Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Không hiểu chức năng linh kiện trong mạch

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Các anh nghỉ tay đã rồi bàn luận tiếp ah !

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết

      Vậy bọn bán tụ thông đồng với bọn bán diode rồi.

      Tụ nào phóng ngược lại nguồn chắc bán lại điện cho EVN luôn. Vì phóng ra tải còn là ẩn số.
      Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

      Bác cứ tưởng như này, khi không có diode, nguồn vào ic ổn áp mà sụt tức thời dưới ngưỡng min của ic, tụ lọc phóng ngược lại nguồn với dòng quá lớn, trong thời gian nguồn sụt nó không kham nổi, do đó áp ra cũng sụt theo. Nếu có diode, đám tụ lọc trước ic ổn áp chỉ phải gánh dòng vừa phải cho mạch phía sau thôi nên sụt không đáng kể
      Vâng, chỗ màu hồng có ý là, đúng ra là "tụ lọc phóng ngược lại phía nguồn", qua các linh kiện cùng ăn chung dòng với cái nguồn cấp cho IC ổn áp mà không bị cản bởi diode (như quạt, rơ-le,motor,... ), vì thông thường cái nguồn sẽ dùng chung chứ chỉ đơn thuần như cái sơ đồ mạch trên thớt thì nó chả phóng đi đâu được ngoài IC ổn áp, vì ở trên đã cho ví dụ như là inverter xài accu mà.

      Còn bác thắc mắc tụ nào mà phóng ngược lại nguồn ư? Miễn là không co`1 gì cản nó và áp nó lớn hơn áp nguồn thôi. Như cái tụ 0.47uF nạp vào 310V vẫn có thể phóng vào lưới EVN dòng hàng ampe nếu đúng điểm 0 của thằng áp.

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
        Điện áp sau khi qua diode đã bị sụt. Giải thích giùm sao có nó thì không bị sụt.

        Cảm ơn.
        K biết bác hay bạn bao nhiêu tuổi nhưng chắc chắn là có nhiều kiến thức về điện và điện tử, nhưng lại nói ra câu này thì thật là vô lý!
        - Thứ nhất, "sụt áp" đang bàn luận ở đây là 1 sự sụt áp lớn đến nỗi làm cho mạch đằng sau (IC ổn áp) hoạt động không ổn định, chứ sụt trên dưới 1V khi qua diode thì IC vẫn hoạt động bình thường
        - Thứ hai, đang nói về sụt áp tức thời, nghĩa là vì lý do gì đấy mà nguồn chính bị sụt áp, nếu k có diode thì đầu vào của IC ổn áp cũng bị sụt áp theo. Nhưng nhờ có diode + tụ phía sau nên năng lượng dự trữ trong tụ chỉ có thể phóng ra tải mà k thể phóng ngược qua diode. Nếu dòng tải nhỏ, tụ điện dung đủ lớn, thời gian sụt áp ở nguồn chính ngắn thì độ sụt áp sau diode là nhỏ, không làm gián đoạn hoạt động của khối mạch phía sau.

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết

          K biết bác hay bạn bao nhiêu tuổi nhưng chắc chắn là có nhiều kiến thức về điện và điện tử, nhưng lại nói ra câu này thì thật là vô lý!
          - Thứ nhất, "sụt áp" đang bàn luận ở đây là 1 sự sụt áp lớn đến nỗi làm cho mạch đằng sau (IC ổn áp) hoạt động không ổn định, chứ sụt trên dưới 1V khi qua diode thì IC vẫn hoạt động bình thường
          - Thứ hai, đang nói về sụt áp tức thời, nghĩa là vì lý do gì đấy mà nguồn chính bị sụt áp, nếu k có diode thì đầu vào của IC ổn áp cũng bị sụt áp theo. Nhưng nhờ có diode + tụ phía sau nên năng lượng dự trữ trong tụ chỉ có thể phóng ra tải mà k thể phóng ngược qua diode. Nếu dòng tải nhỏ, tụ điện dung đủ lớn, thời gian sụt áp ở nguồn chính ngắn thì độ sụt áp sau diode là nhỏ, không làm gián đoạn hoạt động của khối mạch phía sau.
          Hihi, chắc bác/bạn ấy còn rất trẻ, chừng hăm mấy ba mươi thôi à, nên cho dù kiến thức có khá nhiều đi nữa thì vẫn chỉ muốn giữ cho riêng mình thôi chứ chưa muốn chia sẻ cho ai hết đó, sợ người ta hơn mình thì sao nào!!!

          Ai như các bạn, như bạn T.L.M, kiến thức thì... chả có bi nhiêu mà ai hỏi, nhờ gì cũng gắng công giải thích giúp đỡ hết, chả giữ được gì cho riêng mình, lộ hết bí mật nghề nghiệp, nhiều khi mất cả miếng cơm ấy chứ!!!

          PS: như cái mạch TG500 này, mình cũng không rõ 2 con diode D20 và D22 có tác dụng gì hay là thừa mà không dám hỏi, sợ người ta cười bảo là... thiết kế thừa, thiết kế dở, ngu sao hỏi ấy chứ! Thực sự thì mình thấy có vẻ con D22 là thừa, vì với điện áp đó làm sao có thể làm hư lớp n-p mối EB hay n-n mối EC của con BJT Q20 được, về dòng thì đã có con R15 3K rồi mà, tụ hàng fara cũng có sao đâu?

          Attached Files

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết

            K biết bác hay bạn bao nhiêu tuổi nhưng chắc chắn là có nhiều kiến thức về điện và điện tử, nhưng lại nói ra câu này thì thật là vô lý!
            - Thứ nhất, "sụt áp" đang bàn luận ở đây là 1 sự sụt áp lớn đến nỗi làm cho mạch đằng sau (IC ổn áp) hoạt động không ổn định, chứ sụt trên dưới 1V khi qua diode thì IC vẫn hoạt động bình thường
            - Thứ hai, đang nói về sụt áp tức thời, nghĩa là vì lý do gì đấy mà nguồn chính bị sụt áp, nếu k có diode thì đầu vào của IC ổn áp cũng bị sụt áp theo. Nhưng nhờ có diode + tụ phía sau nên năng lượng dự trữ trong tụ chỉ có thể phóng ra tải mà k thể phóng ngược qua diode. Nếu dòng tải nhỏ, tụ điện dung đủ lớn, thời gian sụt áp ở nguồn chính ngắn thì độ sụt áp sau diode là nhỏ, không làm gián đoạn hoạt động của khối mạch phía sau.
            Có cậu này còn nói được kỹ thuật. Tôi đồng ý với giải thích đó.

            Còn những giáo sư chuyên đi cóp nhặt rồi phổ biến vô tội vạ là tôi không đồng ý.

            Kỹ thuật ăn nhau là phải chuẩn. Sai một ly đi cả họ.

            Về chuyện diode này, tôi vẫn thiết kế vậy. Nhưng không phải để chống "sụt áp" gì cả, mà chỉ chống xung nhiễu từ phần digital ảnh hưởng lên phần analog trước đó. Chỉ vậy thôi, chứ để "sụt áp" thì mạch đơ suốt ngày.

            Nếu các bạn giải thích đúng kỹ thuật, nguyên lý thì tôi còn học thêm ấy chứ. Nhưng nói lan man làm loạn óc bọn cháu chắt sau này thì không nên. Hỏng thế hệ chúng nó mất.

            PS: Đừng hỏi tuổi tôi, vì tôi lên ông lâu rồi.
            Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

            Comment


            • #21
              Mạch kiểu dùng diode chia diện thế tôi cũng hay dùng và khá hiệu quả. Mọi người để ý nhé! Phần nguồn vào ban đầu nó chia cho công suất rồi qua diode cấp cho 7812 nuôi driver rồi qua diode nữa cấp chp 7805 nuôi khiển. Nếu không có diode khi công suất ăn nguồn sẽ kéo sụt áp mạnh khiến nguồn 12V cấp cho driver và 5V cấp cho điều khiển bị ảnh hưởng cục bộ và ... sinh chuyện.
              Khi có diode đó, công suất ăn dòng đột ngột (ví như động cơ vấp tải) áp sụt xuống thì phái sau vẫn có đủ áp do tụ trữ lại mà không bị phóng trả về nguồn nên driver vẫn hoạt động ổn định và tương tự với phần 5V sau đó.
              Tôi đã bị mạch khởi động lại khi xuất hiện vấp tải (hay méo nhẹ tiếng Amply đánh tiếng Bass mạnh), dùng diode cách ly nguồn nuôi tín hiệu, nguồn nuôi driver (Pre) với công suất là đơn giản nhất để giải quyết vấn đề. Theo sơ đồ phía trên thấy dùng Opam nên nó thuộc mạch Analog nên chia nguồn kiểu đó để chống nhiễu do nguồn là chính xác!
              Tập đoàn MIN, MOD là đao phủ của tự do ngôn luận!

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

                Hihi, chắc bác/bạn ấy còn rất trẻ, chừng hăm mấy ba mươi thôi à, nên cho dù kiến thức có khá nhiều đi nữa thì vẫn chỉ muốn giữ cho riêng mình thôi chứ chưa muốn chia sẻ cho ai hết đó, sợ người ta hơn mình thì sao nào!!!

                Ai như các bạn, như bạn T.L.M, kiến thức thì... chả có bi nhiêu mà ai hỏi, nhờ gì cũng gắng công giải thích giúp đỡ hết, chả giữ được gì cho riêng mình, lộ hết bí mật nghề nghiệp, nhiều khi mất cả miếng cơm ấy chứ!!!

                PS: như cái mạch TG500 này, mình cũng không rõ 2 con diode D20 và D22 có tác dụng gì hay là thừa mà không dám hỏi, sợ người ta cười bảo là... thiết kế thừa, thiết kế dở, ngu sao hỏi ấy chứ! Thực sự thì mình thấy có vẻ con D22 là thừa, vì với điện áp đó làm sao có thể làm hư lớp n-p mối EB hay n-n mối EC của con BJT Q20 được, về dòng thì đã có con R15 3K rồi mà, tụ hàng fara cũng có sao đâu?

                Ây bác gửi rồi sao không gửi cả nguyên bản, nhìn vẫn chưa hiểu thiết kế mạch này cho việc gì. Có khi nhìn cục bộ sẽ không thể hiểu được.

                Còn vấn đề diode và tụ đó thuộc vào phương thức cách li và chống nhiễu (bao gồm cả việc giải quyết vấn đề năng lượng tức thời)

                Tụ decoupling đó là một hệ thống tụ đặt gần các chân nguồn bao gồm in và out, có nhiều trường hợp để giảm ảnh hường điện cảm trên các đường mạch từ nguồn cấp cho tới link kiện tiêu thụ. tụ thường là tụ pi để giảm điện cảm ký sinh bên trong tụ (ESL) sẽ phải mắc song song nhiều tụ pi giá trị nhỏ hơn (lưu ý càng gần chân link kiện bao nhiêu thì nhiễu phát xạ cũng sẽ bớt bấy nhiêu)

                Có bài mình viết khá dài về dụ này bạn có thể đọc thêm ( https://www.qscreator.com/2023/05/em...hieu-nhat.html )

                Nói chung nguồn LDO ổn áp tuyến tính này điện áp rất phẳng và các khối so sánh bên trong cũng rất nhanh, tuy nhiên vẫn có độ trễ nhất định với những tải dao động đóng cắt tần số lớn, diode cách li các tầng với nhau tránh sự ảnh hưởng lan truyền

                Comment


                • #23
                  Bác @nhathung1101 nói đúng rồi đấy.
                  D1 thống ngược.
                  D2 thừa.

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
                    Bác @nhathung1101 nói đúng rồi đấy.
                    D1 thống ngược.
                    D2 thừa.
                    D1 chống ngược chỉ đúng với thiết bị dùng nguồn DC rời
                    D2 không thừa. Diode không lý tưởng, Vf thay đổi khi dòng tải thay đổi nên nó tương đương với D nối tiếp R, và R kết hợp với C tạo thành mắt lọc R-C giảm gợn sóng điện áp hoặc gai áp bất thường, đồng thời cũng giảm nhiễu chạy ngược từ khối phía sau lên khối phía trước. VD như khi dùng module bluetooth đấu chung nguồn với mạch công suất thì xuất hiện nhiễu kêu "o o", thêm cái cụm D-C kia vào giảm nhiễu khá rõ.

                    Comment

                    Về tác giả

                    Collapse

                    BumNguyen Tìm hiểu thêm về BumNguyen

                    Bài viết mới nhất

                    Collapse

                    Đang tải...
                    X