Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Pin Li-FePO4 (pin sắt) rất dể hỏng! Các biện pháp ngăn ngừa.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyên văn bởi Bửu Trần Xem bài viết

    cảm ơn bác đã phản hồi, nhưng trên thị trường làm gì có bms nào quản lý sạc, nếu dòng lớn quá thì nó chỉ ngắt thôi, chứ nó ko hạn chế dòng, mình cần hạn chế dòng sạc trong khi củ sạc ko can thiệp được
    Đơn giản là mắc nối tiếp điện trở công suất thì giảm dòng sạc thôi. VD khi pin hết điện là còn 10V, sạc là 15V, vậy chênh lệch 5V, muốn sạc với dòng 2A thì dùng trở 5V/2A = 2.5 ohm (dùng 2 con 5 ohm mắc song song)

    Comment



    • Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
      Chuyện hơi ngoài lề để tham khảo : bộ pin năm nào tới nay vẫn chạy
      http://www.dientuvietnam.net/forums/...%91i%E1%BB%87n

      Cell 20Ah hàng cũ của xe nâng điện, lắp để trần dưới sàn, không có bất kỳ mạch bảo vệ nào. Ròng rã mỗi ngày 31km hoặc hơn, tới nay bộ pin sụt khoảng 8% dung lượng so với khi mới lắp, dù lúc mới lắp cell vốn đã là hàng tái chế.
      Mình đào mộ xíu, cho mình hỏi là pin của bác vẫn ok chứ? Mình vừa đóng khối pin 16 cell 40135 thì khi chạy điện áp nó sụt so với khi nghỉ như video mình dẫn link, vậy cho mình hỏi là dung lượng pin sẽ tính khi áp nghỉ hay áp đang hoạt động, và pin sụt áp như vậy là bình thường hay pin kém?
      https://youtube.com/shorts/ecAMno8c-Yg?feature=share
      Cảm ơn các bác đã đọc!

      Comment


      • Bộ pin tự chế trộm vía vẫn ổn, dù thụt vài % mỗi năm nhưng không đòi hỏi gì hơn ở cell cũ. Việc bộ pin sụt áp khi tải nặng 14 - 21A là chuyện bình thuờng. Nhất là khi BMS thực ra cũng không đo đúng ở đầu cực, cũng không đo theo phương pháp 4 điểm gì đó. Dung luợng lưu trữ của pin hay ắc quy đều tính theo đơn vị Ah - thời gian nhân với dòng nạp/xả - độc lập với điện áp, cho nên không cần quan tâm nhiều tới chuyện đó. Tất nhiên 52V 12Ah chẳng hạn thì lượng điện sẽ nhiều hơn 48V 12Ah, nhưng rõ ràng cái điện áp đó thay đổi liên tục mà, lăn tăn vài V làm chi cho mệt ?
        Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

        Comment


        • Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
          Bộ pin tự chế trộm vía vẫn ổn, dù thụt vài % mỗi năm nhưng không đòi hỏi gì hơn ở cell cũ. Việc bộ pin sụt áp khi tải nặng 14 - 21A là chuyện bình thuờng. Nhất là khi BMS thực ra cũng không đo đúng ở đầu cực, cũng không đo theo phương pháp 4 điểm gì đó. Dung luợng lưu trữ của pin hay ắc quy đều tính theo đơn vị Ah - thời gian nhân với dòng nạp/xả - độc lập với điện áp, cho nên không cần quan tâm nhiều tới chuyện đó. Tất nhiên 52V 12Ah chẳng hạn thì lượng điện sẽ nhiều hơn 48V 12Ah, nhưng rõ ràng cái điện áp đó thay đổi liên tục mà, lăn tăn vài V làm chi cho mệt ?
          Cảm ơn bác đã trả lời. Pin của bác đã bị xả kiệt lần nào chưa? Và bác đo dung lượng pin bằng cách nào?
          À pin của mình là LFP, các seller bảo là EVE 40135 3.2v 20Ah, nhưng mà ko có nhãn mác, chỉ có cái mã QR trên cực âm dương check ko ra thông tin, chắc là pin đóng lại. Tại mình chỉ thắc mắc là mình có thể dựa vào biểu đồ điện áp để xác định % pin còn lại như lúc xạc ko, và nếu đc thì sẽ dựa vào điện áp lúc nghỉ ngơi hay lúc đang xả, để tính toán xem xe của mình sẽ đi đc khoản bao nhiêu km trước khi cạn pin và để tránh tình trạng cạn pin? Vì thấy bảo pin LFP bị xả kiệt sẽ rất hại pin.


          Click image for larger version

Name:	LiFePO4-Voltage-Chart-3.2V-12V-24V-48V.png
Views:	116
Size:	44.6 KB
ID:	1734731

          Comment


          • Bộ pin bqv chế đã xả sâu vài lần. Chưa từng xả kiệt vì cục điều tốc xe điện đã cắt sớm để bảo vệ. Cục điều tốc xe cắt theo điện áp bộ 4 bình điện chì - axit ở nguỡng 42V nên đối với bộ 16 cell không là xả sâu lắm đâu. Có lẽ vì vậy nên bộ pin giữ dung lượng tàm tạm.

            Đo dung lượng từng cell hoặc nhóm 4 cell có thể mua máy bán sẵn, trên mạng nhiều nơi bán. Ngân sách vừa phải thì có mấy cái mạch gắn màn hình. Dư dả hơn thì mua đồng hồ chuyên dụng, ví dụ đám Unitrend gì gì đó. Bản thân bqv thì chế lấy vài mạch xả ổn dòng rồi theo dõi điện áp - một dạng tải điện tử, học chủ yếu từ trang sau và vài nơi khác https://www.youtube.com/watch?v=98exEfP_ISA
            Cái khác chủ yếu so với thiết kế của tác giả Danyk là dùng PIC thay AVR vì đám PIC16F178x có nhièu ngoại vi : ADC 12bit, DAC 8 bit, op-amp ... thiết kế mạch rất gọn phần analog xung quanh.

            Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

            Comment


            • Về vụ dung lượng, như đã đề cập vài lần ở diễn đàn, nói chung pin Li-ion không thể chỉ căn cứ vào điện áp mà suy ra điện lượng còn lại đâu. Điện áp pin LiFePO4 rất phẳng nên càng không thể. Tất cả đám biểu đồ hay bảng tra điện áp => SOC/DOD đều rất ít ý nghĩa. Trước đây (chục năm có lẻ) có thể căn cứ theo điện áp để suy ra điện luợng còn lại đối với bình điện chì - axit thông dụng, nhưng đám bình điện chì - axit chuyên cho xe điện cũng đã xoá nhoà hết khả năng đó rồi.

              Cách chính xác (gần như) duy nhất để biết đã thực sự nạp vào / xả ra / còn lại bao nhiêu đối với bộ pin là dùng máy đo chuyên dụng, hoặc chế lấy cái mạch đo dòng chính xác rồi đếm tích luỹ theo thời gian với chu kỳ lấy mẫu đủ ngắn (100ms gì đó), hay nói cho sang mồm hơn chút là "tích phân theo thời gian". Ở cả các thiết bị dùng pin khác như điện thoại di động, máy tính bảng ... tình hình cũng tương tự.
              Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

              Comment


              • Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                Về vụ dung lượng, như đã đề cập vài lần ở diễn đàn, nói chung pin Li-ion không thể chỉ căn cứ vào điện áp mà suy ra điện lượng còn lại đâu. Điện áp pin LiFePO4 rất phẳng nên càng không thể. Tất cả đám biểu đồ hay bảng tra điện áp => SOC/DOD đều rất ít ý nghĩa. Trước đây (chục năm có lẻ) có thể căn cứ theo điện áp để suy ra điện luợng còn lại đối với bình điện chì - axit thông dụng, nhưng đám bình điện chì - axit chuyên cho xe điện cũng đã xoá nhoà hết khả năng đó rồi.

                Cách chính xác (gần như) duy nhất để biết đã thực sự nạp vào / xả ra / còn lại bao nhiêu đối với bộ pin là dùng máy đo chuyên dụng, hoặc chế lấy cái mạch đo dòng chính xác rồi đếm tích luỹ theo thời gian với chu kỳ lấy mẫu đủ ngắn (100ms gì đó), hay nói cho sang mồm hơn chút là "tích phân theo thời gian". Ở cả các thiết bị dùng pin khác như điện thoại di động, máy tính bảng ... tình hình cũng tương tự.
                Cảm ơn bác đã chia sẻ, nhưng mình thấy điện áp lúc có tải từ 3.1v nó xuống dưới 3.0 rất nhanh, giai đoạn ~3.2 nó cầm khá lâu, vậy có cách nào để mình phỏng đoán là pin sắp cạn không hay chỉ có thể dựa vào số km đa đi đc sau 1 lần xạc?

                Comment


                • Đấy gọi là cái "điểm gãy" trong đồ thị điện áp - dung lượng còn lại. Dùng điện áp hở cực để xác định sắp hết hoặc gần đầy thì vẫn tạm ổn. Dùng để đo SOC/DOD thì đừng. Ngay cả số km đã đi cũng chả xác định được SOC/DOD tốt lắm đâu vì nó phụ thuộc vào tình trạng giao thông (đường vắng chạy thẳng một mạch hay đường đông phanh liên tục, rải nhựa hay offroad, lên dốc nhiều/ít ...), lốp non hay căng, chạy chế độ Eco hay Sport ... chỉ để tham khảo mà thôi.
                  Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                  Comment


                  • Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                    Đấy gọi là cái "điểm gãy" trong đồ thị điện áp - dung lượng còn lại. Dùng điện áp hở cực để xác định sắp hết hoặc gần đầy thì vẫn tạm ổn. Dùng để đo SOC/DOD thì đừng. Ngay cả số km đã đi cũng chả xác định được SOC/DOD tốt lắm đâu vì nó phụ thuộc vào tình trạng giao thông (đường vắng chạy thẳng một mạch hay đường đông phanh liên tục, rải nhựa hay offroad, lên dốc nhiều/ít ...), lốp non hay căng, chạy chế độ Eco hay Sport ... chỉ để tham khảo mà thôi.
                    Cảm ơn bác đã chia sẻ!

                    Comment

                    Về tác giả

                    Collapse

                    chinhnguyen9 Tìm hiểu thêm về chinhnguyen9

                    Bài viết mới nhất

                    Collapse

                    Đang tải...
                    X