Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Không hiểu tác dụng của con tụ này trong mạch!!!

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết


    Lúc nói thế này, lúc nói thế khác. Nhưng đều trật lấc hết. Thực nghiệm chứng tỏ 0,31J trong vài micro giây đủ làm chết led.
    Lại nói phét nữa. Lấy số liệu 1000A, 0,31 j không có thực, đem thí nghiệm thì chết led.

    Comment


    • Số liệu 1000A là của bác nghĩ ra, không phải của TLM.

      Người ta làm thí nghiệm kiểm chứng. Bác chẳng làm gì cả chỉ ngồi lảm nhảm. Bác mới là người nói phét.
      sau.ph

      Comment


      • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
        Trường hợp không cần trở hạn dòng quá độ mà mạch vẫn chạy "bình thường, không hư linh kiện", chính là hình dưới, gắn thêm 1 tụ 100uF song song với con led 5730-0.5W/150mA/3.3V

        (tính toán ở 220Vac theo cầu chia thế ta được:
        Cled~0.33uFx2x310V/3.3V=62uF, vì tụ hóa diện dung thường nhỏ hơn định mức nên mình chọn con 100uF, thực đo 88.5uF).

        Như thế, tha hồ bật tắt điện liên tục, công tắc có đánh lửa xẹt xẹt, led vẫn không hư.
        Con tụ lọc nguồn cũng giống mà , nối tiếp với led điện trở hạn dòng xem .

        Comment


        • Nguyên văn bởi mèomướp Xem bài viết
          Cháu cũng cùng quan điểm với chú dưỡng ác tờ ạ. Led chết do dòng lớn phóng qua nó lúc cắm điện
          Lúc mới cắm điện sao có dòng lớn được , ở đâu ra vậy .

          Comment


          • Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết

            Con tụ lọc nguồn cũng giống mà , nối tiếp với led điện trở hạn dòng xem .
            Vì test xem led hư không, hư do dòng quá độ hay gì nên không dùng trở hạn dòng cho led bác ạ ( hay cho tụ hạn hạn dòng), vì theo tính toán e chọn R hạn dòng là 2k2 để có Imax ở 220Vac là cỡ 620V/2k2 = 282mA so với định mức led là 150mA (trường hợp này là gần như sản phẩm bình thường rồi, thiếu tụ lọc nguồn cho led không flicker và sáng bền bỉ hơn thôi)

            Comment



            • con led 3v2 dòng 10mA sáng 20 phút = 38,4 joule là thực nghiệm có thật ;led ko chết bất kỳ thời gian nào.
              Thầy bói nói chết chỗ nào chứng minh đi. Hỏi 38,4 joule tương đương bao nhiêu volt áp vào tụ 3uf đâu dám nói.
              ha.ha.ha.


              Thầy bói thực nghiệm chứng tỏ tụ nạp 0,31 J với áp 262 volt trong vài micro giây đủ làm chết led. ha.ha.ha thầy bói tài quá, lấy rau ông W tụ gắn vào cằm bà Q led.






              thợ vườn ơi là thợ vườn. ha.ha.ha

              Comment


              • Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết

                Lúc mới cắm điện sao có dòng lớn được , ở đâu ra vậy .
                Tương tự như bình ắc qui 6V nối tiếp led 3V rồi mắc vào nguồn 9V.

                Nếu ắc qui cạn chỉ còn 4V thì dòng sạc lớn, áp trên led = 9V-4V=5V nên led chết.

                Nếu ban đầu nguồn chỉ 7V. Khi ắc qui nạp lên 4,1V thì tăng nguồn lên 7,1V ; ắc qui tăng lên 4,2V thì nguồn tăng lên 7,2V ... Như vậy áp trên led luôn là 3V thì led sáng bình thường.

                Tóm lại lúc cắm điện nếu áp tụ (/ắc qui) gần bằng áp nguồn thì không sao. Nếu chênh áp nhiều tạo ra dòng tức thời rất lớn làm led chết.
                sau.ph

                Comment


                • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                  con led 3v2 dòng 10mA sáng 20 phút = 38,4 joule là thực nghiệm có thật ;led ko chết bất kỳ thời gian nào.
                  Thầy bói nói chết chỗ nào chứng minh đi. Hỏi 38,4 joule tương đương bao nhiêu volt áp vào tụ 3uf đâu dám nói.
                  ha.ha.ha.
                  Lấy số liệu của 20 phút mà lại đòi tính cho thời gian quá độ vài micro giây bác đúng là tào lao còn cãi cố.


                  Nguyên văn bởi vi van pham
                  Thầy bói thực nghiệm chứng tỏ tụ nạp 0,31 J với áp 262 volt trong vài micro giây đủ làm chết led. ha.ha.ha thầy bói tài quá, lấy rau ông W tụ gắn vào cằm bà Q led.


                  thợ vườn ơi là thợ vườn. ha.ha.ha
                  Năng lượng từ tụ chuyển sang led. Trong vài micro giây thì 2 cái đó gần bằng nhau.
                  sau.ph

                  Comment


                  • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                    1- Lấy số liệu của 20 phút mà lại đòi tính cho thời gian quá độ vài micro giây bác đúng là tào lao còn cãi cố.

                    2- Năng lượng từ tụ chuyển sang led. Trong vài micro giây thì 2 cái đó gần bằng nhau.
                    1- Thầy bói không biết chia nhỏ ra à? Nhắc lại vài micro giây ko làm sáng được led chứ đừng nói làm chết led.

                    2- Lại nói nhảm, không dám tính ra volt thì nói, tôi tha không truy sát nữa.

                    @tuyennhan: Anh đừng nghe lời thầy bói thí dụ ghép nối tiếp accu 6v với led 3v. Accu hết điện nội trở tăng cao, không thể tăng dòng thậm chí không nạp được chứ đừng nói làm hư led.

                    Comment


                    • Đã nói là 2 trường hợp khác nhau. 20 phút là trường hợp led sáng bình thường. Đâu có tính theo trường hợp quá độ được. Sao bác không tự tính mà cứ dụ TLM tính bậy vậy, TLM đâu có dễ bị dụ.

                      Chỉ có ắc qui hư mới không ăn dòng thôi. bác sợ thua nên cản người ta thử.
                      sau.ph

                      Comment


                      • Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết

                        Lúc mới cắm điện sao có dòng lớn được , ở đâu ra vậy .
                        Bác xem thí nghiệm sau nha, ở trường hợp không dùng trở hạn dòng 2k2, bật công tắc cấp điện cái là led 0.5W/150mA của e hư liền. Khi đó, giả sử con led chỉ chịu được dòng max là 5A/5uS, lúc công tắc tiếp xúc điện ngay khi áp sin là X vôn để có dòng quá độ 5A là nó chết.

                        Công bố video test hạn dòng 23mA cho led 0.5W/150mA dùng tụ hạn dòng 0.33uF( có trở 2k2 và không, không và có tụ lọc 100uF):

                        https://youtu.be/tgLKPYgiEM8
                        Attached Files
                        Last edited by dinhthuong80; 12-12-2021, 21:32. Lý do: Thêm hình chụp từ clip

                        Comment


                        • Về vấn đề trong vài uS quá độ led có sáng không?

                          Theo em biết sơ sơ về cấu tạo và cơ chế diode phát quang-led, thì cứ khi áp vào 2 đầu nó một thế năng vượt ngưỡng Vf thì các electron hay điện tích gì đó sẽ hấp thu năng lượng để dịch chuyển lên mức năng lượng cao hơn và phát ra photon có bước sóng mắt người không thấy được. Người ta phải dùng chất phụ gia để chất này, dưới kích thích của photon kia sẽ bức xạ ra ánh sáng thấy được như cơ chế phát sáng đèn huỳnh quang vậy.

                          Và, vì là các sóng điện từ hay ánh sáng, nên khoảng thời gian cỡ uS là rất lớn để ánh sáng phát ra và truyền tới mắt ta, tuy nhiên mS đã là khoảng thời gian quá bé cho mắt chúng ta "thấy" được.

                          Tuy nhiên, cũng không loại trừ trường hợp, dưới dòng/áp quá cao, mối p-n của led đã bị phá hủy luôn trước khi có sự hoạt động của các photon.

                          Có gì chưa đúng hay sai sự thật, rất mong các bác, các cao nhân am tường về nối p-n giảng giải chi tiết cho em hiểu ạ.
                          Last edited by dinhthuong80; 12-12-2021, 22:00. Lý do: Sữa chính tả

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                            Về vấn đề trong vài uS quá độ led có sáng không?

                            Theo em biết sơ sơ về cấu tạo và cơ chế diode phát quang-led, thì cứ khi áp vào 2 đầu nó một thế năng vượt ngưỡng Vf thì các electron hay điện tích gì đó sẽ hấp thu năng lượng để dịch chuyển lên mức năng lượng cao hơn và phát ra photon có bước sóng mắt người không thấy được. Người ta phải dùng chất phụ gia để chất này, dưới kích thích của photon kia sẽ bức xạ ra ánh sáng thấy được như cơ chế phát sáng đèn huỳnh quang vậy.

                            Và, vì là các sóng điện từ hay ánh sáng, nên khoảng thời gian cỡ uS là rất lớn để ánh sáng phát ra và truyền tới mắt ta, tuy nhiên mS đã là khoảng thời gian quá bé cho mắt chúng ta "thấy" được.

                            Tuy nhiên, cũng không loại trừ trường hợp, dưới dòng/áp quá cao, mối p-n của led đã bị phá hủy luôn trước khi có sự hoạt động của các photon.

                            Có gì chưa đúng hay sai sự thật, rất mong các bác, các cao nhân am tường về nối p-n giảng giải chi tiết cho em hiểu ạ.
                            1- Thí nghiệm lấy tĩnh điện hàng triệu volt áp vào led không chết , chứng minh I lớn và nhanh led ko chết.
                            2-thí nghiệm bằng áp dc led trắng thông thường:
                            Áp là 3.5 volt dòng 80mA led sáng trắng.
                            -tăng dần áp lên dòng lên 90 mA led vẫn ko chết
                            - tăng lên 6 volt led vẫn không chết, sáng mờ đi dòng ko đổi.
                            - tăng lên 6,5 volt led chết.
                            Lấy con led khác quẹt vào áp đó vài chục cái led vẫn sáng không chết.

                            Thí nghiệm đó chứng minh led dòng cao nhưng phải có thời gian mới chết. Định mức chết cho con led trắng là 6,5v x 0,09A = 0w085 tương đương 0,085 joule /s

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

                              1- Thí nghiệm lấy tĩnh điện hàng triệu volt áp vào led không chết , chứng minh I lớn và nhanh led ko chết.
                              2-thí nghiệm bằng áp dc led trắng thông thường:
                              Áp là 3.5 volt dòng 80mA led sáng trắng.
                              -tăng dần áp lên dòng lên 90 mA led vẫn ko chết
                              - tăng lên 6 volt led vẫn không chết, sáng mờ đi dòng ko đổi.
                              - tăng lên 6,5 volt led chết.
                              Lấy con led khác quẹt vào áp đó vài chục cái led vẫn sáng không chết.

                              Thí nghiệm đó chứng minh led dòng cao nhưng phải có thời gian mới chết. Định mức chết cho con led trắng là 6,5v x 0,09A = 0w085 tương đương 0,085 joule /s
                              (Đính chính giúp bác lỗi gõ máy: 6.5V x 90mA = 0.585W)

                              1- Thí nghiệm này có nguồn tin cậy không bác?
                              Nếu là tĩnh điện thì là chuyện khác: con led đang cách xa vật mang tĩnh điện triệu vôn kia đã bị nhiễm điện cảm ứng toàn thân thể, cá electron trên thân phi kim của nó cũng như 2 chân kim loại của nó lập tức dịch chuyển về phía vật triệu vôn. Trường hợp này không thể tính dòng điện qua nối p-n của nó bằng công thức I=V/nội trở của led được.

                              2- Nếu trong thí nghiệm này KHÔNG DÙNG ĐIỆN TRỞ HẠN DÒNG cho led thì kết quả ở các áp lớn bé từ 3.5V-6.5V mà dòng qua led vẫn chỉ 80-90mA thì lại chứng tỏ nối p-n của led đó chỉ có N hạt mang điện để tạo ra dòng max là 90mA thôi. Cháu đảm bảo nếu chạm 2 chân led vào 2 cực accu 6V, nó sẽ lóe sáng rồi đứt ngay tức khắc vì dòng qua nó quá lớn và có thể duy trì rất lâu.

                              Nếu thí nghiệm mà dùng trở hạn dòng cho led thì, vì led cũng chỉ là một nối p-n, là một diode nên nó mang đặc tuyến Vôn-Ampe của diode: khi U nhỏ xấp xỉ Vf thì dòng I qua nó rất nhỏ. Khi U lớn hơn Vf: dòng tăng mạnh thì U tăng rất ít( hay U tăng chậm thì I tăng nhanh). Tuy nhiên, led không phải là một diode zenner, nên dòng tăng thì áp vẫn tăng(hay ngược lại).

                              Thí nghiệm số 2 cần có bằng chứng để xác thực xem thế nào, như là video cháu test, chỉ dùng tụ 0.33uF và cầu diode để hạn dòng hạ áp, chỉnh lưu trựcc tiếp từ 220Vac cho led; sau đó thử các trường hợp có trở hạn dòng/không có trở hạn dòng; có tụ lọc nguồn/không có tụ lọc nguồn để đưa ra kết luận khách quan, chính xác hơn.
                              ( https://youtu.be/tgLKPYgiEM8)
                              Last edited by dinhthuong80; 13-12-2021, 11:10. Lý do: dẫn chứng thí nghiệm

                              Comment


                              • Mình có ý kiến :
                                Thứ nhất : khi quá độ LED có sáng không ?
                                Sáng hay không không quan trọng. Nó xảy ra trong thời gian cực ngắn. Muốn kiểm chứng phải có thiết bị đủ nhanh chứ không thể kiểm chứng bằng mắt. Và cũng không có quy tắc là nó phải sáng hoặc không sáng thì nó mới được "chết".

                                Thứ 2 : Tính tổng công suất khi quá độ (có tính chất tức thời) rồi so với công suất danh định (dùng trong trường hợp xác lập) để kết luận nó chết hay không là không chính xác. Tổng công suất quả độ có thể rất nhỏ nhưng nó xảy ra trong thời gian ngắn nên nếu tính trung bình nó cực lớn.

                                Thứ 3 : LED chết do quá độ tất nhiên cần đạt đủ cả 2 điều kiện là dòng điện và thời gian. Nên ví dụ tĩnh điện 10000V mà LED nó không chết chưa đủ dữ kiện để kết luận quá độ ở điện áp thấp hơn là 300V hay 50V hay 12V... led nó phải sống. Vì dòng điện và thời gian quá độ trong các trường hợp nó không giống nhau.

                                Tuy nhiên tóm lại trước khi tranh luận cần xác định trước led chết là trong khoảng thời gian nào ?
                                Quá độ hay xác lập. Khoảng thời gian nào là quá độ và xác lập thì có định nghĩa chung rồi.
                                Nếu không đồng nhất được với nhau trên mặt lý thuyết thì tranh luận bằng thí nghiệm và có con số, đồ thị cụ thể.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                Space012 Tìm hiểu thêm về Space012

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X