Thông báo

Collapse
No announcement yet.

dengiaothong

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • dengiaothong

    Toi muon cac ban giup cac mach ve den giao thong de lam do an

  • #2
    dùng công tắc tơ đc o ??

    uhm... mình đang học thì xài công tắc tơ và nút nhấn, và ngoài đường cũng xài loại này, có 2 cách điều khiên, bằng tay hay tự động sử dụng rơle thời gian, còn làm theo bên điện tử thì o biết, vì mình học điện công nghiệp mà, o biết giúp gì đc cho bạn o
    có gì bạn cứ Pm theo nick Yahoo, mình sẽ trả lời cho ha
    Nick yahoo : trandthuc
    c ya !!

    Comment


    • #3
      Đèn giao thông cũng đâu có gì khó, bạn dùng 1 con 89c2051 là có thể điều khiển được rồi,phần công suất đơn giản thôi

      Comment


      • #4
        Tiện đây cho mình hỏi một chút! Theo các bann thế nào là nút, pha, làn....

        Comment


        • #5
          Re

          Nếu bác cần cò thể liên hệ với em tại suchuaseuhothot@gmail.com. Em có thể share cho bác mạch nguyên lý của hệ thống đèn giao thông sử dụng IC 89S52 hoặc điền khiển bằng máy tính. Không khó lắm đâu!

          Comment


          • #6
            ặc ! các bác làm đèn cho mấy nút thế ?
            đã làm thì làm cả mạng lưới ý.
            Phương án thực tế nhất là dùng PLC, dùng VXL chỉ là để chơi chơi thôi.
            PLC có thể dùng đơn cho 1 nút, nếu trình cao thì dùng mạng đều đc cả.

            Comment


            • #7
              nếu bạn thành thạo kỹ thuật số, bạn có thể sử dụng IC 4017 để thiết kế , mạch rất đơn giản

              Comment


              • #8
                Mình làm thế này được không:
                B1: Vẽ bản đồ nút giao thông, đánh dấu, đặt tên các cột đèn có thể có.
                B2: Lập phương án phân luồng, Liệt kê theo trình tự các trường hợp di chuyển (gọi là từng pha?) mỗi trường hợp gán một biến thời gian Tp. Trong từng trường hợp xét sự sáng tối của từng đèn trong các cột.
                B3: Kẻ một chuỗi các đường tròn đồng tâm (thể hiện thời gian), mỗi đường ứng với một cột đèn. Kẻ một tia từ tâm cắt các đường đó để thể hiện điểm trạng thái ban đầu, từ đó cắt mỗi đường tròn thành từng cung thể hiện thời gian cho từng màu đèn sáng/ hoặc tối. Kẻ thêm 1 đường tròn nữa (gọi là thời gian Chu kỳ) đồng tâm và bao toàn bộ các đườnh tron trên.
                B4: Kẻ qua tâm tất cả các tia đi qua các điểm cắt chia cung của các đường tròn. Đánh dấu các điểm cắt của các tia này với Thời gian Chu kỳ. Đánh số các cung trên Thời gian Chu kỳ bắt đầu từ điểm thể hiện trạng thái ban đầu.


                Xong phần thiết kế luồng giao thông, bây giờ là phần thiết kế điều khiển đèn:
                Hệ thống gồm 2 phần: phần điều khiển tại nút và phần điều khiển tại cột đèn.

                I. Phần điều khiển có phần tử cơ bản là một bộ đếm tuần tự có số trạng thái tiếp diễn theo thứ đánh dấu trên cung thời gian, bộ đếm này còn có chức năng reset về một trạng thái cho trước (trạng thái đầu), có chức năng set về một số trạng thái xác đinh (để xử lý làn sóng xanh/làn sóng đỏ). Thêm vào đó, xung kích đếm lại nhận từ đầu ra của một bộ đếm thời gian có khoảng thời gian đếm thay đổi (thời gian ứng với các cung trong Thời gian Chu kỳ). Như vậy điều khiển nút sẽ có đầu vào / ra như sau:
                Vào: 1 dây đặt trạng thái đầu, 1 số dây nhẩy trạng thái ép buộc, 1 đường nhập dữ liệu cho các khoảng thời gian.
                Ra: Nối đến các cột đèn: số dây truyền tín hiệu đã mã hoá trạng thái theo kiểu nhị phân.

                II Phần điều khiển tại cột đèn: Đây là phần mạch logic tổ hợp, căn cứ vào khoảng thời gian trên vòng tròn của cột và khoảng thời gian theo từng trạng thái mà lắp mặch điều khiển cho từng màu đèn sáng khác nhau.

                Không biết đèn thật ngoài cột nó làm thế nào, bài toán đèn giao thông các thầy cho làm từ 20 năm nay, không biết những cái đó có phải do trong nước làm không, nghe nói là nhập từ Pháp hay sao ấy.

                Bạn cần làm đồ án ở hà nội thì mình có chíp, led cho bạn đủ cả, bạn không phải mua chỉ cần ngồi hàn cho mình 1 bộ thôi.

                Comment


                • #9
                  nếu bạn thành thạo kỹ thuật số, bạn có thể sử dụng IC 4017 để thiết kế , mạch rất đơn giản
                  Bạn có thể pót sơ đồ mạch len không?
                  |

                  Comment


                  • #10
                    Mình bàn tiếp nhé:

                    Phần thiết kế điện tử không khó, chỉ là bài toán mạch logic thôi, ai đã học kỹ thuật số đều phải làm được. Trước hết là phải lập ra bài toán đã, điều này nhận được khi thực hiện thiết kế phân luồng giao thông. Tức là ta trước hết phải làm công việc của Cảnh sát giao thông (nghĩ đến lại tức-hôm nọ mất điện đèn giao thông không sáng làm mình mất tiền oan ở ngã tư đại cổ việt).

                    Trước hết ta phải làm việc là mô tả đối tượng, tạm đặt các định nghĩa về một nút giao thông như sau:

                    Quy ước:
                    Nút: Là tên của một điểm giao nhau giữa các đường trong mạng lưới giao thông. Nút được phân chia thành các loại tuỳ theo số đường giao, có cầu vượt hay không.
                    Đường vào nút: là các đầu mối giao thông đi vào nút giao thông. Nếu đặt giữa nút một cái la bàn thì theo hướng chỉ của la bàn ta đặt tên cho các đường là Bắc – Nam – Đông – Tây, hoặc bất cứ bộ ký hiệu nào phân biệt.
                    Điểm chờ (R): là vị trí bên phải của đường vào nút, tại đây người tham gia giao thông và phương tiện sẽ dừng lại để chờ khi đèn đỏ.
                    Điểm đến (L): là vị trí bên trái của đường vào nút, đây là nơi đến của các phương tiện khi đi vào đường.
                    - Đặt tên các điểm: các điểm sẽ được đặt tên theo cách sau: Đường vào nút_Điểm chờ(R) và Đường vào nút_Điểm đến(L). Hoặc có thể đầy đủ là
                    Nút_Đường vào nút_Điểm chờ(R) và Nút_Đường vào nút_Điểm đến(L).

                    Làn: là phần đường cho phép di chuyển từ điểm chờ đến điểm đến.
                    Pha: là khoảng thời gian cho phép phương tiện di chuyển trong một làn đã xác định. Khi thiết kế giao thông các làn không giao nhau thì đồng pha.

                    - Đặt tên làn: Tên làn được ghép từ hai tên điểm, điểm chờ đặt trước và điểm đến đặt sau.
                    Trạng thái khởi đầu: Quy ước là pha cấp quyền di chuyển cho làn Nam_R_Bac_L nghĩa là thời gian cho phép đi thẳng của hướng Nam - Bắc.

                    Sử dụng các khái niệm trên để cụ thể hoá các bước thiết kế phân luồng giao thông như đã nêu ở 4 bước trên.

                    Comment


                    • #11
                      Sau khi có phần thiết kế phân luồng giao thông thì ta chuyển sang thiết kế phần điện tử điều khiển đèn.

                      Bước 1: Phân chia hệ thống lựa chọn cơ chế vào ra cho từng khối con.
                      Bước 2: Xử lý các khối con như một khối độc lập và lặp lại bước 1 cho từng khối con, quá trình dừng khi đến một sơ đồ mạch điện đã được học.
                      Bước 3: Lắp mạch, lập trình và thử nghiệm.

                      Tạm thời là sơ đồ khối cho một nút giao thông như sau:
                      (bạn nào chỉ giúp mình cách hình vẽ trong file của máy tính của mình nhỉ?)



                      Gồm các khối chức năng là: Khối xủ lý trung tâm nút, Khối công suất của từng cột đèn, Khối đèn đếm ngược, Khối điều khiển đèn đi bộ.

                      Hôm nay tạm dừng thế đã.

                      Comment


                      • #12
                        có bạn nào chỉ giúp mình cách đưa hình vẽ trong file của máy tính ra đây nhỉ?
                        thử xem sao:
                        [IMG]C:\Documents and Settings\ANH\Desktop\sodokhoi.pdf[/IMG]

                        Comment


                        • #13
                          Thế nhỡ chủ tịch nước yêu cầu vào đúng xx giờ xx phút thì tuyến đường từ Khách sạn Metropon tới điểm X nào đó trên thành phố phải luôn .... xanh để xe của tổng thống đi thì sao nhỉ ???
                          Chắc phải dỡ tất cả các cột đèn đó ra để sửa à ?
                          Khi có tình trạng khẩn cấp về an ninh yêu cầu tất cả các phương tiện trong thành phố phải lập tức dừng lại ( tất cả các hướng đèn đều đỏ ) thì sao nhỉ ?

                          Nếu không giải quyết được khối lượng công việc đó thì bạn nên chuyển sang làm đèn cho các cháu mẫu giáo chơi thì đơn giản hơn nhiều . Vì tôi cũng từng lắp một cái như vậy cho vườn hoa của trường mầm non rồi mà !!!!!! các cháu rất thích thú với cột đèn đó
                          Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                          nguyendinhvan1968@gmail.com

                          Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                          Comment


                          • #14
                            Chắc là mình ít tuổi hơn anh Vân nên cứ gọi là anh và xưng là em nhé.


                            Cảm ơn anh đã để tâm góp ý, tuy em chưa nghĩ được cách tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh nhưng Trường mầm non nào cần em lắp free luôn. Đương nhiên là sản phẩm cho các cháu càng phải tốt đúng không anh, có như thế thì sau này cháu lớn tư duy cũng mới được khá hơn chúng ta.... Hy vọng mấy cái cột của em giúp các cháu tập đi xe 3 bánh không đâm nhau. Chứ nếu làm đơn giản chỉ để cháu thích cột như là ... ôm...múa..hay dựa .... thì xin lỗi, tội em lớn lắm.


                            Vấn đề anh đặt ra rất thực tế, và được gọi là tạo làn sóng xanh. Việc này em có nghĩ đến và đảm bảo cho phần điều khiển đèn đáp ứng được. Tuy nhiên có thành làn sóng xanh hay không và có đảm bảo điều khiển cho hiệu suất giao thông tối ưu thì lại nằm ở trung tâm điều hành của công an giao thông thành phố (hình như ở Quang trung hay sao ấy-em không rõ lắm). Vấn đề này còn cần mọi người đóng góp. Trong thực tế bài toán mạng lưu thông đã được giải quyết trong ngành viễn thông và mạng máy tính, bạn nào áp dụng được lời giải đó cho lĩnh vực điều khiển giao thông thì thành phố ta sẽ bớt khói và giảm tiêu xăng đi rất nhiều. Còn về cái nút đèn thì em chỉ cần đảm bảo có một đường line kéo từ đó đến trung tâm điều hành và qua đường line đó trung tâm có thể đặt các khoảng thời gian, có thể đặt trực tiếp trạng thái. khởi đầu, có lẽ thế là tạm đủ.


                            Hiện cũng có vấn đề em cần anh tư vấn, đó là:

                            Em không rõ là con led trên cái cột thật là nó mua ở đâu, cấp dòng cho nó bao nhiêu là tối ưu, anh có thấy cái Led 7 thanh trên cột đếm ngược không, em không biết là nó lắp song song hay nối tiếp các led đơn lại, vì vấn đề là nguồn cung cấp.
                            Nếu lắp song song song để dùng điện áp 5V thì mỗi led cần 1 trở hạn dòng, mạch nhiều trở quá, mà tổn hao công suất trên trở nhiều, phí quá.
                            Nếu mắc nối tiếp thì đỡ tốn trở, nhưng lại cần điện áp cung cấp cao hơn 5V, lại cần mạch ổn dòng cho từng chuỗi nối tiếp đó, mạch giao tiếp lại phức tạp hơn.
                            Anh giúp em nhé.
                            À anh là Mod, em muốn gửi hình trong file pdf lên đây thì làm thế nào? đưa thẳng Protel có được không?

                            Comment


                            • #15
                              Mình thấy chủ để này hay đó. Cũng mới vào nghề. Nhờ các bác chỉ giúp nhé! Thanks.. À cho mình hỏi, thế các bác có thể post sơ đồ nguyên lý cho anh em nghiên cứu được ko? Mới lại có thể dùng bộ Timer trong 89S52 để đếm ngược chính xác được thời gian ko?

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              ballack Tìm hiểu thêm về ballack

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X