Nguyên văn bởi nmlinh1987
Xem bài viết
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Pin Li-FePO4 (pin sắt) rất dể hỏng! Các biện pháp ngăn ngừa.
Collapse
X
-
Nguyên văn bởi flacman Xem bài viết
E nói bác lần trước rồi. Bms cân bằng sạc chớ ko có cân bằng xả. Chỉ cân bằng lúc sạc thôi.
Ngắt tải pin nó tự tăng áp từ 2.5 lên 2.7v là chuyện bình thường. Lên 2.7v mà mạch bảo vệ vẫn ko mở trở lại, mới là mạch hay đó bác.
Bác làm ơn tìm đọc nguyên lý hoạt động của mạch Bms và mạch bảo vệ đi.
Ps. Mạch Bms của bác thực chất là tích hợp 2 mạch: cân bằng bms và bảo vệ cell pin.
Comment
-
Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết
Chưa hiểu lắm. Khi có nguồn sạc thì nó sẽ tự đóng lại tải thôi mà.
Comment
-
Nguyên văn bởi nmlinh1987 Xem bài viết
Cảm ơn bác nhiều nhé, đọc comment của bác xong em lại nảy ra 1 ý tưởng trong đầu, đó là em sẽ ngắt mạch cân bằng khi sạc và khi nào xả mới cắm mạch cân bằng vào (chấp nhận không thực hiện xả khi chưa đầy) => không biết đây là tối kiến hay là sáng kiến bác chỉ giùm em.
Mạch BMS của bác e nghĩ bị hư quá. Làm gì có chuyện ngắt xả rồi ngắt cả sạc
- 1 like
Comment
-
Nguyên văn bởi nmlinh1987 Xem bài viết
Thực tế em dùng mạch bms daly khi nó ngắt vì xả sâu thì nó cũng ngăn chặn luôn cả hành động sạc từ khi đó. Chỉ khi nào kích hoạt mạch hoạt động trở lại (đảm bảo các cell đều trên mức điện áp phục hồi và phải kết hợp với thao tác ngắt tải hoàn toàn khỏi bms) thì nó mới cho xả - sạc
- 1 like
Comment
-
Các bác muốn dùng pin ổn thì phải dùng bms có set cắt sạc và cắt xả mới an toàn, khi có bms thì khi sạc chỉ cần mạch ổn dòng là ok vì ta đã set volt trong bms từng cell nên khi đủ điện thì bms cắt ko cho sạc mà nên set 80-90% là ok, mình sử dụng pin 72v 60Ah cho xe điện trong 6t vẫn ok. Dùng lipo hay lifepo4 cũng ok hết quan trọng đầu tư bms kết nối bluetooth qua điện thoại để set là ổn.
Comment
-
Em bỏ nghề lâu rồi nên kiến thức chả còn mấy. Nay có việc phải động vào cái pin lifepo4 này thì gặp vài vấn đề.
Cụ thể là em ghép 4 cell dùng mạch bms Daly rồi đấu // thêm cái mạch active balance 1,2A nữa. Nhưng nó làm việc ko hiệu quả lắm.
Lúc nạp chưa đầy ( khoảng dưới 13,5V) thì các cell chênh áp rất nhỏ (tầm 0,010V). Nhưng khi gần đầy ( áp nạp 13,9V) thì chênh lệch nhiều, từ 0,040V cho đến cả 0,2V. Cụ thể là có cell áp nạp đến cả 3,710V, cell liền kề chỉ có 3,490V mà đèn báo trên board activate balance giữa 2 cell này ko thấy sáng ( nghĩa là ko có hoạt động cân bằng giữa 2 cell)
Lúc xả gần cạn cũng vậy, áp tổng còn dc 11,6V nhưng bms ngắt nguồn do có cell rớt xuống dưới 2,5V trong khi có cell còn cả 3,3V
Ban đầu em nghĩ do nội trở của các cell khác nhau dẫn đến dung lượng cell không đều, nhưng em ko có máy đo nội trở nên ko kiểm chứng dc.
Em tháo ra xả riêng từng viên cho áp về bằng nhau 2,800V rồi đảo vị trí các cell lại ( viên có áp sạc cao vào chỗ viên áp thấp và ngược lại)
Sau đó em sạc lại thì phát hiện sự chênh lệch áp các cell khi sạc đầy vẫn thứ tự y như ban đầu khi chưa đảo cell => lệch áp là do mạch bms với mạch active balance chứ ko phải do bản thân cell pin.
Vào đây tham khảo các bác thì thấy lệch áp vậy nguy hiểm quá
Các bác cho em hỏi bây giờ nên xử lí như nào để cho đảm bảo ổn định lâu dài ạ ? Vì em sẽ đặt ở nghĩa trang cho người quen, ko có thời gian cũng như điều kiện để theo dõi hay điều chỉnh thường xuyên được.
Em đang có 2 hướng xử lý :
- Thứ nhất là đặt áp cấp sạc tối đa chỉ 13,8V, áp xả tối thiểu ở 11,8V. Chấp nhận giảm bớt 1 phần dung lượng để đảm bảo tính ổn định, tránh cho bms bảo vệ ngắt nguồn ko tự reset.
- Thứ hai là mua thêm mạch bảo vệ sạc xả 1S gắn riêng cho từng cell
Riêng trường hợp thứ 2 thì em đang lăn tăn là gắn như vậy thì có ảnh hưởng gì ko? Và chưa biết mạch bảo vệ 1S nào tốt và nên mua ở đâu cho chuẩn.
À quên mất, em dùng cell LifePo4 56A hàng tháo pack mua trên mạng, test thử tải ( bằng đèn led với dòng 2A ) thì vẫn xài được hơn 24h liên tục.
Sạc thì từ panel solar 110W qua cục điều khiển sạc Suoer, dòng sạc tối đa chỉ hơn 7A đôi chút thôi chứ ko cao lắm.
Các bác tư vấn hộ em nên theo hướng nào hoặc có giải pháp tốt hơn thì chỉ giúp em với ạ.
Cám ơn các bác.
Comment
-
Nguyên văn bởi ShiftDelete Xem bài viếtcó cell áp nạp đến cả 3,710V
bms ngắt nguồn do có cell rớt xuống dưới 2,5V
2.5V vẫn là điện áp xả an toàn đối với Li-Fe, sợ gì chứ
Comment
-
Dòng sạc thế là ổn rồi. Không cần dùng giải pháp hạ áp sạc đâu. Bạn lắp cái AB // có thể gây lỗi tự xả.
Hãy thử bộ cân bằng 4s khác, xài duy nhất cũng ok. Nếu muốn thì lắp thêm 4 bộ bảo vệ từng pin, tốn thêm tiền. Với đầu P+ P- đấu vào bộ cân bằng đầu B+ B- đấu vào pin, tức là ta tưởng tượng 1 bộ bảo vệ + 1 pin là thành 1 viên pin mới chỉ có 2 đầu P+ P-. Dưới đây là đề xuất cho bạn và bạn có thể lựa chọn Ampere cho phù hợp.
https://shopee.vn/product/31835279/6...8-1612157744.9
https://shopee.vn/product/35743738/5...8-1612158429.9
- 1 like
Comment
-
Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết
3.7V vẫn là điện áp sạc an toàn đối với Li-Fe, sợ gì chứ
2.5V vẫn là điện áp xả an toàn đối với Li-Fe, sợ gì chứ
Vấn đề của em gặp phải nó như này :
Đầu tiên em đặt áp sạc max là 14,4 áp xả min là 10,8V trên bộ điều khiển sạc Suoer . Tải là đèn led, bật từ 18h đến 5h30, đk qua bộ hẹn giờ.
Sáng ra xem thì thấy cục đk sạc tắt ngúm dù nắng to.
Đo nguồn của pack pin ( ngõ ra sau bms ) cũng ko có, đo trước bms thì thấy áp vẫn hơn 11,6V. Đo từng cell thì thấy có cell còn 3,3V có cell thì chỉ có 2,5V.
Phát hiện ra vấn đề là khi bộ đk sạc Suoer nó ngắt sạc/xả (theo mức min-max mình đặt ) thì sau đó nó vẫn tự mở sạc/xả lại, hệ thống hoạt động tự động ko cần người can thiệp để reset hệ thống
Còn bms Daly ngắt bảo vệ thì ko có nguồn ra, bộ đk sạc ko có nguồn nuôi sẽ ngừng hoạt động. Đến khi có nắng có áp từ panel solar vào cũng ko có áp cấp sạc cho pack pin mà ko có áp sạc cấp vào pack pin thì bms sẽ không mở.
Nghĩa là khi có sự cố ở từng cell pin, bms bảo vệ thì hệ thống sẽ vô dụng và ko tự reset mà phải có người can thiệp vào.
Đau đầu là cái chỗ này, vì em lắp để thắp đèn trên mộ ở nghĩa trang chứ không phải dùng trong nhà, làm gì có người để can thiệp mỗi khi bms ngắt.
Chứ áp của các cell mà đều nhau thì 2,5V hay 3,7V đâu phải là vấn đề, vấn đề là nó bị chênh lệch áp cao quá, cứ tiếp tục như thế thì hệ thống sẽ bị sự cố ngừng hoạt động hoặc hư hỏng.
Cái lo đầu tiên là bms bảo vệ, khi đó xem như cả hệ thống vô dụng cho đến khi có người ra thăm mộ phát hiện và can thiệp. Cái lo thứ hai là theo như bác chinhnguyen9 nói ở #1, có nguy cơ gây hỏng luôn cell pin khi bms hoạt động không tốt. Mà cái bms của e rõ ràng đã kém hiệu quả ở khoản cân bằng điện áp rồi
Comment
-
Nguyên văn bởi tamkythuat Xem bài viếtDòng sạc thế là ổn rồi. Không cần dùng giải pháp hạ áp sạc đâu. Bạn lắp cái AB // có thể gây lỗi tự xả.
Hãy thử bộ cân bằng 4s khác, xài duy nhất cũng ok. Nếu muốn thì lắp thêm 4 bộ bảo vệ từng pin, tốn thêm tiền. Với đầu P+ P- đấu vào bộ cân bằng đầu B+ B- đấu vào pin, tức là ta tưởng tượng 1 bộ bảo vệ + 1 pin là thành 1 viên pin mới chỉ có 2 đầu P+ P-. Dưới đây là đề xuất cho bạn và bạn có thể lựa chọn Ampere cho phù hợp.
https://shopee.vn/product/31835279/6...8-1612157744.9
https://shopee.vn/product/35743738/5...8-1612158429.9
Em không rõ là đấu thêm vào có làm mất tác dụng của bms hay không và ko biết mạch bv nào xài ổn nên mới lên hỏi ý kiến các bác. Chứ cái mạch bảo vệ 1s giá trị chưa bằng 1/10 cái cell pin thì lăn tăn tiền bạc làm gì 😁
Comment
-
Nhiều người ngại dùng BMS không phải vì sợ tốn tiền mua. Mạch BMS rẻ rề, mua sẵn hay tự chế đều được. Người ta lo ngại rằng nếu dùng phải loại BMS thiết kế kém (không có tính chất fail-safe) nhỡ nó trục trặc theo cách nào đó (điều khiển sai và/hoặc cháy MOSFET ...) khi đó BMS lại trở thành thứ trực tiếp hại cell dù chức năng nó sinh ra để bảo vệ.
Li-ion thông thường hầu như bắt buộc phải dùng BMS để cân bằng. Nói "hầu như bắt buộc" bởi vì thực tế nhiều nơi không dùng BMS cũng vẫn không sao. Ví dụ thường gặp nhất là cục pin cho các máy công cụ cầm tay. Pin chính hãng đượng nhiên có. Pin hàng chợ thì ... hên xui, nhiều cục pin bên trong có mạch gọi là bảo vệ xạc xả nhưng thực tế chỉ nối với 2 đầu chuỗi cell chứ không nối các điểm giữa trong chuỗi - tức là không có tính năng cân bằng. Người ta vẫn dùng đầy ngoài kia đó thôi.
LiFePO4 có mạch cân bằng thì tốt, với một số điều kiện khác được đáp ứng thì không có cũng chẳng sao. Không dùng BMS, bộ pin có thể hỏng vì 1 nguồn gây ra là cell kém. Có dùng BMS cân bằng, bộ pin vẫn có thể hỏng vì 1 cell kém, cộng thêm 1 rủi ro nữa là chính mạch cân bằng hỏng. Như vậy dùng BMS cân bằng về nguyên tắc là nguy hiểm hơn rồi. BMS hàng hiệu vẫn có thể có vấn đề. BMS hàng chợ thì ... hên xui. Có một điều chắc chắn là không nơi đâu bán mạch BMS lại đền cho cái cell hỏng gây bởi BMS hỏng hết cả.
Comment
-
Nguyên văn bởi ShiftDelete Xem bài viết
Vấn đề của em gặp phải nó như này :
Đầu tiên em đặt áp sạc max là 14,4 áp xả min là 10,8V trên bộ điều khiển sạc Suoer . Tải là đèn led, bật từ 18h đến 5h30, đk qua bộ hẹn giờ.
Sáng ra xem thì thấy cục đk sạc tắt ngúm dù nắng to.
Đo nguồn của pack pin ( ngõ ra sau bms ) cũng ko có, đo trước bms thì thấy áp vẫn hơn 11,6V. Đo từng cell thì thấy có cell còn 3,3V có cell thì chỉ có 2,5V.
Phát hiện ra vấn đề là khi bộ đk sạc Suoer nó ngắt sạc/xả (theo mức min-max mình đặt ) thì sau đó nó vẫn tự mở sạc/xả lại, hệ thống hoạt động tự động ko cần người can thiệp để reset hệ thống
Còn bms Daly ngắt bảo vệ thì ko có nguồn ra, bộ đk sạc ko có nguồn nuôi sẽ ngừng hoạt động. Đến khi có nắng có áp từ panel solar vào cũng ko có áp cấp sạc cho pack pin mà ko có áp sạc cấp vào pack pin thì bms sẽ không mở.
Nghĩa là khi có sự cố ở từng cell pin, bms bảo vệ thì hệ thống sẽ vô dụng và ko tự reset mà phải có người can thiệp vào.
Đau đầu là cái chỗ này, vì em lắp để thắp đèn trên mộ ở nghĩa trang chứ không phải dùng trong nhà, làm gì có người để can thiệp mỗi khi bms ngắt.
Chứ áp của các cell mà đều nhau thì 2,5V hay 3,7V đâu phải là vấn đề, vấn đề là nó bị chênh lệch áp cao quá, cứ tiếp tục như thế thì hệ thống sẽ bị sự cố ngừng hoạt động hoặc hư hỏng.
Cái lo đầu tiên là bms bảo vệ, khi đó xem như cả hệ thống vô dụng cho đến khi có người ra thăm mộ phát hiện và can thiệp. Cái lo thứ hai là theo như bác chinhnguyen9 nói ở #1, có nguy cơ gây hỏng luôn cell pin khi bms hoạt động không tốt. Mà cái bms của e rõ ràng đã kém hiệu quả ở khoản cân bằng điện áp rồi
Biện pháp đơn giản nhất là bạn nâng cấp dung lượng pin lên thôi, hoặc dùng đèn công suất thấp hơn.
Comment
-
Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viếtVậy làm thế nào để nạp chuỗi cell LiFePO4 an toàn ? thực ra rất đơn giản, dễ dàng hơn cả ắc-quy chì lẫn các loại li-ion khác
1. Đừng mong nạp đầy hẳn từng cell hay cả chuôi cell. Bản chất điện hóa pin khiến chúng không cần và không thích nạp đầy. Vậy đừng nên nạp đầy hẳn.
2. Chỉ cần nạp cell tới 3,45V là đủ. Điện áp cell LiFePO4 rất phẳng
- 3,4V đã đầy trên 90% rồi
- 3,5V coi như đầy gần sát 100%
- Vậy 3,45V là mức vừa phải để bù trừ sai khác giữa dung lượng từng cell trong cả chuỗi, đồng thời từng cell vẫn khá đầy gần 100%; tất nhiên chuỗi cell nạp như vậy không bao giờ đầy hẳn - nhưng như đã đề cập, vài % đầy thêm không nhiều ý nghĩa
https://www.powerstream.com/lithium-...ge-voltage.htm
3. Chỉ cần nạp ổn dòng và theo dõi điện áp cả chuỗi pin. Tính tổng chuỗi cell sao cho mỗi chiếc 3,45V là dừng; cũng có thể tăng tới 3,5V nếu thực sự muốn đầy thêm. Bỏ hẳn giai đoạn absorbtion charge. Nếu dòng nạp đủ nhỏ (dưới C/5, tốt hơn cả là dòng nên nhỏ đâu đó C/12 tới C/7) thì các cell có khả năng tự cân bằng ở mức độ tương đối với nhau. Bằng cách nào đó, cùng một cường độ dòng chảy qua, cell vơi hơn có khả năng "ăn điện" nhiều hơn so với cell gần đầy. Cứ thế cả chuỗi cell, nếu nạp dòng nhỏ và không đầy hẳn, có khả năng hoạt động cùng nhau an toàn mặc dù tình trạng sai lệch chưa cân bằng giữa các cell với nhau vẫn tồn tại.
Trên đây là một số kinh ngiệm đúc kết từ hồi mới dùng LiFePO4 kết hợp với kiến thức góp nhặt từ các diễn đàn xe điện và điện mặt trời. Tuy không nhiều nhưng đủ dùng trong suốt những năm qua, cho tới nay không làm bqv thất vọng lần nào.
Charging LFP (LiFePO4) batteries to 90% SOC, or not — northernarizona-windandsun
Thêm một người nữa thử nạp cell LiFePO4 dung lượng khá lớn, dừng ở các mức điện áp 3,45 3,55 và 3,65V. Kết quả cho thấy từ 3,45 tới 3,65V cell nạp thêm được không đáng kể.
https://www.youtube.com/watch?v=lEW6m-iKH8w
Như vậy thêm bằng chứng nữa cho thấy cách nạp tới 3,65V rồi ngâm ở đó thêm ... không có tác dụng nạp "đầy hẳn" đáng kể - cell đầy thêm rất rất ít (dưới 1%) mà tuổi thọ giảm đi kha khá. Kiểu nạp đó mà nhiều hãng sản xuất khuyến cáo thực tế chỉ có tác dụng tăng doanh số bán hàng, ngoài ra chẳng có ý nghĩa thực tế.
Thực tế sử dụng là : cell chỉ cần nạp tới trên 3,4V chút (đâu đó 3,42 - 3,45) rồi dừng hẳn là được.
- 2 yêu thích
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
bởi bqvietĐấy gọi là cái "điểm gãy" trong đồ thị điện áp - dung lượng còn lại. Dùng điện áp hở cực để xác định sắp hết hoặc gần đầy thì vẫn tạm ổn. Dùng để đo SOC/DOD thì đừng. Ngay cả số km đã đi cũng chả xác định được...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
Hôm qua, 21:36 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi dinhthuong80Vâng, em cũng nghĩ thế khi search được hãng ấy là SRNE, nên em test luôn những cái còn lại, và kết quả đều như nhau.
Nhận thấy kết quả khó chấp nhận, em cũng phân vân có nên mail cho họ để họ thử kiểm tra mã đó không; giữa...-
Channel: Điện tử công suất
Hôm qua, 11:33 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi dinhthuong80Xin cảm ơn bác bqviet luônnhiệt tình cho biết nhiều thông tin quí báu, cảm ơn bạn mèomướp có ví dụ đơn giản và dễ hiểu, cảm ơn tất cả đã bớt chút thời gian quí báu vào đây đọc bài.
Cảm ơn bác nhathung1101 cho thông tin và chúc mừng bác mua được những tấm pin NLMT cực tốt theo...-
Channel: Điện tử công suất
Hôm qua, 11:22 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi mèomướpDạ chú nhat... cứ coi pin mặt trời như 1 cái ắc qui nhìu ngăn mắc nối tiếp ấy ạ. Khi 1 ngăn yếu thì cả cái ắc qui yếu luôn ạ. Nó có nhìu bộ nối tiếp mắc song song nên bị che 1 khoảng nhỏ ảnh hưởng nhìu nhưng chắc ko đến nỗi mất 50% đâu ạ...
-
Channel: Điện tử công suất
Hôm qua, 06:36 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi nhathung1101Nếu nói bị cái lá che sáng mà giảm 50% thì tôi càng không tin, bởi trên vườn tôi mặc kệ ông trời làm vệ sinh.
Tức là lá tự rụng, gió tự dọn. Ai hơi đâu mà leo lên dọn. Nếu phải như thế thì tôi dek thèm lắp làm gì.-
Channel: Điện tử công suất
16-01-2025, 21:44 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi nhathung1101Chả hiểu ý cậu nói gì. Cái diode bypass quan trọng thế ư???
Cái giàn của tôi chả thấy cái diode nào mà vẫn hoạt động hơn 3 năm rồi.
Nhưng nó không có kiểu nối dây với bấm cốt như của cậu.
Tóm lại là tiền nào của nấy, đừng hoang tưởng kỹ thuật hóa. Kẻo ô tô điện đua nhau lắp diode.-
Channel: Điện tử công suất
16-01-2025, 21:31 -
-
Trả lời cho Dùng biến áp tự ngẫu 110V có tốn điện không?bởi nhathung1101Tôi dùng 4 cái điều hòa Fujitsu hàng bãi Nhật, nên phải dùng 4 cục đổi nguồn 220 xuống 100V. Để bật quanh năm, chả thấy bằng bữa bia. Chứ tắt đi là mất mấy bữa luôn.
-
Channel: Điện tử gia dụng
16-01-2025, 21:24 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi bqvietViệc che khuất một phần dẫn tới giảm hiệu suất, thế giới bàn rất nhiều. Đôi khi chỉ cần một chiếc lá nhỏ thôi cũng dẫn tới giảm hiệu suất tệ hại
https://www.motorhomefun.co.uk/forum...-shade.295187/
https://www.solarchoice.net.au/learn/design-g...-
Channel: Điện tử công suất
16-01-2025, 19:52 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi bqvietNhà thơ & nhạc sỹ lâu không bàn chuyện kỹ thuật mà hổm rày chia xẻ dài phết. J/K
Về vụ đo nhiệt độ sai, chắc lô hàng bị sao đó chứ khó có khả năng nhà sản xuất chế tạo chất lượng thấp đến vậy. Bất kể là hàng...-
Channel: Điện tử công suất
16-01-2025, 19:48 -
-
bởi since0501Cảm ơn bác đã chia sẻ, nhưng mình thấy điện áp lúc có tải từ 3.1v nó xuống dưới 3.0 rất nhanh, giai đoạn ~3.2 nó cầm khá lâu, vậy có cách nào để mình phỏng đoán là pin sắp cạn không hay chỉ có thể dựa vào số km đa đi đc sau 1 lần xạc?...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
16-01-2025, 09:03 -
Comment