Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Hỏi chức năng diode trong mạch hồi tiếp tạo dao động!
Hỏi chức năng diode trong mạch hồi tiếp tạo dao động!
Mội người cho em hỏi con diode D502 ở vị trí đó mắc song song với điện trở R505 để làm gì vậy?
Theo như phân tích của giáo trình em mua của hocnghetructuyen :
Ban đầu một dòng điện nhỏ đi qua các điện trở khởi động (R501, R502 và R532 và R503) để phân cực cho đèn công suất Q501, khi đèn công suất được phân cực và dẫn yếu, dòng điện đi qua cuộn dây 1-2 của biến áp tăng dần. Dòng điện tăng dần đi qua cuộn sơ cấp đã cảm ứng sang cuộn hồi tiếp 3-4, điện áp thu được trên cuộn hồi tiếp cho đi qua các linh kiện R505//D502, qua R504, nạp xả qua tụ C502 về chân G của đèn công suất Q501, người ta lấy chiều hồi tiếp dương cho đi qua mạch hồi tiếp nên khi có điện áp hồi tiếp thì điện áp chân G tăng => đèn công suất dẫn mạnh hơn => điện áp hồi tiếp càng tăng => đèn công suất dẫn bão hoà =>(dòng bão hoà không có sự biến thiên) => nên điện áp hồi tiếp trên cuộn 3-4 giảm đột ngột => điện áp trên chân G đèn công suất giảm => đèn công suất dẫn giảm => tạo ra hồi tiếp có chiều ngược và nhanh chóng làm tắt đèn công suất.
Như phân tích ở trên thì em bỏ luôn con diode D502 luôn được không? điện áp hồi tiếp chỉ cho chạy qua R505 thôi. Và nếu không được thì khi bỏ D502 sẽ gây hiện tượng gì? Mọi người giải thích giúp em với!
Để xả điện áp dư trên chân G của Q501 một cách nhanh nhất chứ sao nữa. Nếu không có D502 thì nó phải xả qua R505 nên chậm hơn, Q501 bị kéo dài thời gian dẫn tuyến tính trong khi xả -> nóng hơn
Tụ đó giống như một con diode bảo vệ Mosfet nhưng mà đây là tụ điện
Giữa 2 cực DS cũng giống như 1 cái tụ điện nếu k có tụ C dẫn trước thì điện áp phóng nạp từ cuộn dây là rất lớn sẽ khiến trans bị đánh thủng, mục đích tụ điện sẽ dẫn trước điện áp trên chân DS sẽ như bằng không và lúc này mosfet đóng hay mở ra sẽ an toàn hơn, không bị hư.
Cảm ơn anh nhiều! Cho em hỏi ý cuối cùng : Tụ C501 ở vị trí trong mạch làm gì vậy anh? Nếu không có nó sẽ gây hiện tượng gì?
Khi Q501 ngắt, từ thông trong lõi biến áp sẽ giảm đột ngột tạo ra điện áp cảm ứng cao trên cuộn dây 1-2. Nếu không có C501 dập nhanh điện áp này xuống GND thì có thể Q501 sẽ bị đánh thủng
Dạ đi ốt ấy để xả xung ngược nhằm tránh làm hỏng sò công suất ạ. Trên cuộn 3-4 sẽ xuất hiện xung điện cảm ứng xoay chiều khi mạch hoạt động. Khi đầu 3 là dương đầu 4 là âm sò bị phân cực ngược thì đi ốt sẽ dẫn để xả điện luôn thay vì pải qua r505. Chú bỏ nó đi thì sẽ dễ hỏng sò khi tải nặng hoặc tải thay đổi gây xung ngược lớn ấy ạ...
Chào bạn biennhatrang, Bạn có nói bạn mua giao trình giải thích về mạch điện tử. Cho mình xin Tên giáo trình được không?
Mình mua ở www.hocnghetructuyen.vn
website có rất nhiều khoá học online và giáo trình online. Còn mạch mình hỏi ở trên là một phần của giáo trình sửa máy in laser canon 2900. Bạn có thể lựa chọn giáo trình khác theo nhu cầu của tại đó. Mình học công nghệ thông tin nhưng thích sửa chữa thiết bị văn phòng nên đôi khi cũng hay sửa. Sau khi tham khảo nhiều giáo trình thì thấy chỗ này phù hợp với người mới hoặc không được đào tạo chính quy về điện tử như mình.
Mội người cho em hỏi con diode D502 ở vị trí đó mắc song song với điện trở R505 để làm gì vậy?
Theo như phân tích của giáo trình em mua của hocnghetructuyen :
Ban đầu một dòng điện nhỏ đi qua các điện trở khởi động (R501, R502 và R532 và R503) để phân cực cho đèn công suất Q501, khi đèn công suất được phân cực và dẫn yếu, dòng điện đi qua cuộn dây 1-2 của biến áp tăng dần. Dòng điện tăng dần đi qua cuộn sơ cấp đã cảm ứng sang cuộn hồi tiếp 3-4, điện áp thu được trên cuộn hồi tiếp cho đi qua các linh kiện R505//D502, qua R504, nạp xả qua tụ C502 về chân G của đèn công suất Q501, người ta lấy chiều hồi tiếp dương cho đi qua mạch hồi tiếp nên khi có điện áp hồi tiếp thì điện áp chân G tăng => đèn công suất dẫn mạnh hơn => điện áp hồi tiếp càng tăng => đèn công suất dẫn bão hoà =>(dòng bão hoà không có sự biến thiên) => nên điện áp hồi tiếp trên cuộn 3-4 giảm đột ngột => điện áp trên chân G đèn công suất giảm => đèn công suất dẫn giảm => tạo ra hồi tiếp có chiều ngược và nhanh chóng làm tắt đèn công suất.
Như phân tích ở trên thì em bỏ luôn con diode D502 luôn được không? điện áp hồi tiếp chỉ cho chạy qua R505 thôi. Và nếu không được thì khi bỏ D502 sẽ gây hiện tượng gì? Mọi người giải thích giúp em với!
Cái diot đó rút ngắn thời gian ngắt của FET. Tần số dao động tăng lên .
Bạn bỏ đi cũng được , Nếu với tải thấp thì nó vẫn bình thường. Nhưng khi chạy với tải dòng cao, tần số nguồn sẽ sụt xuống thấp, tạo tiếng rít, và bộ nguồn cũng chạy yếu hơn .
Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc . nguyendinhvan1968@gmail.com Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng
Điện áp màu đỏ là ở biến áp xung, điện áp màu xanh là ở cực G của FET .
Attached Files
Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc . nguyendinhvan1968@gmail.com Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng
Trừ trường hợp công suất (rất) thấp, hầu như tất cả các loại nguồn xung thông thường đều có tụ nhỏ 1 - 10nF nối giữa sơ cấp và thứ cấp, để thoát nhiễu và để chống hiện tượng tương tự tĩnh điện. Vụ này đã thảo luận vài...
Dạ chú sắm con át chống giật và thay nguồn tổ ong khác cho an toàn ạ. Đa phần nguồn xung đều xả nhiễu của bên thứ cấp về điện lưới qua 1 con tụ nên cảm giác tê sẽ khó xác định rõ ràng là do rò điện hay là nó vốn vậy...
Xin chào mọi người. E có sử dụng 1 cục nguồn tổ ong 12v-30A chạy đèn led xe trà sữa. Mà thợ thi công bị rò điện nên điện rò ra khung xe. E dùng đồng hồ đo điện ở khung xe và cả output thì thấy có dòng điện xoay chiều hơn 100v. Nên chạm...
Cho e hỏi là phần chân X thì nối cái j thì mạch mới chạy được ạ và kiểm tra đúng sai kiểu j ạ
Đề bài thiết kế mạch dãy đồng bộ nhận biết dãy tín hiệu vào ở dạng nhị phân được đưa liên tiếp ở đầu vào X và được đồng...
Comment