Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cách sử dụng đồng hồ vạn năng cho người mới

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cách sử dụng đồng hồ vạn năng cho người mới

    Đối với những người mới lần đầu làm quen với đồng hồ vạn năng chắc hẳn sẽ cảm thấy bối rối không biết cách sử dụng nó như thế nào. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết đo điện áp, điện trở, dòng điện, thông mạch…
    Trước khi vào hướng dẫn sử dụng chúng ta cũng nên nói sơ qua về cấu tạo của đồng hồ van năng có 3 phần chính bạn cần lưu ý là màn hình, núm xoay và cổng.

    Màn hình sẽ hiển thị kết quả đo, tùy vào loại đồng hồ mà màn hình khác nhau. Loại kim thì có 1 cái kim để chỉ giá trị, loại kỹ thuật số sẽ hiển thị ra con số.
    Núm xoay sẽ giúp bạn chọn các chế độ đo khác nhau.
    Cổng là các lỗ ở trên đồng hồ để cắm các dây đầu dò vào. Bạn sẽ thấy 1 cổng có chữ COM là cổng để nối âm dùng cho dây dò màu đen. Cổng còn lại là cổng mAVΩ cho dây màu đỏ. Còn có 1 cổng nữa là cổng 10A dùng cho dòng lớn hơn 200mA.
    Có bạn sẽ thắc mắc nếu cắm lộn giữa màu đỏ và màu đen thì sao? Thì giá trị chỉ chuyển từ dương sang âm chứ không sao cả.
    OK sơ qua như vậy là ổn áp rồi. Chúng ta hãy tìm hiểu các cách đo khác nhau.

    Đo điện áp
    Bạn có thể test thử đầu tiên đo điện áp trên pin AA. Cắm đầu dò màu đen vào cổng COM, màu đỏ vào cổng mAVΩ. Xoay núm chọn tới giá trị 2V đo điện áp xoay chiều DC và bắt đầu đo.

    Đầu dò đen chạm cực âm pin, đầu dò đỏ chạm cực dương. Bạn sẽ thấy giá trị trên đồng hồ dao động quanh 1,5V.

    Với trường hợp đo điện áp xoay chiều khá nguy hiểm nên chức năng này ít dùng và thường sẽ dùng thiết bị đo không tiếp xúc.

    Đo điện trở
    Cũng tương tự như vậy bạn xoay núm chọn đến giá trị điện trở áng chừng ví dụ 20kΩ.
    Có 3 trường hợp hiển thị là 0.00, OL và 1.
    OL và 1 tức là bạn đang bị quá tải cần nâng giá trị chọn lên.
    Nếu là 0.00 hoặc gần với 0 thì phải xoay giảm giá trị xuống.

    Do dòng điện
    Nếu khi đo điện áp bạn phải mắc song song đồng hồ vạn năng thì đo dòng điện bạn phải mắc nối tiếp. Chúng ta sẽ gián đoạn mạch ví dụ đo điện trở thì gỡ đoạn dây VCC nối điện trở thay bằng 1 đoạn dây phụ và mắc nối tiếp đồng hồ vạn năng ở giữa.

    Đo thông mạch
    Đo thông mạch là kiểm tra điện trở giữa 2 điểm. Nếu có điện trở rất thấp dưới vài Ω tức là hai điểm được nối điện với nhau thì lúc này sẽ có âm báo được phát ra và ngược lại cao hơn vài Ω thì không có âm báo. Cách này giúp kiểm tra kết nối cần thiết hoặc không cần thiết giữa 2 điểm. Để đo bạn xoay núm chọn vào ký hiệu diode có sóng lan truyền như hình.

    Khi bạn xoay rồi có thể thử chạm 2 đầu dò đồng hồ sẽ nghe thấy âm báo.
    Cần chú ý là không phải đồng hồ vạn năng nào cũng có chức năng này.

  • #2
    Anh có thể quay video hướng dẫn em dùng được hông ạ...

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi machpcb Xem bài viết
      đo điện áp xoay chiều DC
      đo điện áp một chiều, DC là một chiều, AC là xoay chiều

      Nguyên văn bởi machpcb Xem bài viết
      Với trường hợp đo điện áp xoay chiều khá nguy hiểm nên chức năng này ít dùng và thường sẽ dùng thiết bị đo không tiếp xúc.
      Ampe kìm?

      Nguyên văn bởi machpcb Xem bài viết
      Do dòng điện
      Nếu khi đo điện áp bạn phải mắc song song đồng hồ vạn năng thì đo dòng điện bạn phải mắc nối tiếp. Chúng ta sẽ gián đoạn mạch ví dụ đo điện trở thì gỡ đoạn dây VCC nối điện trở thay bằng 1 đoạn dây phụ và mắc nối tiếp đồng hồ vạn năng ở giữa.
      thường đồng hồ đo vạn năng kế chỉ có chức năng đo dòng DC, để đo dòng AC dùng ampe kìm aka kìm kẹp dòng hay được thợ điện lạnh sử dụng

      Comment

      Về tác giả

      Collapse

      machpcb Tìm hiểu thêm về machpcb

      Bài viết mới nhất

      Collapse

      Đang tải...
      X