Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Dò tìm dây đứt ngầm.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #76
    Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
    Bài toán khó nhở . Cái dây cáp đáng bao tiền mà huy động toàn vũ khí khủng ra dùng như thế ?
    Có lẽ đo điện dung hai đầu rồi tính tỷ lệ ra điểm bị đứt đó. Nếu điện dung hai đầu bằng nhau thì nó sẽ ở khoảng giữa Click image for larger version

Name:	Capcaitor.png
Views:	1948
Size:	2.4 KB
ID:	1728388
    Đo điện dung là cách đơn giản nhưng có thể không tin cậy vì có thể bó dây đó có sợi gần có sợi xa vỏ, có đoạn gần có đoạn xa vỏ, có thể một đầu tại Bình Dương, đầu kia ở Bình Định bác ạ!!!

    Nhưng cũng có thể dùng được, vì thường nó xoắn lại như dây cáp, thì trung bình ra là như nhau về khoảng cách từng lõi so với vỏ.

    Comment


    • #77
      Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết

      Dạng sóng phản xạ khác với dạng sóng xả tụ. Bác chưa nhìn thấy bao giờ mà chỉ bốc phét thôi.
      Dạng sóng phản xạ có rõ chữ BỐC PHÉT.

      Comment


      • #78
        Cháu nghĩ bác vvp nói đúng ạ. Không gọi cái hình bậc thang kia là sóng phản xạ được. Nếu chú tlm đo đúng thì phải giải thích bằng cách khác để bác vvp mới không bắt bẻ được
        ​​​​​

        Comment


        • #79


          Cháu nghĩ thế này mới gọi là phản xạ

          Comment


          • #80
            Nguyên văn bởi vandong1111 Xem bài viết
            Cháu nghĩ thế này mới gọi là phản xạ
            Khi đầu cuối hở mạch thì sóng phản xạ cùng dấu (dương) với sóng tới.

            Đầu cuối ngắn mạch thì sóng phản xạ ngược dấu (âm) như hình của bạn.

            Do xung của bạn ngắn nên xung tới và xung phản xạ tách biệt nhau.

            Khi xung dài, thì xung phản xạ chồng lên xung tới, tạo thành bậc thang thứ 2.

            Click image for larger version  Name:	2EEE4827-5844-4B10-B474-85F29255D41C.jpeg Views:	0 Size:	27.5 KB ID:	1728402
            sau.ph

            Comment


            • #81
              Nguyên văn bởi vandong1111 Xem bài viết
              Cháu nghĩ bác vvp nói đúng ạ. Không gọi cái hình bậc thang kia là sóng phản xạ được. Nếu chú tlm đo đúng thì phải giải thích bằng cách khác để bác vvp mới không bắt bẻ được
              ​​​​​
              Đúng rồi nếu TLM trả lời đúng trọng tâm , dễ hiểu thì bác Vị còn nói gì được đằng này cứ lan man những cái cao siêu chẳng biết để làm gì .
              Ngay trong bài ban đầu là xung lúc sau thì cao tần đến cuối thì là sóng .

              Comment


              • #82
                Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

                Đo điện dung là cách đơn giản nhưng có thể không tin cậy vì có thể bó dây đó có sợi gần có sợi xa vỏ, có đoạn gần có đoạn xa vỏ, có thể một đầu tại Bình Dương, đầu kia ở Bình Định bác ạ!!!

                Nhưng cũng có thể dùng được, vì thường nó xoắn lại như dây cáp, thì trung bình ra là như nhau về khoảng cách từng lõi so với vỏ.
                Giữa ruột và vỏ là lớp điện môi nhựa có bề dày cố định. Nên đo điện dung cho kết quả khá chính xác, chỉ kém hơn phương pháp đo sóng phản xạ một chút thôi.

                Đo điện dung trong 1 dây, dây bên ngoài không ảnh hưởng vì có lớp vỏ shield.

                Đo bằng siêu âm, các dây sát nhau không cách âm, tín hiệu nhiễu loạn.
                sau.ph

                Comment


                • #83
                  Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
                  Cách thứ hai nếu là dây đơn lõi , chấp nhận cắt nó ra thì
                  Sử dụng một nguồn Ingitron cấp cho hai đầu dây đứt . Điểm dây đứt sẽ phóng tia lửa hồ quang, làm nóng sợi dây chỗ đó .
                  Đo bằng điện dung thì TLM có nói ở #6.

                  Dùng nhiệt hồ quang đúng là ý tưởng lạ, kết hợp camera hồng ngoại nữa thì nhanh và trực quan.
                  sau.ph

                  Comment


                  • #84
                    Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết

                    Đúng rồi nếu TLM trả lời đúng trọng tâm , dễ hiểu thì bác Vị còn nói gì được đằng này cứ lan man những cái cao siêu chẳng biết để làm gì .
                    Ngay trong bài ban đầu là xung lúc sau thì cao tần đến cuối thì là sóng .
                    Đo tại 1 vị trí cố định thì nó là xung. Xung lan truyền thì gọi là sóng. Sườn xung có sóng hài cao tần.

                    Toàn những khái niệm cơ bản, cần gì nhắc lại cho rối.
                    sau.ph

                    Comment


                    • #85
                      Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

                      Dạng sóng phản xạ có rõ chữ BỐC PHÉT.
                      Ở xứ mù thì kẻ chột làm vua. Bác chỉ lừa được mấy newbie thôi. Sinh viên trong ngành mà đọc được thì cười cho.
                      sau.ph

                      Comment


                      • #86
                        Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết

                        Ở xứ mù thì kẻ chột làm vua. Bác chỉ lừa được mấy newbie thôi. Sinh viên trong ngành mà đọc được thì cười cho.
                        Chỉ có thầy bói đi lừa người khác mà thôi.
                        Có sóng hài cao tần rồi đi bốc phét thôi. ha.ha.ha.

                        Comment


                        • #87
                          Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết

                          Giữa ruột và vỏ là lớp điện môi nhựa có bề dày cố định. Nên đo điện dung cho kết quả khá chính xác, chỉ kém hơn phương pháp đo sóng phản xạ một chút thôi.

                          Đo điện dung trong 1 dây, dây bên ngoài không ảnh hưởng vì có lớp vỏ shield.

                          Đo bằng siêu âm, các dây sát nhau không cách âm, tín hiệu nhiễu loạn.
                          Nếu bó lõi nó xoắn đều như sợi dâu cáp hay dây thắng xe thì mới chính xác. Ngược lại, thì cùng một lõi đó, có đoạn nó gần lớp điện môi cách điện vớ vỏ thì dung cao, đoạn xa do cách một khoảng chính là mấy sợi lõi khác thì lại nhỏ, rồi thì lõi nào gần lớp vỏ giáp thì dung cao, lõi nào xa thì dung thấp, sẽ khó so sánh điện dung, khó xác định độ dài bị đứt đó bạn, chứ máy đo điện dung thì nó chính xác tới pF, lớp p-n xíu xiu còn đo chính xác được mà.

                          Comment


                          • #88
                            Điện trường hướng từ lõi về phía vỏ gần nhất. Tức là chỉ phụ thuộc vào bề dày lớp điện môi.

                            Từ lõi này hướng sang lõi kia không có điện trường (điện trường = 0).

                            Click image for larger version  Name:	48007809-AA14-4729-98B8-E1FB875FD6F7.jpeg Views:	0 Size:	42.6 KB ID:	1728413
                            sau.ph

                            Comment


                            • #89
                              Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

                              Chỉ có thầy bói đi lừa người khác mà thôi.
                              Có sóng hài cao tần rồi đi bốc phét thôi. ha.ha.ha.
                              Máy Sonel Time Domain Reflectometer TDR-420 ở trên đo thời gian phản xạ của xung điện để tính ra chiều dài dây.

                              Bác nói xung điện không phản xạ mới là bốc phét.
                              sau.ph

                              Comment


                              • #90
                                Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                                Chùm dây đồng trục, nằm giữa nhiều lớp vỏ dày. Làm sao dò được vị trí đứt mà ít phải xẻ vỏ nhất ?

                                Click image for larger version  Name:	F0F39698-5FEB-4248-B684-C03F6FB5ECFC.jpeg Views:	609 Size:	168.1 KB ID:	1728265
                                Lõi nó cả chục sợi như này, đâu phải chỉ có đúng 7 sợi để 6 sợi bên ngoài luôn có cùng khoảng cách với vỏ, để cùng điện dung phải không bạn?
                                Ý mình là như thế, sẽ có sợi ở trong, sợi ở ngoài, rồi thì ban đầu sợi này ở ngoài, vô tí nó nằm ở trong,... như thế khoảng cách khác nhau thì điện dung khác nhau, tóm lại là điện dung theo độ dài dây khó có thể là hằng số để tính chính xác được độ dài đoạn đứt.
                                Last edited by dinhthuong80; 19-10-2022, 19:03. Lý do: Đính chính: "Điện dung theo độ dài dây khó có thể là một hàm thuyến tính dạng C(l) = a.l"

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                T.L.M Tìm hiểu thêm về T.L.M

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X