Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Pin Li-FePO4 (pin sắt) rất dể hỏng! Các biện pháp ngăn ngừa.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Cám ơn bác chinhnguyen nhiều cách này giống khi xưa mình phân loại pin Nicad cũ theo dòng sạc để sạc riêng từng nhóm . Để có nguồn pin dùng ổn định như ắc quy chỉ không lo 1 cell trong chuỗi tăng áp phá chuỗi em nghĩ phải có mạch ổn áp cho từng cell không vượt quá volt ngưỡng đặt trước mà cách này chỉ dễ khi sạc lẻ còn trong chuỗi thì khó . Phân áp bằng điện trở như cho tụ thì không tác dụng trở cháy ngay , dùng zenner thì bứt do quá dòng xả qua mối nối chán quá hiện giờ em chưa nghĩ ra cách nào khá hơn .

    Comment


    • #32
      Bốn chấm ko rùi các chú dùng vdk đi ạ. 100 cái seo thì dùng cái bax có 100 cuộn thứ cấp lấy nguồn độc lập nạp cho từng seo. Tất cả được điều khiển bằng 1 con chíp tốc độ cao và vài con ic mở rộng chân dạng nối tiếp muốn ra bao nhiu cổng cũng được. Thế là xong chứ cháu thấy làm như các chú rắc rối quá có khi chưa thành công người ta đã ra công nghệ pin mới thay thế rùi ấy ạ...

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi mèomướp Xem bài viết
        Bốn chấm ko rùi các chú dùng vdk đi ạ. 100 cái seo thì dùng cái bax có 100 cuộn thứ cấp lấy nguồn độc lập nạp cho từng seo. Tất cả được điều khiển bằng 1 con chíp tốc độ cao và vài con ic mở rộng chân dạng nối tiếp muốn ra bao nhiu cổng cũng được. Thế là xong chứ cháu thấy làm như các chú rắc rối quá có khi chưa thành công người ta đã ra công nghệ pin mới thay thế rùi ấy ạ...
        Nói dễ không , dùng cell rời vì rẻ đấu thành cụm rồi nối tiếp vài cụm cho đù v rồi bỏ vào cái hộp ban đầu đựng ắc quy chì thì sạc và bảo vệ cell như thế nào cho tiện và ổn định trong 1 thời gian như dùng ắc quy chì thì mèo bày cho mình với . Dùng pack 12-24-48 thì chỉ cần chế cái hộp đựng còn bộ sạc thì dễ tính hơn nhưng lại đắt .

        Comment


        • #34
          Nguyên văn bởi chinhnguyen9 Xem bài viết
          con FET va con trở 62ohm bypass chỉ hoạt động khi điện áp của string nào vươt ngưỡng thiết đinh bên trong con IC balancer( 3.65Vcho pin 3.2V và 4.5V cho pin 3.7V) nó phông thể hoạt động ngăn chặn sớm vì thiết kế phần cứng là như thế, string này đâu biết string kia cao hon hay thấp hơn mà ngăn chặn trước!
          nó dùng để cân bặng khi sạt không phài dùng cho khi xã .
          Nhung tôi xin nhấn mạnh: khi balance IC kích hoat dòng rẽ qua mạch py-pass là 60mA so với dòng sạt 3000mA thì nghĩ lý gì? lại nữa lúc này tốc đô tăng điện áp rất nhanh có thể quan sát và tính bằng giây chứ không tính bằng phút, cho dù dòng cân bằng manh gấp 16 lần là 1000mA thì cũng không thể kìm hãm được việc sạt quá áp trên string này tôi chứng kiến tận mắt 3 lần tình huống này rồi.nên kha bức xuc và phát biểu
          " mạch cân bàng thụ động là vô tích sự! VÔ NGHĨA!"
          Theo quan điểm cá nhân bqviet thì các loại mạch cân bằng nếu dùng, bất kể top-balancer hay bottom-balancer, phải dùng loại thật tốt của hãng danh tiếng. Hoặc tự chế cẩn thận từ linh kiện chính hãng. Nếu không thì đừng dùng ngay từ đầu kẻo "tiền mất tật mang". Đây chỉ là quan điểm cá nhân và cũng là thực tiễn sử dụng cá nhân, không có ý khuyến cáo bất kỳ ai.

          Ví dụ đơn giản nhất là một chiếc MOSFET sự cố chết ngắn mạch. Giả sử nó xả dòng chỉ 30mA liên tục, thì để đó 1 ngày 24 giờ đã đốt mất dung lượng 30 * 24 = 720mAh rồi. Chưa tới 3 ngày để không đã tốn trên 2Ah. Cái cell chẳng mấy chốc sẽ bị xả kiệt.
          Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
            có thể nào là nó cân bằng luôn từ ban đầu khi bắt đầu quá trình sạc, tức mỗi cell 2.8V mà có cell 2.9V thì nó giảm dòng cell dó 60mA luôn. Chả nhẽ nó ráp lộn linh kiện, là 6R20 chứ không phải 620?!
            Đúng rồi, mạch điều khiển thông minh chút thì ngay từ khi có triệu chứng mất cân bằng nó đã phải tác động rồi, không nhất thiết phải để tới sau cùng. Khi thấy cell nào đó điện áp hơi cao hơn là đã phải rẽ bớt một phần dòng tiêu tán trên bypass MOSFET & điện trở chứ không chạy tất cả dòng nạp qua cell đó rồi.
            Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

            Comment


            • #36
              Dạ chú tuyen... muốn làm thì định hướng cũng dễ thôi ạ. Ví dụ chú có 13 seo mắc nối tiếp thành 1 nhánh và có 10 nhánh như vậy mắc song song để có điện áp dc 48v. Tổng cộng có 130 seo thì chú kiếm vài cái bax để tạo ra 130 cái nguồn 5v độc lập ko chung đụng với nhau rồi dùng vdk đóng cắt 130 con fet nạp seo nào đầy thì ngắt. Về con vdk thì nó cần trên chục con ic mở rộng chân cho đủ 130 đóng ngắt fet nạp và 130 chân đóng ngắt 130 fet chuyển mạch để đưa điện áp các seo lần lượt về 1 chân adc để đo điện áp các seo. Thế là xong ạ. Có thể các chú thấy vài trăm đường mạch là nhìu nhưng mà hông thấm vào đâu đâu ạ trên các táp màn hình panel lcd có những con ic mở rộng chân to bằng cái bông tai nhưng nó ra từ vài trăm đến vài nghìn đường ấy ạ...

              Comment


              • #37
                Nguyên văn bởi chinhnguyen9 Xem bài viết
                Nhung tôi xin nhấn mạnh: khi balance IC kích hoat dòng rẽ qua mạch py-pass là 60mA so với dòng sạt 3000mA thì nghĩ lý gì? lại nữa lúc này tốc đô tăng điện áp rất nhanh có thể quan sát và tính bằng giây chứ không tính bằng phút,
                Với pin LiFePo4 thì đúng như bác nói: dòng cân bằng quá nhỏ, khi đầy điện áp cell dễ vọt cao làm hỏng pin.

                Nhưng mạch bác mua là loại dùng cho pin Li-ion, dù over-charge thì điện áp chỉ tăng từ từ chứ không tăng nhanh như LiFePO4. Nên CHỈ CẦN DÒNG CÂN BẰNG RẤT NHỎ CŨNG ĐỦ RỒI.

                Thí dụ: Pin Li-ion khi cạn là 3,2V; khi đầy là 4,2V.

                Mắc nối tiếp 1 cell 1000mAh với 1 cell 2000mAh. Ban đầu cả 2 cel đều cạn (3,2V + 3,2V). Đem nạp với dòng 100mA. 10 giờ sau thì cell nhỏ đầy, cell lớn mới được 50% (4,2V + 3,7V). Cái này thì ai cũng biết rồi.

                Chuyện thú vị bắt đầu từ đây: Cũng 2 cell trên mắc nối tiếp. Nếu ban đầu cả 2 đều đầy (4,2V + 4,2V), đem xả với dòng 100mA. Sau 10 tiếng cell nhỏ sẽ cạn kiệt, cell lớn vẫn còn 50% (3,2V + 3,7V).

                Bây giờ đem nạp với dòng 100mA, thì đúng 10 tiếng đồng hồ sau, cả 2 cell cùng đầy một lúc, không cần mạch cân bằng.

                Thực tế các cell có thể có độ rò rỉ khác nhau, hiệu xuất nạp xả khác nhau... nên sau khi nạp đầy, một cell có thể vọt lố lên 4,23V hoặc 4,24V. Khi đó mạch cân bằng cứ việc nhẩn nha mà xả bớt pin pin bị vọt lố, không cần dòng xả lớn.

                Nếu mạch cân bằng hoạt động ngay từ đầu, nó sẽ xả kiệt cell lớn cho áp bằng cell nhỏ. Trong quá trình nạp lại xảy ra tình trạng cell nhỏ đầy trước giống như trường hợp đầu tiên. Như vậy cân bằng thụ động chỉ nên hoạt động khi pin đầy. Nếu hoạt động sớm chỉ tổ hao pin, và sau đó lại mất cân bằng.
                sau.ph

                Comment


                • #38
                  Nguyên văn bởi mèomướp Xem bài viết
                  Dạ chú tuyen... muốn làm thì định hướng cũng dễ thôi ạ. Ví dụ chú có 13 seo mắc nối tiếp thành 1 nhánh và có 10 nhánh như vậy mắc song song để có điện áp dc 48v. Tổng cộng có 130 seo thì chú kiếm vài cái bax để tạo ra 130 cái nguồn 5v độc lập ko chung đụng với nhau rồi dùng vdk đóng cắt 130 con fet nạp seo nào đầy thì ngắt. Về con vdk thì nó cần trên chục con ic mở rộng chân cho đủ 130 đóng ngắt fet nạp và 130 chân đóng ngắt 130 fet chuyển mạch để đưa điện áp các seo lần lượt về 1 chân adc để đo điện áp các seo. Thế là xong ạ. Có thể các chú thấy vài trăm đường mạch là nhìu nhưng mà hông thấm vào đâu đâu ạ trên các táp màn hình panel lcd có những con ic mở rộng chân to bằng cái bông tai nhưng nó ra từ vài trăm đến vài nghìn đường ấy ạ...
                  Ngồi tính thì dễ làm mới khó , làm rồi có chắc bảo đảm chạy được 1 năm như ắc quy chì không hay chỉ vài bửa là đạp về sửa . Mạch đơn giản mà hiệu quả thì mới hay chứ làm mạch như trên thì càng nhiều cell thì xác suất hư hỏng càng cao .

                  Comment


                  • #39
                    Dạ mạch ấy nó nạp từng seo riêng biệt rùi ấy ạ. Đã dùng vdk thì chỉ ngại là chú viết chương trình sai thôi ạ. Ngồi tính thiết kế chưa bao giờ là đơn giản đâu ạ. Đơn giản mà hiệu quả thì chú dùng ắc qui chì thôi...

                    Comment


                    • #40
                      Chào bạn TML. Dòng cân bằng phải cân đối với dòng sạt. Tôi xem lại trên mang đã có board cân bằng thụ động với dòng cân bằng
                      -->1500mA hình đính kèm là loại 480mA Giảm value, tăng công suất trở và bắt paralell 4 con trở.(có thế mới dùng đươc)
                      Board du ngcho pin 3V2 nha2 S/x Chỉ đổi con chip balancer 6 chân là OK

                      Bạn bqviet nói cũng có lý! nó tốt thì được việc, nó hỏng thì phá pin của mình. Nghĩ đến đấu 1 chùm dây vào bộ pin sao mà ngán ngẩm quá!.
                      Tôi vừa mua 10 viên pin với lời chào bán Cũ Nhật hơn mới Tàu SP đẹp có số seri nhưng đo kiểm dung lượng thì hởi ôi tệ quá! Người ta dùng hết nien hạn mà mình còn có dùng tiếp thì tệ cũng phải!
                      Attached Files

                      Comment


                      • #41
                        Nguyên văn bởi mèomướp Xem bài viết
                        Dạ mạch ấy nó nạp từng seo riêng biệt rùi ấy ạ. Đã dùng vdk thì chỉ ngại là chú viết chương trình sai thôi ạ. Ngồi tính thiết kế chưa bao giờ là đơn giản đâu ạ. Đơn giản mà hiệu quả thì chú dùng ắc qui chì thôi...
                        Thiết kế mà không có tính thực dụng thì dễ hơn có rồi , ắc quy chì thì hư đâu thay đó dễ dàng nay tính thay cell Li fe vào vì dòng áp xả lớn hơn nhưng vì ngăn ngừa vụ tăng áp phá cell mà thiết kế ra cái mạch lùm đùm dây nhợ lại chưa chắc dùng bền nữa thì bỏ không làm cho khỏe .

                        Comment


                        • #42
                          Mình có một cách khá tốt để sạc pin lion cân bằng. Tạo một nguồn xung từ 12v ra 12-16 cặp đầu nguồn 6-7v (quấn số vòng tầm 2/3 đầu vào- lọc qua điốt và tụ). Dòng mỗi đầu chỉ cần dây 0.2-0.3 dòng tầm 2-3a. Mỗi đầu cấp cho một mạch sạc lion. Đầu ra mỗi mạch lại sạc cho 1 cell. Như thế đảm bảo luôn luôn sạc đầy không quá áp riêng từng pin. Cell đầy tự ngắt. Cell chưa vẫn tiếp tục sạc. Chất lượng phụ thuộc vào mạch sạc. Mỗi mạch sạc giá chỉ 10k. Nguồn xung thì góp nhặt mỗi nơi 1 ít. Đã làm ok với pin lithium. Hiện cũng đã có mạch sạc từng cell lifepo4. Còn xả thì buộc phải qua mạch bảo vệ mua riêng!

                          Comment


                          • #43
                            Chú @ tuyen... này sao viết vậy được. Vdk đã nạp từng seo riêng thì là chuẩn theo nhà sản xuất luôn thích nó nạp kiểu gì cũng được sao lại có chuyện ko bền trừ khi chú viết chương trình linh tinh cho nó nạp sai. Cái này nói khó thì ko phải nhưng chú cứ thử thiết kế xem có dễ ko ạ. Chú cứ thiết kế ok đi cháu Thi công thực hiện thì cùng lắm 1 ngày là xong thôi...

                            Comment


                            • #44
                              Nguyên văn bởi mèomướp Xem bài viết
                              Chú @ tuyen... này sao viết vậy được. Vdk đã nạp từng seo riêng thì là chuẩn theo nhà sản xuất luôn thích nó nạp kiểu gì cũng được sao lại có chuyện ko bền trừ khi chú viết chương trình linh tinh cho nó nạp sai. Cái này nói khó thì ko phải nhưng chú cứ thử thiết kế xem có dễ ko ạ. Chú cứ thiết kế ok đi cháu Thi công thực hiện thì cùng lắm 1 ngày là xong thôi...
                              Mèo hiểu sai ý mình rồi với mình thiết kế thi công không phải chuyện khó mà là vấn đề sau đó . Cho dù có mạch sạc điều áp từng cell đi nữa chỉ cần 1 cell hư là đi cả chuỗi mà cell không rõ nguồn gốc bán tràn lan thì có gì bảo đảm nó không hư bất ngờ .

                              Tóm lại sau khi làm xong vừa dùng vừa lo nó hư thì đạp về vì đang thử độ bền mà đâu như thay 4 cái ắc quy chì có thương hiệu vào đó là yên tâm chạy cả năm .

                              Comment


                              • #45
                                Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết

                                Mèo hiểu sai ý mình rồi với mình thiết kế thi công không phải chuyện khó mà là vấn đề sau đó . Cho dù có mạch sạc điều áp từng cell đi nữa chỉ cần 1 cell hư là đi cả chuỗi mà cell không rõ nguồn gốc bán tràn lan thì có gì bảo đảm nó không hư bất ngờ .

                                Tóm lại sau khi làm xong vừa dùng vừa lo nó hư thì đạp về vì đang thử độ bền mà đâu như thay 4 cái ắc quy chì có thương hiệu vào đó là yên tâm chạy cả năm .
                                Đúng là ắc-quy chì lành hơn nhiều: giá cả vừa phải, không hỏng bất chợt, nhiều nơi bán thông dụng, dễ tính khi nạp/xả ... Một khi đã chơi với pin thiết nghĩ điều đầu tiên cân nhắc là tìm mua nguồn hãng tốt như có thể. Ngay cả mua được hàng tốt rồi, pin vẫn là thứ đỏng đảnh cần quan tâm đáng kể. Có chơi có chịu thôi.
                                Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                chinhnguyen9 Tìm hiểu thêm về chinhnguyen9

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X