Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Pin Li-FePO4 (pin sắt) rất dể hỏng! Các biện pháp ngăn ngừa.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #76
    Các bác cho em hỏi ngu tý, nếu em ghép pin lifepo4 hệ 4S2P theo kiểu:
    B1//B2 + B3//B4 + B5//B6 + B7//B8
    trong đó:
    - B1, B3, B5, B7 dung lượng 100Ah
    - B2, B4, B6, B8 dung lượng 90Ah
    thì có vấn đề gì không ạ?

    Và cũng các cell trên so với cách ghép: B1//B3 + B5//B7 + B2//B4 + B6//B8
    thì cách nào tối ưu hơn ạ?

    Comment


    • #77
      Dĩ nhiên là cách đầu tiên OK, cách sau thì bỏ đi, lệch dung lượng nhau

      Comment


      • #78
        Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết
        Dĩ nhiên là cách đầu tiên OK, cách sau thì bỏ đi, lệch dung lượng nhau
        em cảm ơn bác nhiều

        Comment


        • #79
          Con cảm ơn bác chủ topic rất nhiều!

          Comment


          • #80
            Đầu năm chúc mừng năm mới mọi người. Cho mình đào lại topic này do đang có nhu cầu tìm hiểu và nâng cấp. Hiện tại thì m đang dùng ắc quy cho vài mục đích nhỏ nhưng loanh quanh trong nhà: gắn xe đạp điện 48V, gắn 24V để chạy bơm mini, gắn 12V để chơi xe điện trẻ em (xe máy và otô trẻ em). Hiện tại thì m xài bình ắc quy 12Ah hoặc 2 bình 7Ah // nhau thì thấy hơi bất tiện vì khá là nặng và mau hết bình nên muốn nghiên cứu qua dùng pin. Theo tìm hiểu thì pin 18650 và pin sắt 32650 là phổ biến và rẻ nhất rồi. M xem các shop đóng pin đa phần đều đóng theo quy cách 4p7s hoặc tương tự tức là 1 hàng pin // nhau sau đó mới nối tiếp rồi gắn mạch sạc vào. M thắc mắc là cái này có phải do muốn sạc nhanh và tiết kiệm ko? Nhu cầu của mình dùng đa dạng nhưng ko có xài hoài thì ko biết là gắn cả bộ hết thảy vào cùng nhau so với làm từng cụm 12V gồm 4 cell (như hình dưới) thì cái nào tiện hơn. Về sạc thì m có thể dùng ổ cắm hẹn giờ để canh sạc cho tương đối gần đầy thay vì dùng mạch bảo vệ hay ko?
            Attached Files

            Comment


            • #81
              Dung lượng 1 dãy mắc nối tiếp = dung lượng của viên nhỏ nhất trong dãy. Có nghĩa là nếu có 1 viên bị chai thì cả dãy nối tiếp cũng giống như bị chai.

              Vì vậy trước tiên người ta mắc song song nhiều pin. Lỡ có 1 viên bị chai/giảm dung lượng thì vẫn còn những viên kia bù lại. Sau đó mắc mới mắc nối tiếp các cụm song song.
              sau.ph

              Comment


              • #82
                cảm ơn bạn tlm đã nhiệt tình tư vấn. Cho hỏi thêm nếu vậy thì mục đích chính nhất của việc đó là để đỡ mất công (để cả bộ vậy xài kể cả chai 1-2 viên trong đó) thôi hay là việc // nhiều pin hỗ trợ nhau có giúp viên pin bị yếu tránh chết sớm hơn ko?

                Giờ m mua khoảng 50 viên pin sắt về làm tầm 6 bộ 4p2s như hình 1 tốt hơn hay là lắp thành 4p4s tiện hơn? Nhu cầu sử dụng sẽ giống như gắn 2-3 bộ // vào dùng đến khi cạn thì thay bộ khác đã sạc đầy vào.

                Comment


                • #83
                  Chưa hiểu ý bạn lắm.

                  - Mắc nhiều pin thì cần có mạch cân bằng BMS.

                  - Trước khi mắc pin song song cần phải nạp hoặc xả cho các pin có điện áp bằng nhau. Vì vậy các pin song song cần hàn cố định với nhau. Bạn làm 2-3 bộ rời lúc dùng mới mắc song song với nhau thì không nên. Nhất là khi cí bộ đầy mắc song song với bộ cạn.
                  sau.ph

                  Comment


                  • #84
                    Nguyên văn bởi quang4789 Xem bài viết
                    Đầu năm chúc mừng năm mới mọi người. Cho mình đào lại topic này do đang có nhu cầu tìm hiểu và nâng cấp. Hiện tại thì m đang dùng ắc quy cho vài mục đích nhỏ nhưng loanh quanh trong nhà: gắn xe đạp điện 48V, gắn 24V để chạy bơm mini, gắn 12V để chơi xe điện trẻ em (xe máy và otô trẻ em). Hiện tại thì m xài bình ắc quy 12Ah hoặc 2 bình 7Ah // nhau thì thấy hơi bất tiện vì khá là nặng và mau hết bình nên muốn nghiên cứu qua dùng pin. Theo tìm hiểu thì pin 18650 và pin sắt 32650 là phổ biến và rẻ nhất rồi. M xem các shop đóng pin đa phần đều đóng theo quy cách 4p7s hoặc tương tự tức là 1 hàng pin // nhau sau đó mới nối tiếp rồi gắn mạch sạc vào. M thắc mắc là cái này có phải do muốn sạc nhanh và tiết kiệm ko? Nhu cầu của mình dùng đa dạng nhưng ko có xài hoài thì ko biết là gắn cả bộ hết thảy vào cùng nhau so với làm từng cụm 12V gồm 4 cell (như hình dưới) thì cái nào tiện hơn. Về sạc thì m có thể dùng ổ cắm hẹn giờ để canh sạc cho tương đối gần đầy thay vì dùng mạch bảo vệ hay ko?
                    Mạch gắn cùng pin không phải mạch sạc mà là MẠCH BẢO VỆ. Nó giữ cho điện áp cell pin không lớn hơn 3.65V (mức đầy) và không nhỏ hơn 2.5V (mức cạn), đồng thời hạn chế dòng xả (20A, 40A, 100A...)

                    Comment


                    • #85
                      Nguyên văn bởi quang4789 Xem bài viết
                      cảm ơn bạn tlm đã nhiệt tình tư vấn. Cho hỏi thêm nếu vậy thì mục đích chính nhất của việc đó là để đỡ mất công (để cả bộ vậy xài kể cả chai 1-2 viên trong đó) thôi hay là việc // nhiều pin hỗ trợ nhau có giúp viên pin bị yếu tránh chết sớm hơn ko?

                      Giờ m mua khoảng 50 viên pin sắt về làm tầm 6 bộ 4p2s như hình 1 tốt hơn hay là lắp thành 4p4s tiện hơn? Nhu cầu sử dụng sẽ giống như gắn 2-3 bộ // vào dùng đến khi cạn thì thay bộ khác đã sạc đầy vào.
                      Như hình 1 là 4s2p nhé
                      Nếu có 50 viên (thực tế chỉ cần 48 viên) mình sẽ lắp thành 1 khối 4s12p duy nhất hoặc 2 khối 4s6p

                      Comment


                      • #86
                        Cảm ơn câu trả lời chi tiết của 2 bạn, m hiểu hơn nhiều rồi.

                        Ban đầu mình biết là phải có mạch BMS và cần xả/ nạp cho dãy pin ngang nhau xong rồi mới đấu thành 1 bộ; chỉ ko biết là nên mắc // hết thành 1 rồi xài hay là lắp thành bộ nhỏ rồi gắn // để xài đã đc T.L.M giải đáp vì m tính là xài gần hết thì gắn thêm cục nữa xài tiếp kiểu liên tục lúc cần.

                        Gắn ổ cắm hẹn giờ là vì m đọc các bài trước của bác B.Q.V có nói nếu mạch BMS dỏm thì nó sẽ hỏng pin nên m tính là canh chừng sạc đc >90% thì ngắt điện ko sạc nữa mặc dù vẫn có gắn mạch BMS. Và hồi đầu mình thắc mắc là trong 1 bộ 48 viên sẽ có viên hao hụt trước/ chai trước thì m có cần quan tâm là đi tìm và bỏ nó ra hay ko nhưng tới lúc này thì thấy là ko đáng công cho lắm khi đã có BMS tự cân lại rồi.

                        Comment


                        • #87
                          Cách #2 (các cell nối tiếp thành chuỗi, các chuỗi song song nhau) có mỗi ưu điểm là tiện, dễ làm, tốn ít công. Người ta chỉ dùng cách đó khi không còn cách nào khác, ví dụ chuỗi cell hoặc chuỗi LED đã có từ trước không can thiệp được. Nhược điểm của nó rất nhiều
                          • Khi có cell nào đó giảm dung lượng (chai), dung lượng tổng cả chuỗi giảm theo dù các cell còn lại vẫn ngon lành, ví dụ các cell 2Ah mắc nối tiếp thành chuỗi 2Ah điện áp cao hơn, khi 1 cell giảm về 1,5Ah thì cả chuỗi cũng là 1,5Ah dù đám cell còn lại vẫn còn đủ dung lượng
                          • Nếu ít nhất 1 cell chết đứt (tương đương dung lượng về 0) hoặc đơn giản là mối nối trong chuỗi đứt, toàn bộ chuỗi đó bị loại khỏi bộ pin, các chuỗi còn lại phải chia nhau gánh tải thay thế và chia nhau chịu dòng nạp lớn hơn khi nạp
                          • Nếu ít nhất 1 cell chết chập (ngắn mạch), điện áp chuỗi giảm mạnh, dòng từ các chuỗi khác đổ sang, khả năng cao tèo hết cả bộ pin; rất hiếm, nhưng vẫn có xảy ra trên thực tế.
                          Cách #1 (các cell mắc song song thành nhóm, các nhóm mắc nối tiếp thành bộ pin) có tính an toàn và bền vững hơn nhiều
                          • Cell giảm dung lượng - nhóm song song chỉ giảm dung lượng đúng cái phần của cell kém đó; ví dụ 5 cell 2Ah mắc song song thành nhóm 10Ah, nếu 1 cell giảm còn 1,5Ah thì dung lượng cả nhóm còn 9,5Ah
                          • Cell chết đứt - phần còn lại của nhóm gánh tải và dòng nạp
                          • Cell chết chập - nhóm bị ngắn mạch, bộ pin tổng vẫn có thể chạy được tiếp; trường hợp tệ nhất là hỏng toàn bộ cái nhóm đó mà thôi.
                          Tất nhiên cách #2 đó có nhược điểm chủ chốt là phải làm cả bộ/khối pin ngay từ đầu một cách đồng bộ. Nếu muốn làm tiện dụng theo cách chạy từng chuỗi và bổ sung dần dần sau này thì dùng cách #1 cũng được nhưng mỗi chuỗi phải tách riêng đường nạp và xả, bổ sung thêm 1 đi-ốt Xốt-ky để bảo vệ đường xả và 1 đi-ốt Xốt-ky kết hợp 1 cầu chì đường nạp, coi bộ cũng lằng nhằng thêm đáng kể.


                          Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                          Comment


                          • #88
                            Chuyện hơi ngoài lề để tham khảo : bộ pin năm nào tới nay vẫn chạy
                            http://www.dientuvietnam.net/forums/...%91i%E1%BB%87n

                            Cell 20Ah hàng cũ của xe nâng điện, lắp để trần dưới sàn, không có bất kỳ mạch bảo vệ nào. Ròng rã mỗi ngày 31km hoặc hơn, tới nay bộ pin sụt khoảng 8% dung lượng so với khi mới lắp, dù lúc mới lắp cell vốn đã là hàng tái chế.
                            Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                            Comment


                            • #89
                              cái link của bác bqviet hết coi đc rồi mà sao cái câu chốt cuối của b đọc lại hơi rối nhỉ ... tưởng là lắp cả 1 bộ dính hết nhau (cách 1) mới cần phải đồng bộ tất cả pin trong 1 nhóm song song lại cho bằng nhau.

                              Tìm hiểu cách 2 hk phải tại muốn bổ sung từ từ mà là có khi muốn dùng 12v, có khi lại 24V hoặc 36V tùy lúc. Bình thường dùng bình ắc quy thì cứ lắp rồi sạc đầy từng cục; lâu lâu thấy yếu thì lấy đồng hồ ra đo có cái nào sạc xong tuột áp thì thay cái đó. Giờ m muốn sang pin cho nhẹ tiện hơn mà đang tìm hiểu độ khả thi; thấy có vẻ pin ko thích hợp kiểu sử dụng lung tung bằng ắc quy nên sẽ thử lắp hết vào 1 bộ 12V và dùng thì sử dụng mình cục pin thôi. Đa tạ các bác đã hướng dẫn.

                              Comment


                              • #90
                                Luồng sau chắc đúng liên kết http://www.dientuvietnam.net/forums/...%91i%E1%BB%87n
                                Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                chinhnguyen9 Tìm hiểu thêm về chinhnguyen9

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X