giới hạn công suất chịu đựng của nó thì điện trở sẽ cháy hỏng. Tuy nhiên cái mình không rõ là lắp các điện trở nối tiếp thì rõ ràng giá trị điện trở tổng tăng lên (Rtổng=R1+R2+...Rn) mà dòng điện hay điện áp không đổi thì công suất tổng cũng sẽ phải tăng lên chứ?

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
      Bác Quocthaibmt có ý là, khi dùng điện trở thì có 2 loại công suất, đó là công suất thực của trở trong mạch điện ( công suất tiêu tán dưới dạng nhiệt phát sinh của chúng) và công suất biểu kiến danh định của trở ( công suất trở).
      Mình chỉ quan tâm tới công suất biểu kiến danh định của điện trở thôi ạ. Ý mình là nếu mình ghép (ví dụ 4 con điện trở 1W "danh định") nối tiếp với nhau thì công suất tổng P (danh định) của cả 4 con là 4W hay 1W (theo lời bạn quocthai đã nói ở trên) ạ?

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi TeppiVN Xem bài viết

        Bạn có thể cho 1 ví dụ tại sao lắp các điện trở nối tiếp thì công suất nó vẫn giữ nguyên (như bạn đã nói ở trên) trong khi điện trở thay đổi?
        Mình có thử lấy ví dụ mình có 3 điện trở 250 ohm công suất 1W (tổng trở sẽ là 750 ohm). Điện áp vào 12V. Vậy dòng (ở các R nối tiếp) sẽ bằng nhau và bằng 12/750=0.016A. Suy ra công suất của từng trở sẽ là 0.016x0.016x250=0.064W. Và 3 con sẽ có tổng công suất là 0,192W (vì IxIxR) 0.016x0.016x750=0,192W (tức là tăng gấp 3).
        Cứ ví dụ thế này thì càng vd càng sai , trên thân nó ghi 1w thì nó làm việc tốt ở <1w trên mức đó thì nó nóng lên dẫn đến nứt , đứt cháy.... có mạch có thông số thì mới chọn cs điện trở an toàn cháy nổ .
        Thế nên theo bạn hỏi nt thì câu trả lời là 1w là đúng bài .

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết

          Cứ ví dụ thế này thì càng vd càng sai , trên thân nó ghi 1w thì nó làm việc tốt ở <1w trên mức đó thì nó nóng lên dẫn đến nứt , đứt cháy.... có mạch có thông số thì mới chọn cs điện trở an toàn cháy nổ .
          Thế nên theo bạn hỏi nt thì câu trả lời là 1w là đúng bài .
          Nhưng tại sao tổng công suất (danh định) của 3 con 1W nối tiếp lại là 1W mà không phải là 3W ạ? Bạn tính giúp mình với một ví dụ cụ thể được không? Chứ còn thực tế thì nếu dùng điện trở trong mạch thì mình phải tính chọn con có công suất cao hơn (ví dụ công suất tính là 0,5W thì mình phải dùng trở 1W) để không bị cháy, cái này thì mình hiểu. Chỉ có cái là giả sử mình có 3 con điện trở có công suất tối đa chịu được 1W thì công suất tối đa (khi mắc nối tiếp) của cả ba con đó là bao nhiêu (vẫn là 1W hay 3W) ạ?

          Comment


          • #20
            Ghép nối tiếp 3 con 1w lại thì cs tối đa có thể tới 10w còn cháy đứt trong bao lâu thì chưa biết ở đây là quy tắc an toàn thiết kế mạch đó chứ hiểu như bạn thì mạch có con trở 300 R 3w bạn không có nên lấy 3 con 100R 1w đấu nối tiếp à . Theo quy tắc an toàn thì con đầu tiên chỉ ghánh 1w thì lấy cs dư ở đâu để con thứ 2,3 ghánh .

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi TeppiVN Xem bài viết

              Theo mình hiểu thì công suất ghi trên điện trở là giá trị chịu được của (điện áp và dòng tương ứng với điện áp) đi qua điện trở đó. Với điện áp lớn thì dòng sẽ phải nhỏ thì điện trở mới không cháy hỏng. Còn dùng cái công suất của điện trở làm gì thì mình chưa hiểu lắm.
              Tóm lại bạn tính giúp mình (giải thích bằng công thức tính toán toán học) với bài toán là mình có 3 con điện trở 250 ohm có công suất ghi trên nó là 1W thì khi ghép nối tiếp hoặc song song thì giá trị công suất tổng của 3 con điện trở đó là bao nhiêu (theo ý kiến của bạn thì vẫn là 1W), bạn chứng minh và giải thích giúp mình điều này được không?

              Tất nhiên mình hiểu là dòng điện đi qua điện trở sẽ bị tiêu thụ bởi bản thân điện trở (điện trở sẽ nóng lên toả nhiệt "hao phí điện" và cái này được gọi là công suất tiêu thụ của điện trở) và nếu cứ tăng điện áp hoặc dòng điện lên thì điện trở càng nóng tới mức giới hạn công suất chịu đựng của nó thì điện trở sẽ cháy hỏng. Tuy nhiên cái mình không rõ là lắp các điện trở nối tiếp thì rõ ràng giá trị điện trở tổng tăng lên (Rtổng=R1+R2+...Rn) mà dòng điện hay điện áp không đổi thì công suất tổng cũng sẽ phải tăng lên chứ?
              vấn đề là có thể bạn chưa học qua môn này , hoặc bạn có học nhưng chưa hiểu cặn kẽ vấn đề về ĐIỆN TRỞ , vì vậy bạn đã nhầm lẫn giữa điện trở trong mạch và điện trở tải , tất cả các bài viết và tính toán của bạn ở mục này đều là cách suy nghĩ về ĐIỆN TRỞ TẢI hay nói chính xác là TẢI THUẦN ĐIỆN TRỞ như là cái bóng điện , cái dây mayso nung nóng v.v, vì thế bạn chưa hiểu gì về điện trở trong mạch điện .nói gọn là khi tính giá trị công suất điện trở của mạch điện thì ta dựa trên dòng điện đi qua nó (điện trở) để cấp cho tải và điện áp trên tải , bạn nhớ là điện áp trên tải chứ không phải điện áp nguồn cung cấp nhé . Hy vọng là bạn sẽ hiểu ra được điều này .

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết
                Ghép nối tiếp 3 con 1w lại thì cs tối đa có thể tới 10w còn cháy đứt trong bao lâu thì chưa biết ở đây là quy tắc an toàn thiết kế mạch đó chứ hiểu như bạn thì mạch có con trở 300 R 3w bạn không có nên lấy 3 con 100R 1w đấu nối tiếp à . Theo quy tắc an toàn thì con đầu tiên chỉ ghánh 1w thì lấy cs dư ở đâu để con thứ 2,3 ghánh .
                Bạn có thể chứng minh cho mình hiểu bằng ví dụ cụ thể được không ? Giả sử mình đưa một điện áp (dòng điện tương ứng) có VxI=P cao hơn với giá trị chịu đựng của 1 điện trở là 1W (với 1 điện trở 1W thì sẽ cháy) vào 3 con điện trở 1W mắc nối tiếp với nhau thì 3 con này có cháy không và tại sao?

                Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết

                vấn đề là có thể bạn chưa học qua môn này , hoặc bạn có học nhưng chưa hiểu cặn kẽ vấn đề về ĐIỆN TRỞ , vì vậy bạn đã nhầm lẫn giữa điện trở trong mạch và điện trở tải , tất cả các bài viết và tính toán của bạn ở mục này đều là cách suy nghĩ về ĐIỆN TRỞ TẢI hay nói chính xác là TẢI THUẦN ĐIỆN TRỞ như là cái bóng điện , cái dây mayso nung nóng v.v, vì thế bạn chưa hiểu gì về điện trở trong mạch điện .nói gọn là khi tính giá trị công suất điện trở của mạch điện thì ta dựa trên dòng điện đi qua nó (điện trở) để cấp cho tải và điện áp trên tải , bạn nhớ là điện áp trên tải chứ không phải điện áp nguồn cung cấp nhé . Hy vọng là bạn sẽ hiểu ra được điều này .
                Đúng là mình là newbie (mình là dân IT chuyên về công nghệ thông tin) đang tìm hiểu (tự mình tìm hiểu, đọc sách, tham khảo trên mạng chứ không được học chính quy căn bản từ A->Z theo giáo trình được thầy dạy như những người khác). Đúng là mình chưa hiểu cặn kẽ (vì hiểu rồi thì lên đây hỏi làm gì ạ). Tóm lại, bạn với bạn tuyennhan giải thích rất "lòng vòng" và khó hiểu (giống kiểu "Ông sai rồi", nhưng tại sao sai thì "tự tìm hiểu đi") ạ. Nghe hơi giống người dân đi làm thủ tục "hành là chính" ấy ạ.

                Mình chỉ muốn hỏi là với 4 con điện trở có công suất mô tả trên nó là 1W (công suất danh định và không phải công suất khi lắp liếc gì vào mạch, bạn đừng đề cập tới mạch hay tải tiếc gì cả nhé) ,nếu lắp nối tiếp 4 con thì :
                - Khi đo điện trở tổng (điện trở đo bằng VOM không đấu vào mạch miếc gì cả) có đúng là tổng giá trị của 4 con hay không?
                - Với giá trị đo được của điện trở 4 con như thế thì công suất của cả 4 con điện trở mắc nối tiếp hay song song nó sẽ tăng lên hay giữ nguyên và giá trị công suất chịu đựng của cả 4 con 1W này chính xác là bao nhiêu W (tính toán bằng các tính toán toán học ạ).

                Xin cảm ơn anh em và hai bạn.

                Comment


                • #23
                  Thí dụ 3 điện trở giống nhau cho nó đơn giản. Mỗi con 1 ôm/ 1W thì chịu được áp tối đa là 1V, dòng tối đa là 1A.

                  Mắc song song 3 con với nhau thì được điện trở tương đương 0,33ôm/3W . Áp tối đa vẫn là 1V, dòng tối đa 3A.

                  Mắc nối tiếp với nhau thì được điện trở tương đương 3ôm/3W. Áp tối đa 3V, dòng tối đa 1A.

                  (Thường thì mình chỉ cho công suất điện trở < 1/2 max thôi, tức là dòng và áp khoảng 70%)
                  sau.ph

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi TeppiVN Xem bài viết

                    Hình như có gì đó sai sai...1W sẽ rơi trên con có trị số nhỏ nhất là 250ohm -> U=sqrt(P*R) mới đúng chứ nhỉ? Với R=250ohm thì điện áp hoạt động của nó < U=sqrt(1*250)=15V.
                    Hehe gõ lộn

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                      Thí dụ 3 điện trở giống nhau cho nó đơn giản. Mỗi con 1 ôm/ 1W thì chịu được áp tối đa là 1V, dòng tối đa là 1A.

                      Mắc song song 3 con với nhau thì được điện trở tương đương 0,33ôm/3W . Áp tối đa vẫn là 1V, dòng tối đa 3A.

                      Mắc nối tiếp với nhau thì được điện trở tương đương 3ôm/3W. Áp tối đa 3V, dòng tối đa 1A.

                      (Thường thì mình chỉ cho công suất điện trở < 1/2 max thôi, tức là dòng và áp khoảng 70%)
                      Cám ơn bạn. Mình hiểu hoàn toàn rồi. Ý mình đúng như bạn nói là lấy cái điện áp tối đa (hay dòng tối đa) mà con 1 con điện trở 1W chịu được đem áp vào 3 con 1W lắp nối tiếp hay song song thì công suất nó tăng lên hay giữ nguyên (nếu đấu vào con 1W thì sẽ cháy). Ví dụ mình cần 1 điện trở 3W mà trong tay mình chỉ có các điện trở 1W thì có tạo ra được điện trở có công suất 3W không? Như bạn quocthai ở trên có nói là nếu lắp 3 con 1W nối tiếp thì công suất của cả 3 con cộng lại vẫn chỉ là 1W nên mình mới thấy khó hiểu vì nó sai khác với những gì mình tìm hiểu (ở rất nhiều site, clip, và mô tả ở trên sách..) ạ. Vậy người ta đấu nối tiếp các điện trở với nhau ngoài việc làm tăng điện trở (tổ tốn điện vô ích) thì có gì hữu ích khác không?

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi TeppiVN Xem bài viết

                        Theo như bạn tính toán thì có lắp 4 con điện trở (250, 470, 1000, 2000) 1W cho tải có công suất 3W cả theo hình thức nối tiếp hay song song đều sẽ gây cháy điện trở mặc dù công suất có tăng. Muốn có công suất 4W thì phải lắp 4 con giống nhau.
                        Đúng rồi bạn, có thể là mắc hỗn hợp sẽ được nhưng tính toán nhức đầu lắm

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết

                          Đúng rồi bạn, có thể là mắc hỗn hợp sẽ được nhưng tính toán nhức đầu lắm
                          Cho nên nếu đấu trở để lấy công suất thì cứ lấy các con có trị số giống nhau là dễ nhất phải không ạ?

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết
                            Ghép nối tiếp 3 con 1w lại thì cs tối đa có thể tới 10w còn cháy đứt trong bao lâu thì chưa biết ở đây là quy tắc an toàn thiết kế mạch đó chứ hiểu như bạn thì mạch có con trở 300 R 3w bạn không có nên lấy 3 con 100R 1w đấu nối tiếp à . Theo quy tắc an toàn thì con đầu tiên chỉ ghánh 1w thì lấy cs dư ở đâu để con thứ 2,3 ghánh .
                            Đúng như vậy, thậm chí nhiều lúc người ta còn chủ động thiết kế như vậy chứ không phải là không có trở đúng trị số, thường thấy trong nguồn xung:
                            Click image for larger version

Name:	top258.PNG
Views:	9708
Size:	130.6 KB
ID:	1710982

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi TeppiVN Xem bài viết

                              Bạn có thể chứng minh cho mình hiểu bằng ví dụ cụ thể được không ? Giả sử mình đưa một điện áp (dòng điện tương ứng) có VxI=P cao hơn với giá trị chịu đựng của 1 điện trở là 1W (với 1 điện trở 1W thì sẽ cháy) vào 3 con điện trở 1W mắc nối tiếp với nhau thì 3 con này có cháy không và tại sao?



                              Đúng là mình là newbie (mình là dân IT chuyên về công nghệ thông tin) đang tìm hiểu (tự mình tìm hiểu, đọc sách, tham khảo trên mạng chứ không được học chính quy căn bản từ A->Z theo giáo trình được thầy dạy như những người khác). Đúng là mình chưa hiểu cặn kẽ (vì hiểu rồi thì lên đây hỏi làm gì ạ). Tóm lại, bạn với bạn tuyennhan giải thích rất "lòng vòng" và khó hiểu (giống kiểu "Ông sai rồi", nhưng tại sao sai thì "tự tìm hiểu đi") ạ. Nghe hơi giống người dân đi làm thủ tục "hành là chính" ấy ạ.

                              Mình chỉ muốn hỏi là với 4 con điện trở có công suất mô tả trên nó là 1W (công suất danh định và không phải công suất khi lắp liếc gì vào mạch, bạn đừng đề cập tới mạch hay tải tiếc gì cả nhé) ,nếu lắp nối tiếp 4 con thì :
                              - Khi đo điện trở tổng (điện trở đo bằng VOM không đấu vào mạch miếc gì cả) có đúng là tổng giá trị của 4 con hay không?
                              - Với giá trị đo được của điện trở 4 con như thế thì công suất của cả 4 con điện trở mắc nối tiếp hay song song nó sẽ tăng lên hay giữ nguyên và giá trị công suất chịu đựng của cả 4 con 1W này chính xác là bao nhiêu W (tính toán bằng các tính toán toán học ạ).

                              Xin cảm ơn anh em và hai bạn.
                              ui giời , tôi và ông tuyennhan giải thích rất "lòng vòng" thì cũng đến bó tay với bạn luôn . , bạn hãy đi vào thực tế , lắp ráp rồi cân đo sẽ biết thôi . và có một công thức là HÃY ĐÚNG TỪ ĐẦU THÌ KẾT QUẢ MAY RA MỚI ĐÚNG .
                              con câu cuối thế này với 4 con trở mà không lắp vào mạch miếc gì cả thì nó chỉ là , tổng R mắc nối tiếp =R x4, mắc song song thì = R/4 , còn công suất =0w . ./.

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết

                                Đúng như vậy, thậm chí nhiều lúc người ta còn chủ động thiết kế như vậy chứ không phải là không có trở đúng trị số, thường thấy trong nguồn xung:
                                Click image for larger version

Name:	top258.PNG
Views:	9708
Size:	130.6 KB
ID:	1710982
                                Vậy đúng như bạn trthnguyen đã mô tả thì nếu cần điện trở có trị số và công suất cao hơn mà trong tay chỉ có điện trở có trị số và công suất thấp hơn thì có thể đấu ghép (nối tiếp, song song hoặc hỗn hợp). Nhưng người ta chủ động (cố tình) thiết kế như vậy trong mạch ngoài việc đạt trị số cần dùng và công suất tăng hơn so với nhu cầu sử dụng (ví dụ đoạn mạch qua trở đó chỉ cần 1 điện trở có công suất 2W là chịu được, người ta vẫn đặt vào đó 2 con 1,5W) thì có lý do nào khác không ạ? Mình có hiểu lờ mờ thì nó sẽ an toàn hơn cho đoạn mạch sau trở và ít nóng hơn...

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                TeppiVN Tìm hiểu thêm về TeppiVN

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X