Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch sạc đèn pin năng lượng mặt trời. Tự đống sáng khi trời tối.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mạch sạc đèn pin năng lượng mặt trời. Tự đống sáng khi trời tối.

    Dạ chào các chuyên gia, em dân tài chính, nên nghĩ chuyện tự làm mạch nghịch ngợm với giá cả hợp lý.
    Chuyện là em làm cái đèn năng lượng mặt trời, em làm theo cái mạch hương dẫn sau khi tìm trên Google, và đã thành công.
    Ảnh sơ đồ mạch đính kèm theo file. Em sử dụng sơ đồ mạch bên phải.
    Có 1 xíu khác biệt là ở cục pin 18650, em có đánh kèm thêm cái mạch sạc bảo vệ pin nhằm chống quá áp hoặc xả cạn pin. Con trở em dùng loại 1K.

    Làm thì đã thành công nhưng em lại phát sinh vấn đề:
    1. Con trở loại càng lớn càng tốt hay càng nhỏ càng tốt ạ? Theo suy nghĩ của em là càng nhỏ càng tốt vì nhỏ nó sẽ dẫn dòng vào chân B của C1815 tốt hơn + tiêu thụ điện ít hơn nữa ạ.
    2. Vì dùng C1815 nên dòng tải nhỏ. Em cần tải bóng 5V, khoảng 4A để làm đèn 20W hoặc 30W thì thay bằng con NPN nào hợp lý mà cho dễ tìm ấy ạ?
    3. Tín năng chống sét. Em cần phát triển thêm tính năng chống sét, vì khi có sét sẽ gây hiện tượng tắt sáng của mạch, hơi bất tiện ạ.

    Em dân ngoài ngành nên suy nghĩ cũng hạn chế, rất mong các cao nhân chỉ giáo.
    Em xin cảm ơn ạ.
    Attached Files

  • #2
    4A thì dùng từ 2 con D882 hfe=200-300 hoặc D880, hay H1061 hfe = 130-200.

    Rb thì không thể lớn nhỏ tùy ý, cứ theo độ khuếch đại hfe mà tính nhé.

    Và không nên mắc kiểu đó vì đèn sáng thì Ib bị giảm, BJT sẽ nóng. Hãy mắc kiễu chân E vào cực âm.

    À, lăn tăn Rb cho tiết kiệm thì dùng 1 con mosfet IRF3205 hoặc 50N06, trở Rg (tương ứng Rb của BJT) từ 100 ôm đến 10k, dòng lái tiêu thụ chỉ cỡ uA.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
      4A thì dùng từ 2 con D882 hfe=200-300 hoặc D880, hay H1061 hfe = 130-200.

      Rb thì không thể lớn nhỏ tùy ý, cứ theo độ khuếch đại hfe mà tính nhé.

      Và không nên mắc kiểu đó vì đèn sáng thì Ib bị giảm, BJT sẽ nóng. Hãy mắc kiễu chân E vào cực âm.

      À, lăn tăn Rb cho tiết kiệm thì dùng 1 con mosfet IRF3205 hoặc 50N06, trở Rg (tương ứng Rb của BJT) từ 100 ôm đến 10k, dòng lái tiêu thụ chỉ cỡ uA.
      Dạ, làm phiền, cụ thể sơ đồ mạch và linh kiện chi tiết, giúp em với ạ, em ngoài ngành nên chỉ có thể làm theo thôi chứ nguyên lý tự ráp em không nắm được ạ.

      cảm ơn đã trả lời ạ

      Comment


      • #4
        Còn yếu tố chống sét. Em nghĩ có lẽ sẽ cần 1 tụ để duy trì dòng B.
        hiểu thể nhưng lại hổng biết cách đưa vào mạch.
        các cao thủ hỗ trợ em với ạ. Thank you 😊

        Comment


        • #5
          Dạ chú mắc thêm tụ thì nối cực dương tụ vào chân B cực âm vào chân E của transistor ạ. Dung lượng thì vài chục mi đến vài trăm mi tùy ý thời gian trễ ạ. Vấn đề công suất lớn thì chú kiếm con rờ le 5v thay vào chỗ cái bóng led bé xíu kia ấy ạ. Rùi ngõ ra của rờ le chú thích mắc bóng vài chục oát là đc ạ...

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi NLQT2021 Xem bài viết

            Dạ, làm phiền, cụ thể sơ đồ mạch và linh kiện chi tiết, giúp em với ạ, em ngoài ngành nên chỉ có thể làm theo thôi chứ nguyên lý tự ráp em không nắm được ạ.

            cảm ơn đã trả lời ạ
            BJT thì ráp dạng như này: Click image for larger version

Name:	Không có tiêu đề.png
Views:	1744
Size:	5.8 KB
ID:	1729643

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi mèomướp Xem bài viết
              Dạ chú mắc thêm tụ thì nối cực dương tụ vào chân B cực âm vào chân E của transistor ạ. Dung lượng thì vài chục mi đến vài trăm mi tùy ý thời gian trễ ạ. Vấn đề công suất lớn thì chú kiếm con rờ le 5v thay vào chỗ cái bóng led bé xíu kia ấy ạ. Rùi ngõ ra của rờ le chú thích mắc bóng vài chục oát là đc ạ...
              Dạ, dùng relay thì em biết, dòng tải lên 10A 20A tùy loại, nhưng mà em sợ hao dòng nuôi relay.

              chà, thông tin dùng tụ chống sét này có vẻ đúng rồi nè, vì trước em có xài cái mạch nào đó nó cũng lắp B-E như vậy.

              cảm ơn ạ.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

                BJT thì ráp dạng như này: Click image for larger version

Name:	Không có tiêu đề.png
Views:	1744
Size:	5.8 KB
ID:	1729643
                Em có con D882 này, ít thông dụng hơn nên không biết là sử dụng được công suất cao hơn.

                mạch này khó hơn nhỉ, dùng 2 cái D882 luôn.

                em sẽ nghiên cứu ráp thử và phản hồi lại sau nhé

                cảm ơn ạ.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi NLQT2021 Xem bài viết

                  Em có con D882 này, ít thông dụng hơn nên không biết là sử dụng được công suất cao hơn.

                  mạch này khó hơn nhỉ, dùng 2 cái D882 luôn.

                  em sẽ nghiên cứu ráp thử và phản hồi lại sau nhé

                  cảm ơn ạ.
                  Chỉ là ráp 2 con 882 song song thôi mà, E-E, B-B, C-C. Rơle thì thường từ 5V trở lên, dòng từ 20mA
                  D882-TO220 hoặc TO126 mã F D882-Y, CRC D882 thì hfe thực tế từ 170-200, mã JRF D882_TO126 thì từ 250-350, hoặc bạn dùng giai hfe của D-VOM test mà chọn Rb đủ nhỏ để nó dẫn bão hòa không thì rất nóng.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi NLQT2021 Xem bài viết

                    Dạ, dùng relay thì em biết, dòng tải lên 10A 20A tùy loại, nhưng mà em sợ hao dòng nuôi relay.
                    Ôi trời, cứ cho là dòng nuôi relay lên đến 0.1A đi, thì so với 20A mới chỉ là 0.5%, có gì mà hao đâu

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết

                      Ôi trời, cứ cho là dòng nuôi relay lên đến 0.1A đi, thì so với 20A mới chỉ là 0.5%, có gì mà hao đâu
                      À há, cái này mình chưa nghĩ tới 😁

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

                        Chỉ là ráp 2 con 882 song song thôi mà, E-E, B-B, C-C. Rơle thì thường từ 5V trở lên, dòng từ 20mA
                        D882-TO220 hoặc TO126 mã F D882-Y, CRC D882 thì hfe thực tế từ 170-200, mã JRF D882_TO126 thì từ 250-350, hoặc bạn dùng giai hfe của D-VOM test mà chọn Rb đủ nhỏ để nó dẫn bão hòa không thì rất nóng.
                        Dạ, em xem lại đã hiểu cơ chế song song 👍

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi mèomướp Xem bài viết
                          Dạ chú mắc thêm tụ thì nối cực dương tụ vào chân B cực âm vào chân E của transistor ạ. Dung lượng thì vài chục mi đến vài trăm mi tùy ý thời gian trễ ạ. Vấn đề công suất lớn thì chú kiếm con rờ le 5v thay vào chỗ cái bóng led bé xíu kia ấy ạ. Rùi ngõ ra của rờ le chú thích mắc bóng vài chục oát là đc ạ...
                          cao thủ nghĩ giúp ạ.
                          em mắc tụ vào, từ 10mf đến 1000mf, thử đủ loại
                          nhưng hổng có tác dụng ạ, khi em mở tấm pin lên là nó vẫn tắt đèn ngay. Hổng thấy phản ứng delay luôn đó chứ 😂

                          Comment


                          • #14
                            Dạ chắc là dòng xả khi tấm pin có điện nó lớn lên tụ hông đủ để trễ. Chú dùng tụ 1000 mi mắc song song vào 2 chân của bóng led là xong ạ. Nếu cần công suất lớn thì dùng rờ le thay chỗ led ấy và tụ ấy cũng mắc song song ạ...

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi NLQT2021 Xem bài viết

                              cao thủ nghĩ giúp ạ.
                              em mắc tụ vào, từ 10mf đến 1000mf, thử đủ loại
                              nhưng hổng có tác dụng ạ, khi em mở tấm pin lên là nó vẫn tắt đèn ngay. Hổng thấy phản ứng delay luôn đó chứ 😂
                              Cho hình và sơ đồ cái mạch người thật việc thậy ấy nha, xem cơ chế solar và mạch hoạt động ra sao chứ tải 4A thì tụ mấy fara mắc // với đèn cho được!

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              NLQT2021 Tìm hiểu thêm về NLQT2021

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X